- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hàng chục hộ dân Hà Nội sập bẫy đa cấp, nguy cơ mất nhà: Bỗng nhiên mắc nợ gần 20 tỷ đồng vì đặt lòng tin vào "siêu lừa"
Những người vay tiền để mua "mã" đầu tư vào công ty đa cấp cho biết, đối tượng đứng ra môi giới rất chuyên nghiệp khiến họ như bị "bỏ bùa". Bên cạnh đó thủ tục vay dường như lại quá đơn giản, chỉ đến khi ngân hàng thông báo thu nhà họ mới tá hỏa.
Tin nhầm "siêu lừa"
Bà Nguyễn Thị Bắc (68 tuổi, trú tại phường Thượng Thanh) là một trong số nhiều người đã ký kết hợp đồng thế chấp ngôi nhà trị giá 7 tỷ của mình cho Công ty TNHH Đầu tư thương mại & Dịch vụ TDH (Công ty TDH), người đại diện là ông Trương Phi Cường chỉ để lấy 600 triệu đồng.
Hợp đồng không mang tính chuyển nhượng thật
Không hiểu vì lý do gì các hộ gia đình tin tưởng vào bản hợp đồng này
Tuy nhiên sau đó các hộ dân đã bị đối tượng sang tên
Theo bà Bắc, ban đầu ông Cường giải thích hợp đồng thế chấp này chỉ dùng để vay vốn bằng hình thức làm hợp đồng chuyển nhượng, không mang tính chất chuyển nhượng thật trong thời gian vay vốn nên bà đã tin tưởng ký mọi giấy tờ mà họ đưa ra.
"Cũng trong buổi ký hợp đồng thế chấp này, ông Cường còn bắt tôi ký thêm một hợp đồng chuyển nhượng khác. Tại buổi ký kết có một nhân viên công chứng, nhưng họ cũng không nhắc nhở gì chúng tôi về khả năng sẽ mất nhà khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà cho anh Cường. Thêm vào đó vợ chồng tôi đều cao tuổi, bị say xe và cũng không hiểu rõ các loại giấy tờ nên đã ký vào hợp đồng này. Sau buổi hôm ấy, họ cũng không giao lại cho chúng tôi giấy tờ hay biên lai giao nhận tiền gì", bà Bắc cho biết.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Tỵ vay 1 tỷ cũng cho biết, thông qua người phụ nữ tên Hiền giới thiệu, sau đó xe ô tô đến đón bà đi đến công ty TDH và được ông Cường cho ký những bản hợp đồng nhưng không hiểu tại sao không xem lại mà cứ đặt bút như một cỗ máy tự động.
"Họ bảo đây chỉ là thủ tục tạm thời trong 3 tháng, sau đó thì ký lại, hợp đồng này chỉ để vay tiền ngân hàng. Do lúc đấy không nghĩ đến chuyện lừa đảo nên tôi ký luôn, ai ngờ chung cảnh ngộ. Giấy tờ nhà cửa đưa cho họ hết, bây giờ bỗng dưng mang tên người khác, các con cái tôi mắng mỏ, chũng nó đang bảo bố mẹ làm thế này là giết các con rồi…", bà Tỵ buồn thê thảm.
Không có nhân viên ngân hàng tới thẩm định, bỗng dưng mang món nợ gần 20 tỷ đồng?
Điều đáng nói là bà Bắc, bà Tỵ và tất cả những người có vay tiền thông qua công ty TDH đều chưa kịp đem tiền về nhà, mà lại chuyển thẳng cho công ty đa cấp.
Theo bà Bắc, sau khi ký với công ty TDH vay số tiền như vừa đề cập ở trên, vừa nhận cầm lên tay đã chuyển thẳng cho công ty đa cấp, sau đó không lâu, công ty đa cấp đã đóng cửa nên mất trắng.
Năm 2016, bà Bắc bất ngờ nhận được thông báo số 791/CNTrA-2016 của ngân hàng Agribank chi nhánh Tràng An về việc xử lý tài sản để thu hồi nợ vay.
Những người mẹ cay đắng vì tin vào đa cấp khiến con cái có nguy cơ mất chỗ ở
Những lá đơn cầu cứu
Theo thông báo này, Công ty Cổ phần Đầu tư Dầu khí Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) đã vay tiền tại ngân hàng Agribank Tràng An, tài sản thế chấp cho khoản vay là thửa đất số 1585, địa chỉ tại tổ 22 phường Thượng Thanh do ông Trương Phi Cường đứng tên.
Dư nợ tính đến tháng 8/2016 là hơn 17 tỷ đồng, lãi tạm tính là gần 1,5 tỷ đồng. Ngân hàng gửi thông báo để ông Cường và người dân đang sống trên thửa đất nói trên thu dọn đồ đạc, tài sản để bàn giao cho ngân hàng xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ.
Cho đến lúc nhận được thông báo này, bà Bắc mới tìm hiểu và biết thửa đất nơi bà và hai hộ gia đình của các con đang sinh sống đã được sang tên cho ông Cường.
Ngay sau khi ký hợp đồng thế chấp và hợp đồng chuyển nhượng khoảng 1 tháng, thửa đất này được đăng ký thế chấp vào ngân hàng Vietcombank chi nhánh Thanh Hóa và xóa đăng ký thế chấp vào tháng 20/4/2015. Sau đó, thửa đất tiếp tục được thế chấp cho ngân hàng Agribank để vay tiền.
"Từ khi vay 600 triệu, anh Cường và một người đàn ông tên Phương vẫn đến thu lãi đều 3 tháng/lần. Sau khi tôi nghi ngờ nên đã vay mượn trả đủ tiền gốc cho để lấy lại sổ đỏ thì anh Cường hẹn 1 tháng sau sẽ trả sổ. Nhưng thời gian trôi qua mà không thấy anh ấy giải quyết.
Đến khi nhận thông báo về việc thu hồi tài sản của ngân hàng, tôi mới biết mình đã bị lừa một cách tinh vi nên đi tra cứu sổ đỏ. Vì lo lắng nên tôi ra nhà đất để hỏi thì được biết ngôi nhà của tôi mang tên người khác", bà Bắc bức xúc.
Chủ nhà khẳng định chưa một lần ngân hàng đến thẩm định tài sản
Về vấn đề liên quan đến ngân hàng, bà Bắc cũng như nhiều người chung cảnh ngộ này đều khẳng định, trong quá trình kể từ khi ông Cường thế chấp thửa đất để vay tiền ngân hàng, họ không gặp một nhân viên ngân hàng nào đến để thẩm định tài sản theo đúng quy định. Cũng không kí kết vào bất kì văn bản thẩm định hay văn bản thế chấp nhà nào của ngân hàng để tạo nên khoản vay lên tới gần 20 tỷ với ngân hàng như đã nói trên.
Bà Tỵ vô cùng hối hận vì không bàn bạc với con cái
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Giữa năm 2015, một công ty đa cấp mở chi nhánh tại Long Biên đã thu hút sự tham gia của hàng trăm khách hàng, chủ yếu là người già. Công ty này giới thiệu về sản phẩm dưỡng sinh có công dụng thần dược, có sức tiêu thụ lớn trên thị trường nên huy động người dân góp vốn kinh doanh. Để dụ các nạn nhân bỏ thêm tiền mua "mã" đầu tư vào đa cấp, các đối tượng đã móc nối cho người dân đi vay tiền với lời hứa lãi suất thấp, chỉ cần làm một hợp đồng thế chấp nhà, trong đó có điều khoản ghi rõ về việc tạm thời chuyển nhượng nhà. Sau khi làm xong các thủ tục vay ngân hàng, các đối tượng chỉ đưa lại cho nạn nhân một bản cam kết có dấu đỏ, ghi rõ thời hạn chuyển nhượng đất chỉ có kỳ hạn từ 3-5 năm, phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn. Bị mụ mẫm bởi các lời mời chào và có nhu cầu dùng vốn gấp, các nạn nhân này sẵn sàng thế chấp tài sản để vay tiền của các công ty bên ngoài với lời giới thiệu lãi suất thấp, chỉ khoảng 7%/năm. Không hiểu biết pháp luật, hầu hết các nạn nhân đều ký vào hợp đồng chuyển nhượng mà không đọc kĩ các nội dung ghi bên trong, thể hiện việc đồng ý chuyển nhượng nhà cho các đối tượng. Sau đó, các đối tượng cho vay nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đi vay tiền ngân hàng, trước khi các nạn nhân phát hiện. |
Theo Nhịp Sống Việt
-
Pháp luật37 phút trướcCần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.
-
Pháp luật1 giờ trướcNghe tiếng kêu cứu, nhiều người dân ở Long An chạy đến kiểm tra phòng trọ thì phát hiện người phụ nữ nằm bất động, thương tích nặng do có vết dao đâm vào bụng.
-
Pháp luật1 giờ trướcThông tin từ Công an tỉnh Hà Giang, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Vương Văn Thiêng, sinh năm 1987, trú tại thôn Nậm Than, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì về hành vi giết người.
-
Pháp luật1 giờ trướcLợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.
-
Pháp luật1 giờ trướcCông an TP Thanh Hóa vừa đồng loạt ra quân triệt phá đường dây "tín dụng đen" cho vay với lãi suất "cắt cổ", bắt giữ 17 người liên quan
-
Pháp luật1 giờ trướcVận chuyển 30 bánh heroin, 18kg thuốc lắc, 21kg ketamin, 20kg ma túy tổng hợp dạng đá từ Lào qua Việt Nam, 2 đối tượng người Lào vừa lĩnh án tử.
-
Pháp luật1 giờ trướcCơ quan công an khám xét nhà và nơi làm việc của ông Huỳnh Nguyễn Lộc, Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TPHCM để phục vụ công tác điều tra.
-
Pháp luật1 giờ trướcBà Nguyễn Thị L. chuyển tiền cho Ngọc và Long để chồng có thể ghép thận nhưng bị hai người này lừa đảo, chiếm đoạt trên 250 triệu đồng.
-
Xã hội3 giờ trướcLãnh đạo phường Quang Trung (Q.Đống Đa, Hà Nội), cho biết, gần 150 bộ hài cốt phát hiện trên phố Tây Sơn là của người dân bình thường, được chôn cất cách đây từ 50-70 năm.
-
Xã hội3 giờ trướcNgười bị trừ hết điểm giấy phép lái xe hạng A1 sẽ tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
-
Xã hội3 giờ trướcSau khi hình ảnh chiếc ô tô Matiz 'đậu' trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận mạng xã hội, chính quyền địa phương đã vận động gia đình chủ xe di dời chiếc xế hộp nhằm đảm bảo an toàn trong khu dân cư.
-
Pháp luật3 giờ trướcBị giật điện thoại, nạn nhân đã kịp thời đuổi theo để xác định tên cướp và báo cơ quan công an.
-
Xã hội3 giờ trướcNgoài lực lượng công an, một nhóm thiện nguyện ở Quảng Nam cũng đưa tàu lặn đến hỗ trợ gia đình tìm kiếm 2 nạn nhân rơi từ cầu treo mất tích.
-
Xã hội3 giờ trướcĐối tượng Phạm Thị Trà My nổi tiếng với hình ảnh check-in nhiều địa điểm, nhà hàng sang trọng. Tận dụng sự nổi tiếng, đối tượng vào các hội nhóm kín để rao bán tinh dầu pha ma túy, giao hàng nhanh.