Từ 2020, cấm hui lông, cắt tiết, thịt chó trước mặt con chó còn sống

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi cần đối xử nhân đạo với vật nuôi, không được đánh đập hành hạ vật nuôi

Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi cần đối xử nhân đạo với vật nuôi, không được đánh đập hành hạ vật nuôi trong chăn nuôi, đặc biệt hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi khi giết mổ.

Đó là điểm đáng lưu ý trong Luật Chăn nuôi, chính thức có hiệu lực từ 1/1/2020 tới.

Luật này quy định rõ hơn vấn đề nhân đạo đối với vật nuôi - điều chưa từng có trong pháp luật trước đây.

Cụ thể, tại Điều 69, Luật Chăn nuôi quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi quy định: Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau: Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi; cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh; Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y; Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Từ 2020, cấm hui lông, cắt tiết, thịt chó trước mặt con chó còn sống-1
Từ 1/1/2020, không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ

Điều 70 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong vận chuyên cũng quy định, tổ chức, cá nhân vận chuyển vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu: Sử dụng phương tiện, trang thiết bị vận chuyển vật nuôi phù hợp, bảo đảm không gian thông thoáng, hạn chế chấn thương, sợ hãi cho vật nuôi; Cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi; Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

Đặc biệt, tại Điều 71, quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ cũng nêu rõ: cơ sở giết mổ vật nuôi phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ; hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi; phải có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.

Ngoài ra, Điều 74 về mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi quy định: Cơ sở mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; sản phẩm chăn nuôi được mua bán, sơ chế, chế biến phải có xuất xứ rõ ràng bảo đảm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm; mua bán sản phẩm chăn nuôi tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y; không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong sơ chế, chế biến thực phẩm là sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 78 về nhập khẩu vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nêu rõ: Vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải có hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đáp ứng chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật; trước khi vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại cửa khẩu theo quy định, vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/tu-2020-khong-de-vat-nuoi-chung-kien-dong-loai-bi-giet-mo-602117.html?fbclid=IwAR1oTOmm1Bd1rKZPU2GuMsAPNhYr_O9Ywl72cf9DWBAjosz0HFegTyCmgns

thịt chó


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.