- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xây dựng Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", có các ngành công nghiệp văn hoá phát triển hàng đầu
Sáng 7/8, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Sở: Văn hoá và Thể thao, Du lịch, Ngoại vụ tổ chức tọa đàm lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học liên quan đến phương án phát triển của ngành, lĩnh vực tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải dự và phát biểu chỉ đạo.
Quang cảnh tọa đàm
Theo Báo cáo của Liên danh tư vấn, đến năm 2023, Thủ đô Hà Nội trở thành “thành phố sáng tạo”, “vì hòa bình”, “văn hiến, văn minh, hiện đại” có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, nằm trong nhóm các thành phố có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có các ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu, với những thương hiệu, sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh trong khu vực, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu. Đến năm 2030, doanh thu từ các ngành công nghiệp văn hóa tăng dần qua từng năm, đóng góp khoảng 8% GRDP, đến năm 2050 đạt từ 10% GRDP của thành phố trở lê
Đáng chú ý, Hà Nội ưu tiên nguồn lực thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị các di sản được UNESCO ghi danh, di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, di tích xếp hạng quốc gia, bảo vật quốc gia, các di sản văn hóa thuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và các di sản văn hóa tiêu biểu của cộng đồng dân tộc thiểu số Mường và Dao cư trú trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, tập trung đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích Hoàng thành Thăng Long, Điện Kính Thiên, Đền thờ Ngô Quyền, Cổ Loa nhằm phát huy giá trị của các di tích, đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của nhân dân và phục vụ phát triển du lịch.
Đại diện Liên danh tư vấn trình bày phương án phát triển lĩnh vực văn hoá - thể thao tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô
Đối với định hướng phát triển thể dục thể thao (TDTT), đến năm 2030, đảm bảo 100% đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn có đủ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động TDTT đáp ứng nhu cầu tập luyện cơ bản của nhân dân và tổ chức các giải thi đấu thể thao các cấp trên địa bàn thành phố. Nâng tỷ lệ dân số tập luyện TDTT thường xuyên đạt mức từ 45% trở lên; Tỷ lệ gia đình tập luyện TDTT thường xuyên đạt mức từ 35% trở lên…
Về phát triển du lịch, đại diện Liên danh tư vấn cho biết, giai đoạn 2021-2023, Thành phố phát triển du lịch theo 7 cụm, gồm: Cụm du lịch Trung tâm Hà Nội; Cụm du lịch phía Tây (Sơn Tây - Ba Vì); Cụm du lịch phía Nam (Mỹ Đức - Ứng Hòa); Cụm du lịch phía Bắc (Sóc Sơn - Mê Linh); Cụm du lịch Đông Anh và phụ cận; Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận; Cụm du lịch Gia Lâm - Long Biên và phụ cận.
Giai đoạn sau năm 2023, mở rộng quy mô không gian cụm trung tâm gắn với các cụm Vân Trì - Cổ Loa và Gia Lâm - Long Biên, Hà Đông với bản kính khoảng 15 - 20 km; Phát triển mở rộng cụm Mỹ Đức - Ứng Hòa, bao gồm cả Thanh Oai, Thường Tín - Phú Xuyên. Theo đó, không gian du lịch Hà Nội sẽ chỉ gồm 4 cụm du lịch. Sau năm 2030, Thủ đô phát triển mạnh hành lang theo Vành đai 4 và hành lang sông Hồng; phát triển mở rộng hành lang du lịch sông Đáy kết hợp sông Tích đến các cụm Ba Vì, Sơn Tây và Mỹ Đức - Ứng Hòa; phát triển hành lang du lịch văn hóa lịch sử sông Tô Lịch...
Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu phát biểu ý kiến tại tọa đàm
Đóng góp ý kiến tại tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho rằng, đơn vị tư vấn cần nghiên cứu, xây dựng mô hình dự báo, đề xuất các chỉ tiêu cụ thể phát triển ngành Du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, có đánh giá kỹ lưỡng, chi tiết về tiềm năng, thế mạnh, hạn chế, điểm yếu của du lịch Thủ đô, nhất là của 07 cụm du lịch, từ đó, đề ra các định hướng quy hoạch về điểm đến, hạ tầng kỹ thuật du lịch, sản phẩm du lịch phù hợp với từng cụm du lịch…
Lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cũng phân tích, đề xuất về một số nội dung liên quan đến mô hình phát triển du lịch đêm; phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn; định hướng về sản phẩm, điểm đến, tuyến du lịch cho khu vực bãi giữa và 02 bên bờ sông Hồng; danh mục một số dự án phát triển du lịch mới tại các địa phương có tiềm năng, thế mạnh làm căn cứ đề các cấp, ngành kêu gọi, thu hút đầu tư trong giai đoạn tới....
Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trao đổi tại tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cùng các chuyên gia, nhà khoa học cũng đã thống nhất cho rằng, lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là các lĩnh lớn của Thủ đô là lĩnh vực lớn, khó có vai trò quan trọng trong phát triển Thủ đô giai đoạn tới. Do đó, việc xây dựng phương án phát triển ngành, lĩnh vực cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đầy đủ, đánh giá chi tiết hiện trạng. Trong xây dựng quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển phải phải rõ căn cứ khoa học, thực tiễn, phải tính đến xu thế, thị hiếu tiêu dùng, tiêu thụ văn hóa. Xác định vị trí đứng đầu, đi đầu của văn hóa Thủ đô để có hướng phát triển xứng tầm. Quy hoạch cũng phải nêu được Thủ đô bảo vệ, phát triển di sản theo hướng nào, xây dựng những công trình văn hóa mới ra sao… Đặc biệt, những tư tưởng, nhận thức mới về văn hóa phải được đề cập vì có nhận thức mới, tư duy mới thì mới có định hướng phát triển bắt kịp thời đại.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá Giáo dục của Quốc hội cho ý kiến tại tọa đàm
Về quy trình, thực hiện xây dựng phương án phát triển, các chuyên gia, nhà khoa học đề xuất đơn vị tư vấn cần có những buổi làm việc kỹ với các Sở để thấy được những kỳ vọng, mong muốn của ngành, sau đó mới tổ chức xin ý kiến các chuyên gia. Có như vậy mới xây dựng được phương án phát triển ngành thật sự chất lượng, tầm nhìn xa để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô.
Phát biểu kết luận tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đề nghị Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, Liên danh tư vấn tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của chuyên gia để có cách làm, cách thực hiện, xây dựng phương án phát triển ngành thật sự chất lượng. Trong đó, các Sở ngành, đơn vị tư vấn phải thể hiện được cái mới, đột phá, tầm nhìn, khát vọng của ngành, lĩnh vực. Những điều này phải được thể hiện bằng những con số, bằng chỉ tiêu cụ thể và có so sánh với các thành phố tương đồng trên thế giới.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu chỉ đạo tại tọa đàm
Đối với phương án phát triển hai lĩnh vực văn hóa và du lịch để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô, Phó Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, đây là hai lĩnh vực lớn, quan trọng, có liên hệ mật thiết với nhau. Văn hóa và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng vừa là động lực, nguồn lực phát triển. Liên danh tư vấn, Viện phải nhận thức đầy đủ quan điểm này để có cách làm, xây dựng phương án phát triển ngành vừa đảm bảo tiến độ thời gian vừa đạt được chất lượng cao nhất để tích hợp vào Quy hoạch Thủ đô.
“Khung định hướng Quy hoạch Thủ đô đã có, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội phải truyền tải đầy đủ và xin ý kiến chuyên gia để tiếp tục hoàn thiện khung định hướng. Thời gian không còn nhiều, công việc này cần thực hiện càng sớm càng tốt, có như vậy mới tranh thủ được đầy đủ các ý kiến đóng góp tâm huyết, chất lượng của các chuyên gia, nhà khoa học để đảm bảo việc xây dựng Quy hoạch Thủ đô có chất lượng”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh.
Theo hanoi.gov.vn
-
Xã hội1 giờ trướcTrong lúc vui chơi cạnh khu vực tổ chức đoàn lô tô, cháu bé 12 tuổi ở Cà Mau leo lên cầu thang sân khấu và bị điện giật tử vong.
-
Pháp luật1 giờ trướcThủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng các điểm bán hàng hoặc các điểm dịch vụ đổi tiền có ít người quản lý, giả vờ vào mua hàng hoặc đổi tiền, sau đó tạo các tình huống khiến người bán hàng phân tâm, mất cảnh giác để chiếm đoạt tài sản.
-
Xã hội1 giờ trướcCEO Nguyễn Quốc Cường ký thông báo cho biết bà Nguyễn Thị Như Loan đã được tại ngoại, tiếp tục tham gia các hoạt động kinh doanh, giải quyết các dự án của tập đoàn.
-
Xã hội1 giờ trướcNgười dân xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vừa phát hiện cặp vợ chồng tử vong với nhiều vết thương tại nhà riêng.
-
Pháp luật2 giờ trướcTAND Tp.Thái Bình đã kết thúc phiên sơ thẩm xét xử 4 bị cáo liên quan đến vụ 'bỏ quên' học sinh 5 tuổi trên xe ô tô dẫn đến tử vong gây xôn xao dư luận hồi tháng 5/2024.
-
Xã hội2 giờ trướcVụ va chạm giữa xe khách và bé trai 3 tuổi xảy ra tại xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang khiến nạn nhân bị thương.
-
Pháp luật3 giờ trướcTại phần đối đáp, VKS cho rằng bị cáo Đỗ Thị Nhàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt trong đời sống xã hội... nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của bị cáo này.
-
Xã hội5 giờ trướcNgười dân chứng kiến sự việc cho biết, khi phát hiện ra xe máy dưới mương nước gần Trường Tiểu học Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ, Hà Nội), hiện trạng lúc đó rất đau lòng khi các nạn nhân vẫn ôm chặt nhau.
-
Xã hội5 giờ trướcLũ lụt ở Quảng Ngãi làm người dân bị thiệt hại rất lớn về kinh tế.
-
Xã hội6 giờ trướcCơ quan chức năng đang điều tra vụ hai nhóm thanh niên hỗn chiến bằng vỏ chai bia xảy ra trên đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp, TPHCM).
-
Xã hội7 giờ trướcSáng 25/11, một vụ cháy nhà hàng đã xảy ra trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Các lực lượng đang triển khai công tác chữa cháy.
-
Xã hội7 giờ trướcTài xế 34 tuổi liên quan vụ tai nạn làm nữ sinh chạy xe đạp điện tử vong tại chỗ ở ngã 4 Lộc An (huyện Long Thành) đã bị tạm giữ.
-
Pháp luật8 giờ trướcĐối đáp với các luật sư và nội dung tự bào chữa của bà Trương Mỹ Lan, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng không có cơ sở để giảm hình phạt và vẫn bảo lưu quan điểm, đề nghị HĐXX tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan chung cho 3 tội danh.
-
Xã hội10 giờ trướcMưa lớn, các hồ chứa xả nước khiến nước sông Hương (Huế) lên nhanh, gây ngập lụt vùng thấp trũng.