Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: “Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”

Số phận trớ trêu khiến cụ bà 75 tuổi phải cặm cụi nuôi vợ chồng người con trai bị tâm thần và 3 cháu nhỏ bị thiểu năng trí tuệ.

Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, đáng ra bà Trần Thị Lung (75 tuổi, ở xóm Trại, thôn Mộ Đạo, xã Đạo Đức, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) phải được phụng dưỡng an hưởng tuổi già nhưng số phận trớ trêu khiến bà phải cặm cụi nuôi vợ chồng người con trai bị tâm thần và 3 cháu nhỏ bị thiểu năng trí tuệ.

Vào một buổi chiều thu, chúng tôi đến thăm căn nhà xập xệ của bà Trần Thị Lung (75 tuổi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) với cảnh tượng thật khó quên.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-1
Căn nhà của bà Lung và các con cháu nằm trong một con ngõ hẻm sau chiếc cổng nhỏ xíu.

Bước vào cánh cổng nhỏ vỏn vẹn đủ một người đi vào là kín, người cao thì phải cúi đầu để bước vào trong. Sau cánh cổng, một đống củi mục vứt ngổn ngang cao quá đầu người, lấp ló phía sau là căn nhà của bà Lung và 5 người trong gia đình bị thiểu năng trí tuệ.

Trong nhà, bà Lung vừa ốm dậy đang ngồi co rúm tại một góc chiếc giường mục rữa hướng mắt về 3 đứa cháu đang ngồi thẫn thờ nhìn nhau chỉ chỉ rồi cười hềnh hệch trên chiếc giường chẳng có mảnh chiếu.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-2Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-3
Ba đứa cháu chỉ nằm giường chơi, không biết phụ giúp việc gì.

Dưới bếp, chị Vũ Thị Sơn (sinh năm 1970, là con dâu bà Lung) mặc bộ quần áo xộc lệch dính đầy phân gà, thấy có khách đến chị cười hớ hớ: "Ngại quá, ngại quá", rồi vơ vội thêm một cái quần khác kéo lên đến nửa mông.

Ở cái xóm Trại này, không ai là không biết hoàn cảnh nhà bà Lung. Cả gia đình có 6 người thì 5 người có thần kinh không bình thường. Bà Lung có một anh con nuôi là Nguyễn Văn Đắc (sinh năm 1978), anh Đắc được vợ chồng bà nhận về nuôi từ khi mới lọt lòng.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-4
Chị Sơn cũng từng bị tai nạn lao động nên đầu óc không được bình thường.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-5
Căn nhà dột nát của gia đình bà Lung.

Đến khi anh Đắc 3 tuổi, gia đình phát hiện anh không được khôn như các bạn cùng trang lứa: "Ban đầu tôi chỉ tưởng là nó không được khôn bằng người ta thôi nhưng sau càng lớn thì càng thấy nó không bình thường. Lớn hơn tí nữa thì cứ ai đi qua là nó gọi vào chơi rồi cười hà hà, rồi cứ thế người ta gọi nó là Đắc rồ", bà Lung tâm sự.

Anh Đắc cũng được cho đến trường đi học như bạn bè nhưng chẳng được lên lớp: "Nó dốt quá, không học được gì nên rồi cũng bỏ học. Từ đó là cứ đi làm quanh quanh, ai thuê phụ hồ xách vữa thì đi. Có công việc tay chân gì thuê nó thì đi làm được đồng nào hay đồng đó", bà Lung chia sẻ.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-6
Bà Lung nghẹn lại khi nhắc về gia cảnh của mình.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-7Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-8
Nguyễn Văn Trường dù đã 20 tuổi nhưng không biết làm gì, hàng ngày Trường chỉ nằm trên giường nhai túi bóng rồi cười.

Nhắc đến việc anh Đắc lấy vợ, bà Lung thở dài: "Nó không được khôn nên cũng nào có lấy được người khôn, đến 20 tuổi thì xóm làng cũng thương tình mai mối cho nó với Sơn. Sơn thì trước nó cũng bị tai nạn lao động, đầu óc không bình thường. Sau này sinh con ra cũng không được đứa nào bình thường, chúng nó cứ ngờ nghệch như thế chán lắm".

Sau thời gian lấy nhau, chị Sơn sinh được một cậu con trai đầu lòng là Nguyễn Văn Trường (SN 1999) niềm vui chưa được bao lâu thì bà phát hiện Trường cũng có những biểu hiện như bố hồi còn nhỏ.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-9
Yến cũng bị thiểu năng trí tuệ không thể đi học, không phân biệt được tiền.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-10
Linh là con út dù vẫn đi học nhưng không biết đọc, không biết viết.

Trường cũng được đi học nhưng không được chữ nào vào đầu. Mỗi khi ra đường nhặt được túi bóng là cho vào miệng nhai cả ngày rồi sau đó cậu bé được chẩn đoán bị thiểu năng trí tuệ không thể tiếp tục đi học.

Cô em gái thứ 2 là Nguyễn Kim Yến (sinh năm 2002) và cô em thứ 3 là Nguyễn Thùy Linh (sinh năm 2006) cũng lần lượt được chẩn đoán bị thiểu năng trí tuệ.

"Chẳng đứa nào học được, giờ còn mỗi cái đứa út là Linh vẫn đang đi học. Người ta thương tình vẫn cho nó lên lớp nhưng nó chẳng biết đọc cũng không viết được chữ nào cả, đưa tiền cũng chẳng biết tiêu", bà Lung ngao ngán.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-11
Chị Sơn chân bị yếu thần kinh cũng không bình thường nên không thể đi làm gì.

Không được bình thường, cách đây vài năm anh Đắc xảy ra mâu thuẫn trong lúc đi làm rồi bị đánh chấn thương sọ não. Tại Bệnh viện tâm thần trung ương, các bác sĩ chẩn đoán anh bị Tâm thần phân liệt.

"Sau đấy nó không làm gì được toàn đi lang thang. Trước tôi còn khỏe thì còn đi tìm nó đưa về chăm sóc nhưng giờ tôi cũng bệnh đầy người, mắt cũng đã mờ hàng tháng vẫn phải đi bộ lên viện xin cấp thuốc nên cũng không tìm được nó nữa, cứ đi chán nó nhớ nó khác về", bà Lung nói.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-12
Bữa cơm gia đình bà Lung.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-13
Do bị ốm nên bà Lung để chị Sơn nấu ăn.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-14
Chị Sơn dốc gần nửa gói mỳ chính vào nồi canh rồi bỏ.

"Tôi cũng già rồi, mấy hôm nay đau ốm cũng không nấu cơm được chứ không nói đi làm gì. Trước còn khỏe tôi đi bắt cua bắt ốc hết xã này đến xã khác chăm lo chúng nó, giờ thì chịu rồi. Đói chúng nó tự phải nấu cơm ăn, mà cơm chúng nó nấu thì chỉ có chúng nó mới ăn được.

Có mấy sào ruộng giờ tôi yếu thì cũng không ai làm, bảo mãi chúng nó cũng ra ruộng, ra ném bùn rồi cười với nhau chán rồi về, chẳng làm được gì", bà Lung chia sẻ.

Không làm ra tiền, cả gia đình trông chờ vào 4 xuất hỗ trợ dành cho người thần kinh trong nhà. Mỗi bữa chỉ có nồi cơm, vài miếng bí luộc, hôm nào khá hơn thì có vài miếng đậu phụ.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-15
Căn phòng tối đen chứa đầy chai lọ bốc mùi do không ai dọn dẹp.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-16
Ốm nặng, chị Sơn đơm cho bà Lung bát cơm trắng còn chưa kịp chín.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-17
Bà để dành bánh mỳ để sử dụng trong thời gian bị ốm.

Đã quá buổi trưa, bà Lung giục chị Sơn dọn cơm lên ăn. Dưới bếp, chị Sơn cứ liên tục hét toáng lên: "Nồi cơm nóng quá, nóng quá!", loay hoay nửa tiếng chị cũng bê được nồi cơm và cái nồi luộc vài miếng bí đỏ lên nhà.

"Nay tôi ốm không nấu cơm được, cho nó nấu từ 9h đến 12h mới xong nồi cơm với mấy miếng bí luộc. Tôi ăn bánh mỳ thôi, cơm nó nấu chả bao giờ chín cả", bà Lung cười.

Trong nhà, 3 đứa trẻ vẫn ngồi cười ngờ ngệch trên chiếc giường không chiếu với lỉnh kỉnh chai lọ phế thải bên dưới. Cũng như mọi ngày, Trường nằm quanh ngày tháng trên chiếc giường ấy và mút túi bóng.

Xót xa cụ bà 75 tuổi nuôi cả gia đình bị tâm thần và thiểu năng trí tuệ ở Vĩnh Phúc: Tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao”-18
Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, bà Lung không còn điều gì mong ước. Điều bà lo lắng là khi bà "khuất bóng", các cháu sẽ ra sao.

Yến cầm con dao cắt giấy quay quay trước mặt rồi nhìn chị Sơn nói: "Đồ quần dính phân gà", chị Sơn cười ngờ nghệch. Linh cũng chẳng xuống ăn cơm, bóp bóp con mèo gầy dơ xương rồi ném cái bịch ra sân. Ba đứa lại nhìn nhau cười.

Phía dưới nhà, chó mèo chạy loăng quăng rũ rũ lông bay mù mịt. Vài con gà ngó nghiêng quanh nồi cơm mổ mổ, chẳng ai buồn đuổi. Bà Lung ngồi dựa vào tường nhìn con cháu ngao ngán.

"Vừa rồi chính quyền cũng bảo sẽ sửa nhà cho nhưng không biết thế nào, giờ tôi cũng không mong ước gì ở cái tuổi này cả. Chỉ thương các cháu, nay tôi cũng tuổi cao sức yếu rồi. Nhìn các cháu nó thế, lỡ tôi khuất núi không biết các cháu sẽ ra sao nữa", bà Lung nghẹn lại.

THEO TRÍ THỨC TRẺ


tâm thần

thiểu năng trí tuệ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.