Bi kịch “ăn cơm trước kẻng”, trêu ngươi nhà chồng

Bị gia đình phản đối chuyện tình yêu, thay vì kiên nhẫn thuyết phục bố mẹ, không ít đôi lại chọn cách… sự đã rồi.

Bị gia đình phản đối chuyện tình yêu, thay vì kiên nhẫn thuyết phục bố mẹ, không ít đôi lại chọn cách… sự đã rồi.

Kim, cô gái quê ở Tuyên Quang đem lòng yêu anh chàng cùng khóa trong trường. Sau vài lần làm quen, Kim hoàn toàn làm Tiến đổ gục. Đúng là không hổ danh con gái Tuyên Quang, Kim xinh rực rỡ với nước da trắng ngần, đôi môi đỏ cong cong cùng vóc dáng nhỏ bé.

Ngày Tiến dẫn người yêu về ra mắt đã bị bố mẹ phản đối kịch liệt vì cho rằng "thân phận hai đứa quá chênh nhau, khó tìm được tiếng nói chung". Hỏi kỹ, hóa ra là chuyện môn đăng hộ đối. Bố mẹ anh nói nhà Kim thì ở vùng núi xa xôi còn nhà mình lại ngay mặt đường phố Hàng Đào, điều này là bất hợp lý.
 
Tiến bất chấp tất cả, vẫn yêu Kim và nằng nặc đòi cưới khi vừa tốt nghiệp. Biết chắc chắn bố mẹ sẽ không chịu làm đám cưới cho mình, Tiến nghĩ ra một cách mà bố mẹ không thể nào từ chối. 

Lâu nay yêu anh nhưng Kim rất tỉnh táo giữ mình, và cũng vì điều này mà Tiến yêu cô tha thiết. Kim phân vân mãi cuối cùng cô đồng ý
“nhanh có bầu rồi cưới”. 
 
Khi sự việc đã rồi, Tiến thản nhiên thông báo cho gia đình. Trước sự việc này, bố mẹ anh đành nhắm mắt cho con cưới. Cưới được anh, Kim ít nhiều hả hê lắm.

Ảnh minh họa



 
Người ngoài nhìn vào bảo cô là “mèo mù vớ cá rán”. Hàng xóm còn nghĩ thế huống gì nhà chồng. Bởi vậy, mẹ chồng ghét cay ghét đắng cô ra mặt. Ngày rước dâu, bà “bô bô” nói với khách đến chia vui rằng, cô lấy được con bà khác gì “đũa mốc chòi mâm son”. 
 
Rồi về làm dâu, Kim mặc sức quan tâm, yêu chiều mẹ chồng như mẹ đẻ nhưng bà chẳng cho cô cơ hội thể hiện. Bà tìm cách sinh sự với cô từ những việc nhỏ nhất. Mỗi tối cả nhà quây quần bên mâm cơm, mẹ chồng lại dựng chuyện, nói cô hỗn, cãi mẹ chồng nhem nhẻm, bà “bôi xấu” cô trước mặt bao nhiêu người. 
 
Ở nhà, khi chỉ có 2 mẹ con, bà lại ra sức nói những lời cay độc với cô, bà không tiếc những lời ngoa ngoắt nhất: “Tiếc xà phòng hay sao mà giặt cái áo bẩn thế, nhà bên ấy cũng tiết kiệm thế à? Nghèo hèn có khác, đến mấy chả lẽ chút xà phòng không lo được”.
 
Rồi bà quay sang mỉa mai: “Không có thằng cháu còn lâu cô mới bén mảng được vào cái nhà này” hay “Chắc gì cái thai trong bụng là cháu tôi, dễ dãi thế dẫn thằng nào về phòng chẳng được”. 
 
Bà còn xúc phạm cả nhà của cô: "Sinh ra đã rơi vào vùng núi, đúng là lũ chân đất mắt toét". Kim xót xa, thương cha mẹ già ở quê rồi đứa con trong bụng. Tối về cô kể với chồng thì anh cũng chỉ xuề xòa bảo: "Kệ mẹ, mẹ nói nhiều nhưng chắc không có ý gì đâu". 
 
Kim vật vã, không ít lần cô phải rơi nước mắt vì bị gia đình nhà chồng khinh rẻ, hắt hủi khi cô về làm dâu. Ngặt một nỗi, vừa học xong, công việc chưa kiếm được mà bụng lại lùm lùm nên Kim càng khó tìm việc. Tiến thì cũng chẳng hơn, tuy tốt nghiệp loại ưu nhưng với tính cách của anh, anh chẳng thể trụ được lâu với công việc. 
 
Cả hai vợ chồng lại phụ thuộc kinh tế nhà chồng. Mẹ anh vốn đã khó chịu vì phải cưới gấp cho con bà, lại gánh thêm cái nợ các con không có việc làm nên càng khó tính. Họ hàng bên chồng cũng coi thường ra mặt, hùa vào bàn tán cho rằng, phẩm hạnh của cô không ra gì...
 
Cho tới lúc cô sinh, thấy cháu trai càng lớn càng kháu khỉnh, giống hệt bố, bà tỏ ra vui mừng, cưng nựng cháu nhưng vẫn chẳng thèm đoái hoài gì đến con dâu. "Khi đó, mình có cảm giác mẹ chồng chỉ coi mình là đứa đẻ thuê", Kim ngậm ngùi.
 
Ấm ức dồn nén, khi đi làm lại, cô xin phép đưa con đến nhà chị gái ở nhờ. Khi bà nội giữ cháu lại, ngỏ ý sẽ thuê người giúp việc trông giúp, cô một mực từ chối và không quên nói mát mẻ: "Dạ, con không dám phiền mẹ. Từ lúc cháu nó còn nằm trong bụng đã không được chấp nhận rồi, nên con cũng tự biết thân biết phận mà lo cho cháu".
 
Từ ngày sang nhà chị gái, Kim ít khi đưa con về. Thỉnh thoảng, nhớ cháu quá, bà nội tới thăm thì cô tỏ ra lạnh nhạt, không muốn cho bà bế cháu. Khi bé lớn hơn, chồng và ông bà nội muốn hai mẹ con về ở cùng, nhưng cô nhất quyết không nghe. Dù biết dồn chồng vào thế khó, cô ra tối hậu thư cho anh: "Em đã bị mẹ ghét sẵn rồi, ở cùng càng sinh chuyện, nên một là ra riêng, hai là em ở bên này, ba là chia tay".

Theo TTVN



Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.