Mặc cảm nhan sắc sau khi sinh

Sinh con xong, hai nách trở nên thâm đen khiến Thêu rất ngại với chồng. Chưa kể cái bụng sồ sề, người ngoài cứ tưởng còn đang mang bầu làm Thêu càng ngượng. Cô thấy không thoải mái, ngay cả với những cử chỉ âu yếm từ chồng.

Sinh con xong, hai nách trởnên thâm đen khiến Thêu rất ngại với chồng. Chưa kể cái bụng sồ sề, ngườingoài cứ tưởng còn đang mang bầu làm Thêu càng ngượng. Cô thấy không thoảimái, ngay cả với những cử chỉ âu yếm từ chồng.

Thêu (Hà Đông, Hà Nội) từ khimang bầu đã thấy mình “xấu xí”. Chân phù như chân voi. Mũi nở cà chua. Bụngrạn chằng chịt như tổ nhện. Mặt và lưng nổi đầy mụn. Mặc đầm bầu không cẩnthận là thấy “nhấp nhô” cái rốn lồi. Thêu đi khám, bác sĩ còn phải lắc đầu,bảo chịu khó chờ sinh xong. Được bạn bè an ủi, Thêu cũng yên tâm, nghĩ khi“mẹ tròn con vuông” sẽ lại đẹp như xưa.

Mặc cảm nhan sắc sau khi sinh

Mang thai và ở cữ là khoảng thời gian có nhiều biến đổi cơ thể ở người mẹ

Một thời gian sau sinh, nhansắc của Thêu được cải thiện. Nhưng những vết thâm đen vùng nách, cổ và chiếcbụng “bèo nhèo” vẫn làm Thêu xấu hổ. Cô phải che khuyết điểm bằng nhữngchiếc áo dài tay và cao cổ, kể cả khi ở nhà. Mặt và lưng của Thêu vẫn còn lỗchỗ sẹo do bị mụn từ lúc có thai. Dù tích cực đắp mặt nạ hoa quả nhưng Thêuvẫn thấy không được tự nhiên trước chồng.

Khác Thêu, My (nhân viênquảng cáo) chẳng dám ngủ chung với chồng vì bỗng dưng ngáy to. Hồi trước, Mykhông mắc phải chứng này. My đoán nguyên nhân là do tăng cân khi mang bầu.Tuy nhiên, vì muốn có sữa cho con nên hiện tại, My chưa dám ăn kiêng để giảmcân. Cô chỉ dùng đai bụng và thực hiện một số động tác thể dục đơn giản đểmong sớm lấy lại vóc dáng, giảm được ngủ ngáy nhưng chưa thấy kết quả.

My chia sẻ: “Nghe chồngthan cả đêm mất ngủ vì vợ “kéo lò rèn” mà buồn. Quyết định cho chồng ngủriêng phòng luôn. Hy vọng, nhanh qua cơn ngủ ngáy để lôi chồng trở lại”.

Còn Nguyện (Cầu Giấy, Hà Nội)đã tự hào vì dung nhan có phần đẹp hơn khi thai nghén. Trong khi nhiều mẹkhác khổ sở vì nám, mụn hay rạn da thì Nguyện còn xinh hơn hồi con gái. Dadẻ trắng mịn, bụng bầu gọn, lại không có vết rạn nào. Thế mà vừa “mẹ tròncon vuông”, làn da của Nguyện đã “lỗ chỗ” vì bị viêm do thời tiết oi nóng.Nguyện được mẹ chồng ra sức bồi bổ để lấy sữa cho con. Kết quả, Nguyện đangthừa 10kg so với tiêu chuẩn.

Nguyện kể: “Đến người nhàcòn thấy mình ‘phát khiếp’. Lúc cơ quan chồng có liên hoan, chồng rủ, cònchẳng dám đi cùng”.

Đã hết thời gian ở cữ nhưngTrang (giáo viên tiểu học) vẫn thấy mình xấu. Những vết thâm đen ở bụng vàbắp chân Trang khiến người xung quanh cứ ngỡ cô ở bẩn, lâu không chị tắm.Nhưng Trang mất tự tin nhất ở vòng một.

Trang chia sẻ: “Nó cứ dàilõng thõng như hai quả mướp già. Size áo ngực ngày trước giờ không mặc đượcnữa. Mới sinh con đầu lòng mà ngực đã chảy tới rốn thì không biết khi cóthêm bé nữa sẽ xấu thế nào”.

"Nâng cấp" sau sinh

Mang thai và ở cữ là khoảngthời gian có nhiều biến đổi cơ thể ở người mẹ. Tùy từng cơ thể mỗi người màsự thay đổi là khác nhau. Một số phụ nữ bị nám, mọc mụn, rạn - thâm da, phù“khủng khiếp”. Trong khi đó, một số khác không “thảm hại” như thế khi mangbầu.

Sau sinh, vóc dáng và làn dacủa mỗi người cũng khác nhau. Do thời kỳ mang thai đã kết thúc nên sự nhữngbiến đổi về hormone trong thai kỳ gây nên mụn, phù, rạn da cũng được cảithiện rõ rệt. Vì thế, người mẹ không nên quá nôn nóng trong việc làm đẹp.Không uống hoặc bôi thuốc chưa được bác sĩ kê đơn vì chúng có thể ảnh hưởngđến chất lượng sữa. Tránh giảm cân cấp tốc vì không có lợi cho sức khỏe củacả mẹ và bé. Cũng không được cai sữa sớm cho con vì sợ sệ ngực.

Thông thường, các vết thâmđen, rạn da sẽ từ từ biến mất trong khoảng 4-6 tháng sau sinh. Những vết sẹodo mụn cũng sẽ nhạt dần và mất hẳn. Nhiều người mẹ dùng nghệ tươi để chữasẹo mụn, kết hợp với việc đắp mặt nạ hoa quả, thấy cho kết quả tốt. Cònchuyện giảm cân và làm gọn bụng thì cần ít nhất là 10-12 tháng. Người mẹ cóthể dùng nịt bụng hoặc tham gia các lớp thể dục thẩm mỹ dành cho phụ nữ sausinh.

Nhiều phụ nữ cũng phải đốimặt với chứng ngủ ngáy khi mang thai. Do lượng estrogen và khối lượng máutăng lên, kích thích việc tiết nhầy trong khoang mũi. Đối với thai phụ có cơđịa dị ứng thì tình trạng ngáy càng tăng cao (do bị ngạt mũi). Tương tựnhững khó chịu khác khi mang bầu, ngủ ngáy sẽ giảm dần và mất hẳn sau sinh.

Tuy nhiên, cũng có một sốtrường hợp, ngủ ngáy còn tiếp diễn. Khi đó, các biện pháp như nằm nghiêng,gối đầu hơi cao lên, tránh bị ngạt mũi, không ăn nhiều vào bữa tối, giảm cântừ từ… sẽ hạn chế được tình trạng này. Ngoài ra, những nguyên nhân khác gâynên chứng ngủ ngáy là:

- Khi tăng cân, các lớp mỡdày sẽ cộm lên ở cuống họng, thu hẹp và làm cản trở không khí.

- Bệnh viêm xoang và ngạt mũi mãn tính.

- Uống rượu, dùng thuốc ngủ hoặc hít phải khói thuốc lá.

Nếu ngủ ngáy kéo dài, cần đikhám để xem có bị mắc viêm xoang hay không.

 Theo Ngọc Bình
Mặc cảm nhan sắc sau khi sinh



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.