- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngày đi chùa, tối hành hạ con dâu
Nhìn mẹ chồng tích cực mua chim cá về thả, dạy phải thương mọi chúng sinh, nàng dâu than thầm: ‘Con cũng là chúng sinh đây, sao mẹ không thương con một chút?’.
“Tu” một đằng, làm một nẻo
Từ hồi về hưu, bà Phương (Phúc Thọ, Hà Nội) hay đi lễ với các bà bạn rồi
nhanh chóng trở thành Phật tử. Bà rất chăm đi chùa, mỗi tuần ăn chay
một lần, thỉnh thoảng mua các loại chim, cá về phóng sinh. “Cứu được một
vật cũng phúc đẳng hà sa, mẹ phóng sinh vừa để cứu mạng chúng nó vừa
tạo phúc đức cho chúng mày hưởng”, bà lý giải với Hằng, cô con dâu. “Nhà
Phật cấm sát sinh, nên con phải nhớ là có mua gà, vịt hay cá về ăn thì
bảo người bán họ thịt cho chứ mình đừng làm, phải tội. Và nhớ là không
được ăn thịt chó, không ăn cá chép”.
Hằng thắc mắc, đã không sát sinh vì lòng từ bi thì con nào cũng không
ăn, sao lại chỉ “ưu tiên” không ăn thịt chó với cá chép thôi? Bà Phương
nổi giận, mắng con dâu té tát vì tội ăn nói báng bổ, khiến Hằng sợ quá
vội ngậm miệng. Lại có lần khi bà mua cá về thả xuống cái mương gần nhà,
chồng Hằng “ngứa miệng” bảo mẹ không mua nó thì nó còn được sống, chứ
mẹ thả vào cái mương đen kịt ấy, sáng mai nó nổi lềnh phềnh lên ngay,
thế là lại bị “tế” cho một trận.
Cũng vì lòng từ bi hỉ xả mà bà Phương không cho con dâu dùng vợt bắt
muỗi. Mấy lần thấy con trai bị kiến cắn, Hằng giết kiến, bị mẹ chồng mắng
là đồ độc ác, giết hại sinh linh. Lại có hôm Hằng nhặt rau, nhặt phải
con sâu, giật nẩy mình quẳng cả bó rau muống, rồi vớ lấy chiếc dép cuống
cuồng dí chết nó. Mẹ chồng nhìn thấy, bảo cô là thất đức, giết nhiều
sinh mạng như vậy sau này bị đọa xuống chín tầng địa ngục.
“Chuyện thương cả loài vật, tránh sát
sinh, em biết là đúng, nhưng vì điều đó do chính mẹ chồng nói ra nên em
không thấy ‘vào’ chút nào”, Hằng chia sẻ. Ngay cả hàng xóm cũng bảo, bà
ấy cứ nói thương chúng sinh ở đâu đâu, mà đứa con dâu ở ngay cạnh lại
không thương, cứ hành hạ cho nó khổ sở. Đôi lần khi hàng xóm góp ý là
không nên khắc nghiệt với nàng dâu quá, bà trả lời ráo hoảnh: “Khác máu
tanh lòng. Mai này về già, tôi thừa tiền thuê người hầu hạ, chẳng cần
nhờ vả đến nó, sao phải thương?”.
Bà Mai Thanh (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cũng có tiếng là mẹ chồng tai
ác khi suốt ngày kể tội con dâu với con trai rồi xúi anh ta “dạy vợ”
bằng đòn roi. Mà trong những tội bà kể, phải đến 99 phần hư mới được một
phần thực. Cô con dâu của bà suốt ngày no đòn và no chửi. Không chỉ nói
với con trai, mỗi lần trò chuyện với hàng xóm, bà Thanh cũng đều lôi
con dâu ra kể xấu, tố cáo cả “tội lỗi” của nhà thông gia.
“Hồi đầu, tôi và mọi người xung quanh đều thấy tội cho bà ấy vì vô phúc
vớ phải đứa con dâu khốn nạn, nhà thông gia không có giáo dục. Nhưng sau
này, ai cũng biết là bà ấy dựng đứng lên mọi chuyện nên không muốn nghe
nữa, bà ấy có nói thì mọi người cũng lảng sang chuyện khác. Chẳng hiểu
sao con trai nhà ấy vẫn cứ nghe mẹ, đánh vợ như thụi”, chị Xuyên, một
hàng xóm, kể.
Tự giới thiệu là Phật tử, bà Mai Thanh thường xuyên giảng giải đạo lý
cho những người nói chuyện với bà. Chị Xuyên ngán ngẩm nói: “Chính tôi
cũng là Phật tử. Phật dạy không được nói dối, rằng những lời dối trá,
độc ác gây hại cho người khác, làm tổn thương cho người khác thì cũng
gây nên nghiệp chướng không kém gì hành động ác, cái đó gọi là khẩu
nghiệp, người gây khẩu nghiệp cũng phải chịu quả báo. Bà ấy có đạo lẽ
nào không biết điều này, mà suốt ngày dựng chuyện bôi nhọ con dâu, làm
cho nó khốn khổ!”.
Theo chị Xuyên, với những người như bà Mai Thanh, chuyện đi chùa và quy y
cũng chỉ do tính đồng bóng của họ, thấy người ta theo thì mình cũng
theo, chứ không xuất phát từ tâm thành hướng Phật, vì hướng Phật tức là
hướng thiện. Nếu ăn ở không tốt với chính những người xung quanh mình
thì dù có lên chùa mỗi ngày cũng không ích gì.
Vung tiền làm “công đức”, nhưng không bố thí một xu
Ông Sinh, 71 tuổi, đi đâu cũng khoe là tôi vừa mới công đức cho đền nọ
chùa kia đình đó mấy triệu đồng, rằng giấy chứng nhận công đức nhà ông
xếp đã đầy cả bàn thờ, tổng cộng cũng mua được mấy cái xe máy rồi… Hồi
đầu nghe, tuy không nói nhưng ai cũng cho là ông chém gió, vì cái chuyện
bỏ ra nhiều tiền thế chẳng giống ông chút nào.
Ông Sinh nhạy cảm lắm, nhìn mặt người ta
là biết ngay họ không tin, liền túm lấy họ kéo về nhà để cho xem giấy
tờ bằng được. Ông bảo, bỏ tiền làm công đức cũng giống như đầu tư phúc
lộc cho bản thân và con cháu sau này; mình bỏ ra một đồng xây đền chùa
miếu mạo thì sau này “các ngài” trả lại cho muôn vàn, con cháu làm quan,
tiền vào như nước…
Hàng xóm gật gù: “Ra vậy”. Họ nhớ đến những lần tổ dân phố đi thu tiền
quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ người nghèo, ủng hộ đồng bào vùng bị thiên
tai…, họ nói đến gãy cả lưỡi mà ông vẫn nhất định không chịu đóng.
Ông bảo quỹ khuyến học ư, cháu ông học
trường tư tốn cả đống tiền, nào có ai cho một đồng. Hỗ trợ người nghèo
ư, chính ông là người nghèo chứ ai, lương hưu chẳng có phải sống nhờ con
cháu. Đồng bào vùng thiên tai lũ lụt ư, vùng đó chính là quê ông đấy,
thôi để ông tự mình về quê làm từ thiện chứ đóng góp cho các vị là bị ăn
bớt hết… Tổ dân phố bảo vâng, thôi để bác giúp họ trực tiếp vậy, nhưng
trong lòng biết thừa, có vài chục nghìn ông còn không góp, nói gì đến
chuyện lặn lội về quê cho tiền người ta.
Cũng không tiếc tiền cho thế giới tâm linh là bà Hạnh, chủ một cơ sở làm
bánh phở ở Hà Nội. Bà không theo hẳn một tôn giáo nào, đi cả chùa lẫn
đền, phủ, cứ chỗ nào nghe nói thiêng là tìm đến, sắm lễ thật hậu, cúng
tiền công đức thật to. “Gắn bó” nhất với bà là ngôi chùa cách nhà 20
cây số. Không chỉ ngày rằm, mồng một mà bất cứ ngày nào, hễ nhà chùa có
việc là bà đến, xung phong chi tiền, thậm chí có khi còn cãi nhau với
mấy bà khác để giành quyền “chủ chi”.
Mỗi lần nhà chùa tổ chức cho các Phật tử thân thiết đi hành hương nơi
đâu, bà lại nhận sẽ bao kinh phí, dù con số khá là tốn kém. Ngày Tết, bà
không những cúng số tiền lớn cho chùa mà còn “mừng tuổi” sư thầy bằng
tiền mệnh giá cao. Bà Hạnh vô cùng hãnh diện về điều đó.
Nhưng kẻ ăn người làm trong nhà thì rất sợ bà Hạnh, không chỉ vì bà quản
lý nhân viên nghiêm khắc, mà vì sự chặt chẽ đến mức nghiệt ngã với họ
về đồng tiền. Ai ốm mà nghỉ sớm một lát, bà trừ nửa ngày lương. Ai vì
khách đặt hàng quá đông, bà chủ giục quá gấp mà thái phải tay, dây máu
ra sản phẩm là bà bắt đền tiền chỗ phở bị bẩn đó. Có chị nhân viên con
phải đi cấp cứu, túng quá, xin ứng trước một tháng lương, bà lạnh mặt từ
chối, bảo con mày ốm, nhỡ mày nghỉ việc luôn để trông con thì tao biết
mày ở đâu mà đòi.
Có lần thấy thằng cháu nội đưa cho mẹ nó mấy gói tăm của hội người mù,
xin mẹ 20.000 đồng mai đóng cho cô giáo, bà Hạnh giật phắt gói tăm trên
tay con dâu dúi vào túi cháu: “Mai đem trả cho cô giáo. Có gói tăm mà
bán những 20.000 đồng. Điên à?”. Rồi thấy ánh mắt của con dâu, bà biện
luận, thương người mù thì đến mà cho tiền họ, chứ mua tăm thế này biết
là giúp người mù hay người sáng…
Chuyện này làm cho chính ông chồng bà cũng phải phát khùng. Ông bảo: “Ai
lừa dối thì cứ để cho họ chịu quả báo vì cái tội của họ, sao bà có mấy
đồng cũng không cho đóng? Bà làm thế thì dạy cháu kiểu gì?”. Đời nào bà
Hạnh vì mấy câu của chồng mà nao núng, thế nên hai ông bà ngày một lạnh
nhạt với nhau.
Bà Hạnh biết chồng con phản đối mình, người xung quanh không ưa mình,
nhưng chẳng quan tâm. Vì chỉ cần đi với hội các bà đồng bóng lễ lạt khắp
nơi, bà lại nhận được những ánh mắt thán phục vì độ chịu chi của mình.
Bà lấy việc đi chùa, đi phủ làm vui…
-
Yêu28 phút trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Yêu17 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Yêu23 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.
-
Yêu1 ngày trướcSau nhiều lần tích cực “bật đèn xanh”, cô gái Thanh Hóa đã nhận được lời tỏ tình chân thành của chàng trai Malaysia.
-
Yêu1 ngày trướcTổn thương vì cưới vợ sau 7 ngày gặp gỡ nhưng 3 tháng đã ly hôn, anh Tuấn Liệt đến show hẹn hò mong tìm người yêu chung thủy và đã gặp được cô gái chưa yêu lần nào.
-
Yêu1 ngày trướcNhiều người luôn thấy mình nghèo mà không nhận ra một điều: Hôn nhân có thể giúp họ giàu lên.
-
Yêu2 ngày trướcVới hai cô gái, đám cưới từng là giấc mơ xa vời. Tuy vậy, nhờ tấm lòng bao dung và sự thấu hiểu của mẹ, cả hai đã được khoác áo cô dâu.
-
Yêu2 ngày trướcChúng ta luôn ngưỡng mộ những cuộc tình già, đôi bàn tay nhăn nheo vẫn không rời tay nhau. Rồi tự hỏi: Làm sao để giữ được một tình yêu bền bỉ đến thế?
-
Yêu2 ngày trước"Overthinking" là một hội chứng tâm lý suy nghĩ quá mức và có thể dẫn đến trầm cảm. Đôi khi, hạnh phúc của một cuộc hôn nhân cũng sẽ bị ảnh hưởng khi ta cưới một người… overthinking, nhìn đâu cũng ra lo lắng!
-
Yêu2 ngày trướcỞ tuổi 50, chị Bùi Thị Minh Hiền (Quảng Nam) được nhiều người khen “còn đẹp hơn hồi 40”. Trước những lời “có cánh” của bạn bè, chị Hiền thấy lâng lâng.
-
Yêu3 ngày trướcTrong bức thư gửi mẹ chồng cuối chương trình Mẹ chồng nàng dâu tập 411, nàng dâu xúc động chia sẻ tình cảm của mình dành cho mẹ.
-
Yêu3 ngày trướcSau khi nói chuyện, cô gái nhận ra mình và đàng trai có nhiều điểm không phù hợp nên quyết định từ chối, dù chưa ngồi vào ghế nóng của chương trình “Bạn muốn hẹn hò”.
-
Yêu3 ngày trướcVì tờ thực đơn đặc biệt với 14 món ăn được đặt tên độc lạ, chú rể Yên Bái gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười”.
-
Yêu3 ngày trướcBao nhiêu người đàn ông, à không, bao nhiêu người phụ nữ đồng ý với câu nói này của tôi? Bởi tôi biết, đàn ông đồng ý với câu nói này của tôi sẽ không lên tiếng đâu. Sao phải lên tiếng khi điều đó là một hiển nhiên mà họ đã làm mãi rồi! Những người đàn ông thành ý vẫn còn rất đông ngoài kia!