Nịnh vợ bên mâm cơm

Nhìn món bún chả vợ lạch cạch chuẩn bị cả sáng chủ nhật, anh Thiện hít hà rồi khen: ‘Bà xã anh "number one". Mấy bà bán bún chả đầu ngõ chắc cũng phải tôn vợ anh là ‘sư phụ’’. Sau đó, anh rối rít gắp chả, múc nước chấm vào bát cho vợ khiến vợ anh cười sung sướng, còn hứa tuần sau sẽ đãi chồng nhiều món ngon nữa.

Nhìn món bún chả vợ lạch cạchchuẩn bị cả sáng chủ nhật, anh Thiện hít hà rồi khen: ‘Bà xã anh "numberone". Mấy bà bán bún chả đầu ngõ chắc cũng phải tôn vợ anh là ‘sư phụ’’. Sauđó, anh rối rít gắp chả, múc nước chấm vào bát cho vợ khiến vợ anh cười sungsướng, còn hứa tuần sau sẽ đãi chồng nhiều món ngon nữa.

Anh Thiện bảo, thực ra bún chả không phải món anh thích, nước chấmvợ anh làm hơi mặn, lại chua quá, thịt nướng than hoa cũng hơi đen nhưng anhvẫn thích khen vợ, dù là món ngon – dở thế nào.

Vợ mình đã đi làm, lại tất tảngược xuôi chợ búa, cơm nước vì mình hay phải làm về muộn hơn, hoặc là hẹnhò bóng đá, cầu lông... với mấy anh em trong cơ quan. Nấu được bữa cơm, cựcthế nào mình biết cả vì hồi sinh viên, mình toàn tự nấu. Thế nên, vợ mìnhnấu món gì thì mình cũng thấy biết ơn lắm” – người chồng tâm lý chia sẻ.

Nịnh vợ bên mâm cơm

Ảnh minh họa

Cũng tâm lý chẳng kém gì anh Thiện,anh Sáng (quận Tân Bình, TP HCM) mỗi lần đi ăn hàng là lén thì thầm vào taivợ: “Món này ở đây họ nấu còn lâu mới bằng em nhỉ” khiến vợ anh cười “híhí” thích thú. Anh Sáng cho biết, học được “món nịnh vợ” này, anh cũng phảitrải qua “kinh nghiệm xương máu”.

Hồi mới cưới, biết vợ thích mục nấu ăn và hay bày vẽ món Tây, món Tàu, anhSáng không mấy hào hứng vì anh chỉ quen những món Việt Nam do mẹ anh nấu. Hễvợ anh làm món bánh ngọt kiểu Pháp, salad kiểu Nga hay mỳ Ý là anh chê, bảoăn không hợp, chỉ thấy buồn nôn... Đỉnh điểm một lần, vợ anh dỗi, đem toànbộ đồ ăn vừa làm trút vào thùng rác rồi “lệnh” rằng từ giờ, anh thích gì thìtự đi mà nấu. Báo hại mấy hôm liền, anh Sáng phải ăn mỳ tôm thay cơm để chờvợ... hết giận.

Rút kinh nghiệm từ đó trở đi, vợ nấumón ngon, anh khen đã đành, nếu có trót nấu món dở, anh Sáng cũng biết ý chêkhéo: “Mỳ Ý hôm nay em nấu cũng ngon nhưng anh vẫn thích thịt kho tàuhơn, mai em làm món đó nhé”. Như thế, anh Sáng vừa được ăn ngon, vừakhiến vợ anh mát lòng mát dạ, lại tránh được không khí ngột ngạt trong nhà.

“Mình cứ thử đặt mình vào vị tríngười nấu xem, mệt đứt hơi rồi lại bị chê ỏng eo thì ai chả bực” – anhSáng chia sẻ.

‘Cao tay’ nịnh vợ

Nhiều người chồng coi chuyện vợ chu toàn cơm nước là đương nhiên,ngon thì cứ ngồi ăn mà chẳng thấy được khen bao giờ, còn dở là chê ngay.Cũng có anh chồng miệt mài ăn, khi vợ hỏi: “Hôm nay em nấu ngon hay saomà ăn hết thế?” thì đáp dửng dưng: “Nấu ít thì chả ăn hết” hoặc “Ngonhay không thì không tự biết à?” khiến vợ... cụt hứng. Có người vợ than làchẳng bao giờ được chồng khen nấu ăn ngon mà bữa nào cũng nhận được lời khentừ con nhỏ.

Với người vợ, chuyện cơm nước đâu phải chỉ biết nấu để người thân ăn... đầycái bụng. Người vợ, người mẹ khi nấu ăn thường gửi vào đó cả tình yêu chồng,thương con, luôn muốn chọn những thứ ngon nhất, chịu khó đổi món để thấychồng con ngon miệng là mình cũng hạnh phúc.

Vì thế, nếu có một người chồng tâm lý,biết trân trọng nỗ lực của vợ thì một câu khen hoặc chê có chọn lọc cũngkhiến người vợ vui vẻ, bao nhiêu mệt mỏi dường như tiêu tan mất. Không ítngười chồng chẳng quen khen vợ nên mở miệng là thấy ngại. Vì thế, có thể bắtđầu đơn giản là: “Canh hôm nay em nấu ngon đấy” hoặc “Thịt kho vừamiệng quá”, “Cá rán thật là thơm”... Còn nếu muốn góp ý thì cũng cầnkhéo, chẳng hạn: “Canh em nêm nhạt chút nữa thì ngon hơn đấy” hoặc “Hình nhưrau xào hôm nay quá lửa hơn hôm trước”... Từ đó, người vợ sẽ biết tiếp thu ýkiến của chồng và ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Học cách khen nhau (không chỉ chuyện nấu ăn mà cả những chuyện khác nữa)cũng là điều vợ chồng nên học hỏi và thường xuyên áp dụng. Đừng coi những gìngười bạn đời làm cho mình là lẽ đương nhiên nên mình cũng đương nhiên đượchưởng thụ. Vợ chồng nên biết trân trọng công sức của nhau, đó cũng là bíquyết giữ hạnh phúc.

Theo Ngọc Bình
Mevabe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.