Sốc với nhạc chế: Từ chuyện tình lan can đến... chuồng trâu!

Chế nhạc bằng ngôn ngữ vỉa hè

Thời gian gần đây, cư dân mạng xôn xao khibài hát chế "Chuyện tình lan can" từ lời ca khúc "In the army now" - StatusQuo và hiện tượng Don Nguyễn với clip nhép ca khúc "Teen vọng cổ" được uplên.
 
Hòa nhịp với trào lưu, nhiều bạn trẻ cũng đưavào weblog để chia sẻ với bạn bè. Tuy nhiên, đằng sau sự "ngẫu hứng" gâycười là những ca từ thô tục và hình ảnh phản cảm.

Chế nhạc bằng ngôn ngữ vỉa hè

Lọt vào top xếp hạng bài hát chế"hay nhất" phải kể đến ca khúc "Chuyện tình lan can" (nhạc nước ngoài) do Rùa a- Black Dragon trình bày. Tác phẩm này được nhiều bạn trẻ rỉ tai nhau, các diễnđàn không ngớt lời quảng cáo ca khúc hot nhất, blog bình luận, giới thiệu:"Mời pà kon cùng nghe và cười", "bài hát hot nhất đấy mời cả nhà nghe thử".

Sốc với nhạc chế: Từ chuyện tình lan can đến... chuồng trâu!

Hình ảnh clip "Chuyện tình lan can"

Tò mò, tôi cũng thử vào nghe bàihát tạm gọi là "Chuyện tình lan can". Phải nói là tôi giật mình và cảm thấy rấtbất ngờ về phong cách thẩm âm của giới 9X. Ca từ nhí nhố, clip hình ảnh phản cảmvà thậm tệ hơn là những từ ngữ "nhạy cảm", thô tục. Điều đáng nói là trong đoạngiới thiệu, họ hoàn toàn không nhắc đến nguồn gốc của bài hát và coi như đó làmột sáng tác mới. Thật buồn cười khi một bài hát sôi động, được nhiều bạn trẻyêu mến lại được biến tấu một cách lạ lùng và đầy chất "rượu chè" như vậy: "Trong đêm trăng thanh, em gọi nhầm tên anh/Anh lao lên tung quả đá song phi, emđập vào lan can / ô ú ô, em đập vào lan can.... Đêm nay anh mang chai rượu ralan can (làm gì)/Em đi xa anh ngồi nghĩ lan man / tâm sự cùng lan can/ ô ú ô,tâm sự cùng lan can (điên thật rồi)..."

Lần giở thông tin trên mạng, tôibiết được cái gọi là sự thật về tác giả của "Chuyện tình lan can". Bài nhạc chế"Chuyện tình lan can" đặc biệt thu hút được sự chú ý của giới trẻ, mặc dù trongđó có một số ngôn ngữ "vỉa hè" được phóng tác bởi 5 anh chàng sinh viên trongnhóm "Bang Chém gió". Đợt đó, sinh viên trường Ngoại Thương lên Xuân Hòa (VĩnhPhúc) tập quân sự, có một chương trình ca nhạc. Sau chương trình đó, nhóm nàynghĩ là phải có bài gì về thời gian tập quân sự mà vui vui và đã lấy nhạc nềncủa bài "In the army now"  để bịa lời thành "Chuyện tình lan can". 5 chàng sinhviên đã thu âm như trên sàn nhạc, có 1 mic, chương trình phần mềm và ghi ta. Banđầu, họ post lên sannhac.com vì mọi người đều tham gia trên đấy và cuối cùnghiệu ứng "Chuyện tình lan can" toả khắp trên mạng từ các trang nghe nhạc đếnYoutube, Baamboo.

Sốc với nhạc chế: Từ chuyện tình lan can đến... chuồng trâu!

Ngay sau "Chuyện tình lan can",hiệu ứng của bài hát chế "Chuyện tình chuồng trâu" từ lời ca khúc "Ngôi nhà hoahồng" (Quang Vinh- Bảo Thy) cũng được phát tán rộng trên mạng với lời giớithiệu: "Vâng, kính thưa quý vị và các bạn, sau đây sẽ là một câu chuyện rấtlà buồn về một chàng trai và một cô gi... ấy chết, nhầm nhầm, cô gái. Đó là...ca khúc "Chuyện tình chuồng trâu". Với sự thể hiện của ca sĩ Quang và Enli Mon.Đó là một câu chuyện thật là buồn mà... cũng rất là lãng mạn". Nếu chỉ nghelời giới thiệu thì bất kỳ ai cũng không thể hình dung đó là một bài hát thô tục,kỳ quái: "Em mơ ngày xưa đôi ta có ngôi nhà cao tầm 2 mét rưỡi... /Thế rồichợt tỉnh dậy thì hóa ra chuồng trâu /Với con bò đang nằm bên ngáy to (Khẹtkhẹt)./Em không quên ngày xưa đôi ta /Vẫn hay ngồi bên chuồng trâu chém gió...".Thôi thì việc đặt lời Việt cho ca khúc ngoại cũng chẳng có gì xa lạ với ngườinghe nhưng việc biến hoá xuyên tạc đến mức này thì... hết chỗ nói. Ảnh hưởng củanó đến cộng đồng sẽ không dừng lại ở... chiếc lan can hay cái chuồng trâu!

"Nhép bẩn" gây sốc

Mỗi khi lướt nét, bên cạnh nhữngdòng "nhạc chế" thì "hát nhép" theo các nghệ sĩ cũng được coi như một trò giảitrí, một màn diễn gây cười vui nhộn đối với dân cư mạng. Hát nhép với nhữngngười hoạt động nghệ thuật chân chính là điều tối kỵ nhưng hát nhép trên mạngnhư một trào lưu. Có những ca sĩ nổi như cồn nhờ hát nhép. Điều đáng nói là đãbắt đầu xuất hiện những "nhép-per" biến thái với những clip nhép bẩn, ca từxuyên tạc nhố nhăng và hình ảnh phản cảm!

Sốc với nhạc chế: Từ chuyện tình lan can đến... chuồng trâu!
Don Nguyễn với clip nhép "Teen vọng cổ"

Mới đây cư dân mạng đượcchứng kiến "ngôi sao" Don Nguyễn (tên thật Nguyễn Đức Chung- du học sinhngành kinh tế ở Mỹ) tung ra những clip nhép theo các vai diễn của Thúy Nga,Thành Lộc, các ca khúc của Phương Thanh lên trang chia sẻ video YouTube. Khảnăng bắt chước của Don đã thu hút hàng trăm ngàn lượt người vào trang webnày và cư dân mạng hết lời khen gợi...

Trước hiện tượng như Don Nguyễn,nhiều người đang bị cuốn vào trào lưu hát nhép với một phong cách chơi trội,sành điệu, đủ trò quái dị để làm cho clip nhép của mình trở nên nổi tiếng, khácngười và có thể gây sốc! Muốn tìm kiếm một clip hát nhép bẩn theo chiều hướngsexy, biến thái, phản cảm trên mạng chỉ cần một động tác nhấp chuột. Hỡi ôi, đủcác ca khúc nhép được dàn dựng với rất nhiều cấp độ gây sốc!

Cư dân mạng đã được chứng kiếnmàn trình diễn thiếu vải của hai cô gái trong clip nhép ca khúc "Bụi bay vàomắt" (ca sĩ Phạm Quỳnh Anh). Nhiều người phải giật mình trước sự mời gọi vô tưcủa hai nữ sinh xinh đẹp trong tư thế nằm sấp trên giường với chiếc áo cổ rộngthênh thang. Những người nhát gan sẽ không khỏi hãi hùng khi xem clip nhái bài"Cầu vồng khuyết" của ca sĩ Tuấn Hưng (do một nhóm tự xưng là Vip Biên Hòa thựchiện) có những hình ảnh cực kỳ bạo lực và man rợ với cảnh làm thịt một chú chó.Hay clip nhép bài hát "Honey" của ca sĩ Hồ Quỳnh Hương do một nàng áo hai dây,váy cũn cỡn thể hiện...

Những clip nhép bẩn xuất hiệnngày càng nhiều trong thời gian gần đây đã khiến cho cộng đồng mạng có một cáinhìn khác về hát nhép. Không còn dừng lại ở mục đích tốt đẹp ban đầu là mang lạisự vui vẻ, thỏa mãn nhu cầu giải trí cho mọi người, hát nhép bỗng chốc trở thànhhình thức chơi trội lố lăng, phản cảm.

Theo Đời sống Pháp luật




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.