Những cách chống gian lận trong thi cử kì quặc trên thế giới

Để chống lại gian lận trong thi cử, khá nhiều biện pháp kỳ lạ đã được nhiều trường trên thế giới áp dụng.

Để chống lại gian lận trong thi cử, khá nhiều biện pháp kỳ lạ đã được nhiều trường trên thế giới áp dụng.

Sử dụng loại mũ đặc biệt

Vì lo ngại trước vấn đề gian lận trong thi cử, trường đại học Kasetsart ở Băng Cốc, Thái Lan đã dùng một biện pháp đặc biệt khi bắt học sinh đội một cái mũ với hai tờ giấy A4 được gắn ở 2 bên trên một chiếc vòng tròn bằng giấy và đeo lên đầu. Bức ảnh trên đã được đăng lên Facebook của trường nhưng sau đó đã được gỡ bỏ xuống vì tranh cãi về việc có hay không việc sỉ nhục học sinh khi bắt các em đội những chiếc mũ kỳ lạ này.

Bắt đầu từ xu hướng có vẻ kì lạ này, nhiều trường ở thủ đô Băng Cốc, Thái Lan cũng đã biến tấu thành rất nhiều những chiếc mũ độc đáo bằng giấy khác để các em học sinh đội vào trong khi làm bài kiểm tra nhằm chống việc gian lận trong thi cử.

Làm bài thi giữa sân trường

Với hàng loạt cách gian lận tinh vi trong thi cử của học sinh Trung Quốc, một trường học ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã cho các học sinh làm bài thi cuối kì ở giữa sân trường để chống lại việc gian lận trong thi cử.

Khá nhiều trường ở Trung Quốc đã áp dụng hình thức thi cử lạ đời này. Các thầy cô còn nhờ cậy đến rất nhiều công cụ hiện đại để có thể quan sát nhất cử nhất động của học sinh rõ ràng hơn như sử dụng ống nhòm, máy ảnh có độ phân giải cực nét , thậm chí còn bố trí đến hơn 80 giám thị ngồi trên thang.

 

Sử dụng máy quay giám sát

Cứ vào tháng 6 hằng năm, khoảng hơn 10 triệu học sinh Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh Đại học quốc gia Trung Quốc, Gaokao, một trong những kỳ thi áp lực nhất trên thế giới. Sau khi kết thúc kì thi, chỉ có khoảng 60% học sinh được nhận vào trường Đại học quốc gia.

Rất nhiều học sinh đã chuẩn bị sẵn mọi hình thức gian lận cho kì thi quan trọng nhất đời mình, vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đã không ngần ngại khi lắp đặt một hệ thống máy quay giám sát chuyên nghiệp và máy dò sóng thiết bị điện tử để ngăn chặn việc liên lạc ra bên ngoài của các học sinh bằng tai nghe không dây hay radio 2 chiều. 


Theo Yan/SKCĐ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.