- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sinh viên đòi… gian lận thi cử
Quyền được gian lận không phải là điều gì đó quá kỳ lạ mà là cách nói mỉa mai về hệ thống giáo dục lỗi thời của Ấn Độ
Quyền được gian lận không phải là điều gì đó quá kỳ lạ mà là cách nói mỉa mai về hệ thống giáo dục lỗi thời của Ấn Độ
Sinh viên Ấn Độ bắt đầu bàn tán về quyền được gian lận thi cử khi mà nạn hối lộ trong các kỳ thi đại học đang trở nên phổ biến. Thậm chí còn xuất hiện một bộ phận giới trẻ làm “cò” để kết nối các sinh viên muốn thi đậu và những cán bộ nhà trường muốn kiếm thêm. Theo đài BBC, giám thị gác thi cũng không dám đụng đến những sinh viên là người nổi tiếng ở địa phương hoặc có “máu mặt”. Nhiều lúc họ cũng xanh mặt khi học trò là côn đồ thứ thiệt để dao trên bàn thi với ngụ ý “để tôi yên”.
Chứng kiến cảnh người giàu và quyền lực có thể dùng tiền để mua điểm cao, Pratap Singh, sinh viên một trường đại học ở bang Uttar Pradesh, cho rằng gian lận trong thi cử là “quyền dân chủ” của sinh viên nghèo. Anh chia sẻ với đài BBC: “Hệ thống đại học Ấn Độ đang gặp khủng hoảng. Gian lận xảy ra ở mọi cấp độ. Học sinh hối lộ để được nhập học và có kết quả tốt. Sinh viên nghiên cứu thì thuê các giáo sư viết luận án cho mình”.
Cùng suy nghĩ là Pinki Singh, đang theo học một trường đại học nổi tiếng tại bang Uttar Pradesh. Cô ngao ngán: “Chương trình giảng dạy nghèo nàn, giáo viên dạy không đúng cách. Chúng tôi phải thuê gia sư hoặc tự học từ sách vở. Điểm số cũng không phản ánh được chính xác học lực bởi sinh viên chỉ cần mua sách giải và học thuộc đáp án. Hồi năm nhất, tôi cắm đầu học nhưng các anh chị khóa trên bảo tôi hãy mua sách giải đi”.
Vào những năm 1990, thủ hiến bang Uttar Pradesh buộc phải nhượng bộ làn sóng biểu tình ủng hộ gian lận thi cử bằng cách bãi bỏ một đạo luật “chống sao chép”. Giờ đây, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang nỗ lực thay đổi bằng cách ban hành những quy định mới cho ngành giáo dục bậc cao, đồng thời tăng 1/5 kinh phí hỗ trợ cho các trường đại học. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cải cách giáo dục là công việc của chính quyền các bang chứ không phải thuộc về chính phủ và các bang như Uttar Pradesh đã không đầu tư đủ cho trường đại học ở địa phương. Chính vì vậy, quyền được gian lận không phải là điều gì đó quá kỳ lạ mà là một cách nói mỉa mai về hệ thống giáo dục lỗi thời của Ấn Độ.
Giới trẻ Thái Lan không ngại gian lận
Dù không đòi quyền gian lận trong thi cử như sinh viên Ấn Độ nhưng phần lớn giới trẻ Thái Lan không xem đây là hành động sai trái nghiêm trọng. Theo một khảo sát mới đây, 81% người được hỏi từ 15-24 tuổi thừa nhận đã gian lận trong các kỳ thi và 63% học sinh thú nhận từng điểm danh giúp bạn cúp học. Ngoài ra, khoảng 25% người cảm thấy không vấn đề gì khi hối lộ giám thị để có bằng lái xe. Cuộc khảo sát của Tổ chức Khon Thai Foundation và Công ty Nghiên cứu thị trường GfK Thái Lan cũng cho thấy khoảng 90% người được hỏi chịu sức ép về chuyện học hành.
Để giải quyết thực trạng trên, cuộc nghiên cứu cho rằng các gia đình cần quan tâm nuôi dạy con tốt, chính phủ nên hỗ trợ các chương trình phúc lợi xã hội nhằm giúp gia tăng sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh chính sách giáo dục phù hợp, truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức và thúc đẩy các hoạt động lành mạnh cho giới trẻ.
người Lao Động
-
Thế giới3 giờ trướcMột bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.
-
Thế giới3 giờ trướcChỉ vài giờ sau khi nhậm chức Tổng thống, ông Donald Trump sẽ triển khai một loạt chính sách như đã hứa trong chiến dịch tranh cử, gồm cả trục xuất quy mô lớn những người nhập cư trái phép.
-
Thế giới3 giờ trướcNgười phụ nữ cao nhất thế giới và người phụ nữ thấp nhất thế giới đã gặp nhau trong một buổi trà chiều tại London, Anh để kỷ niệm Ngày Kỷ lục Thế giới Guinness.
-
Thế giới4 giờ trướcĐoạn clip gây sốc đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc vì hành vi phản giáo dục của giáo viên mầm non.
-
Thế giới4 giờ trướcNgười đàn ông vô tình đốt vợ trong lúc cãi nhau. Hậu quả, cặp vợ chồng và hai con trai của họ đều bị bỏng.
-
Thế giới7 giờ trướcTheo sách Kỷ lục Guinness, Ambati từng được công nhận là bác sĩ trẻ nhất thế giới. Hiện tại, ông là chuyên gia nhãn khoa hàng đầu đang làm việc tại Mỹ.
-
Thế giới7 giờ trướcMột mỏ vàng khổng lồ với trữ lượng ước tính hơn 1.000 tấn đã được phát hiện ở Trung Quốc, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin, dẫn nguồn cơ quan địa chất tỉnh Hồ Nam.
-
Thế giới7 giờ trướcPhát hiện này đã khiến cặp vợ chồng thu mua phế liệu vô cùng bàng hoàng.
-
Thế giới7 giờ trướcSau 20 năm ly hôn vì chồng ngoại tình, người vợ bỏ qua mọi lỗi lầm, quay lại chăm sóc chồng cũ bại liệt.
-
Thế giới8 giờ trướcMột tác phẩm của nghệ sĩ Maurizio Cattelan, bao gồm một miếng băng keo và một quả chuối dán trên tường, đã được bán với gần 160 tỷ đồng.
-
Thế giới11 giờ trướcSau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.
-
Thế giới11 giờ trướcCô gái trở thành tâm điểm chú ý trên mạng xã hội sau hành động liều lĩnh của mình tại vườn thú.
-
Thế giới11 giờ trướcĐám cưới đang diễn ra vui vẻ, cô dâu cười rạng ngời hạnh phúc thì chú rể bật video "nhá hình" cô dâu thân mật với người đàn ông khác khiến cả hội trường xôn xao.
-
Thế giới21 giờ trướcCác video của bà mẹ 2 con chứa đầy những kỷ niệm thú vị về con trai và những lời khuyên hướng đến vợ tương lai của họ. Cô muốn trở thành mẹ chồng mà các con dâu có thể tin tưởng.