- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ấn Độ: Giới ăn mày lập ngân hàng đề phòng khủng hoảng
Giám đốc, thủ quỹ, thư ký và nhân viên trong ngân hàng đều là những ăn mày lăn lộn kiếm sống ở cổng đền.
Ngày 28/3, báo chí Ấn Độ cho hay một nhóm ăn mày ở bang Bihar của nước này đã lập một ngân hàng do họ tự điều hành và quản lý để đảm bảo an ninh tài chính đề phòng những thời kỳ “khủng hoảng”.
Theo tờ Indian Times, hàng chục ăn mày kiếm sống tại cổng đền Maa Manglagauri Mandir ở thị trấn Gaya suốt nhiều năm qua đã đi đến quyết định thành lập ngân hàng đặc biệt này và đặt tên là ngân hàng Mangala.
Ông Raj Kumar Manjhi, một trong 40 ăn mày sáng lập ra ngân hàng đặc biệt này cho biết: “Đúng là chúng tôi đã tự mình thành lập một ngân hàng. Giám đốc, thủ quỹ, thư ký cùng 2 nhân viên đang quản lý và vận hành ngân hàng này đều là ăn mày”.
Với một chút trình độ đủ để làm các phép tính và các công việc khác của ngân hàng, ông Manjhi được cử làm giám đốc, và mỗi ăn mày được yêu cầu gửi vào đây 20 rupee vào mỗi thứ Ba hằng tuần, đồng nghĩa với việc mỗi người sẽ góp vào quỹ của ngân hàng 800 rupee mỗi tháng.
Ông Malti Devi, thư ký của ngân hàng cho biết: “Ý tưởng này được manh nha từ năm ngoái với niềm hy vọng rất lớn rằng nó sẽ hoàn thành những khát vọng của giới ăn mày, đó là có một nguồn quỹ đảm bảo trong thời kỳ khó khăn. Hiện ăn mày chúng tôi vẫn không được đối xử tốt trong xã hội, vì chúng tôi là những kẻ nghèo nhất trong những người bần hàn”.
Hiện ông Malti đang tìm cách giới thiệu dịch vụ của ngân hàng cho ngày càng nhiều ăn mày trong khu vực hơn, bằng cách lập các tài khoản gửi tiền cho họ. Đây được coi là khoản tiền đảm bảo cho họ trong lúc ốm đau, bởi những ăn mày này hầu hết đều không được hưởng các chế độ an sinh xã hội.
Bà Nagina Devi, vợ của ông Manjhi giữ cương vị thủ quỹ của ngân hàng, với nhiệm vụ chính là quản lý nguồn tiền mà các ăn mày hằng tuần gửi vào đây.
Nhiệm vụ của “nhân viên tín dụng” Vanarik Paswan là hằng tuần đến thu tiền của các ăn mày không có điều kiện trực tiếp đến ngân hàng nộp tiền.
“Giám đốc” Manjhi cho biết chính ngân hàng này đã cứu giúp ông trong một tình cảnh khẩn cấp vào hồi đầu tháng. Lúc đó, con gái ông bị bỏng nặng trong lúc nấu ăn, và ngân hàng đã cho ông vay 8.000 rupee để chữa trị cho con mà không phải trả lãi.
Ông nói: “Đây là một minh chứng rằng ngân hàng có thể giúp những ăn mày như tôi vượt qua hoạn nạn, bởi ngân hàng này không cần những giấy tờ, thủ tục đảm bảo như các ngân hàng quốc doanh hay tư nhân khác”.
Nhiều ăn mày trong vùng cho biết họ rất vui khi biết rằng giờ đây mình đã có một tài khoản trong ngân hàng, nơi họ có thể gửi gắm những đồng tiền “xương máu” của mình.
Bà Rita Masomat cho biết bà quyết định gửi tiền vào ngân hàng này để đề phòng những rủi ro trong tương lai, khi bà trở nên già yếu. Điều bà cảm thấy tin tưởng là ngân hàng này do chính những ăn mày điều hành, với những quy định và nguyên tắc do chính họ lập ra.
Theo Dân Việt
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người