Kỷ lục thế giới về những phụ nữ mang bầu lâu nhất

Mới đây, tại tỉnh Bắc Giang của Việt Nam, người ta đã được biết đến một phụ nữ sinh con sau 21 tháng mang bầu, rất có thể chị sẽ được công nhận là người phụ nữ mang bầu lâu nhất thế giới.

Mới đây, tại tỉnh Bắc Giang của Việt Nam, người ta đãđược biết đến một phụ nữ sinh con sau 21 tháng mang bầu, rất có thể chị sẽđược công nhận là người phụ nữ mang bầu lâu nhất thế giới, bởi lẽ hiện nay,kỷ lục Guiness về người phụ nữ mang thai lâu nhất đang thuộc về cô AnissaAugust với 17 tháng 11 ngày mang thai.

Thai già tháng, hay còn gọi là “chửa trâu” là khái niệm chỉ người phụ nữmang thai quá 9 tháng 10 ngày mà vẫn chưa sinh. Họ coi đó là hiện tượng bìnhthường của thai nghén, thậm chí còn hy vọng là con mình sẽ có trọng lượnglớn vì thai nghén kéo dài.

Trên thế giới đã từng ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ mang thai quá lâunhưng vẫn sinh ra em bé khỏe mạnh. Thông thường, một chu kỳ thai nghén kéodài khoảng 280 ngày. Tuy nhiên có những trường hợp đặc biệt, em bé nằm trongtử cung của mẹ đến hơn 300 ngày mới chịu ra đời.

Kỷ lục thế giới về những phụ nữ mang bầu lâu nhất

Vào năm 1998, một phụ nữ mang tên Anissa August đã cho ra đời một bé trai khỏe mạnh sau 17 tháng 11 ngày mang bầu tại bệnh viện King’s Daughter Clinic thuộc thành phố Temple, Texas, Mỹ

Vào năm 1998, một phụ nữ mang tên Anissa August đã cho ra đời một bé traikhỏe mạnh sau 17 tháng 11 ngày mang bầu tại bệnh viện King’s Daughter Clinicthuộc thành phố Temple, Texas, Mỹ. Hiện cô là người mang thai lâu nhất đượcghi vào Sách kỷ lục Guinness thế giới .

Một trường hợp mang thai già tháng khác được ghi nhận là cô JacquelineDubois. Cô Dubois và chồng đã có một thời gian rất dài trăn trở trong việctìm tên cho con trai của họ, bởi vì đợi mãi mà em bé không chịu chào đời.Cuối cùng, vào đầu năm 2000, cậu bé cũng chịu chui ra khỏi bụng mẹ sau 15tháng 10 ngày vất vả, “mang nặng đẻ đau”.

Vào ngày 10/2/1944, một phụ nữ cũng từng làm cho các bácsỹ sản khoa phải kinh ngạc khi sinh con sau 375 ngày mang bầu (tương đương12 tháng rưỡi) mà đứa trẻ vẫn sống xót. Đó là cô Beulah Hunter, khi ấy mới25 tuổi.

Thời điểm đó đã có rất nhiều suy đoán về tính hợp lệ của thai kỳ này, một sốbác sỹ tin rằng Beulah Hunter phải có thai, bị sảy thai rồi mang thai lạingay mà cô không hề hay biết thì mới có thể có thời gian chậm kinh lâu đếnvậy.

Thời gian gần đây, nhờ những tiến bộ của y học và sự phổ biến của máy siêuâm nên các trường hợp mang thai già tháng hiếm khi xảy ra. Đa số các sản phụđều chọn phương pháp mổ đẻ khi thấy em bé nằm trong tử cung quá lâu (hơn 42tuần) để đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.

Kỷ lục thế giới về những phụ nữ mang bầu lâu nhất

Một trường hợp mang thai già tháng khác được ghi nhận là cô Jacqueline Dubois

Bào thai hóa thạch 46 năm trong bụng mẹ

Tuy vậy, một trường hợp kinh ngạc nhất mà khoa học từng ghi nhận là bào thainằm chết 46 năm trong bụng mẹ mới được phát hiện và đưa ra ngoài. Năm 1955,một cô gái 26 tuổi mang thai đứa con đầu lòng tại một ngôi làng nhỏ ở thànhphố cảng Casablanca. Nhưng phải đến 46 năm sau, cô mới sinh hạ “em bé”.

Năm ấy, sau 48 giờ đau đẻ quằn quại, cô Zahra Aboutalib được chuyển tới bệnhviện địa phương. Các bác sĩ thông báo cô sẽ phải mổ đẻ. Trong phòng chờ,Zahra đã chứng kiến cảnh một người phụ nữ đau đớn vật vã và đã chết tronglúc sinh. Cô trốn khỏi bệnh viện vì sợ rằng mình sẽ có cùng số phận như vậynếu ở lại.

Kỷ lục thế giới về những phụ nữ mang bầu lâu nhất

Trường hợp kinh ngạc nhất mà khoa học từng ghi nhận là bào thai nằm chết 46 năm trong bụng mẹ mới được phát hiện và đưa ra ngoài.

Những ngày tiếp theo, Zahra tiếp tục bị những cơn đau đẻ hành hạ nhưng em bévẫn không chịu ra. Tuy nhiên, sau vài ngày, những cơn đau chấm dứt và đứa bécũng ngừng đạp. Trong văn hóa Ma-rốc, người ta tin rằng đứa con có thể ngủtrong bụng người mẹ để bảo vệ trinh tiết của họ. Zahra tin điều mê tín nàyvà quên dần việc mình đang mang thai, cô đã nhận 3 đứa trẻ làm con nuôi.Thời gian thấm thoắt trôi đi, cô gái ngày nào giờ đã lên chức bà.

Năm bà Zahra 75 tuổi, những cơn đau bỗng nhiên quay trở lại. Con trai Zahrarất lo lắng và đã đưa bà đến gặp một bác sĩ chuyên khoa ở thủ đô Rabat. Saukhi quét cộng hưởng từ MRI, vị chuyên gia đưa ra một kết luận thật bất ngờ:đó chính là đứa con mà Zahra đã mang thai 46 năm trước.

Em bé đã bị vôi hóa. Bà Zahra đã mang thai ngoài tử cung. Khi bào thai ngàycàng to dần, nó làm vỡ ống dẫn trứng, tiếp tục phát triển trong ổ bụng vàsống sót bằng cách gắn nhau của nó vào các cơ quan nội tạng quan trọng trongbụng bà Zahra.

Khi các bác sĩ thực hiện phẫu thuật, họ phát hiện ra bào thai đã bị vôi hóa,là một khối cục rất rắn và đặc. Về cơ bản đó là một "em bé đá":. Một điềugây lo lắng hơn là em bé đã gắn chặt với thành bụng và các bộ phận quantrọng trong người bà Zahra. Dù vậy, sau 4 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đãlấy ra bào thai thành công. "Em bé ngủ" nặng 3,2 kg và dài 42 cm.

Theo VTC


 
 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.