- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lạ lùng phong tục về rắn
Cũng tương tự một số loài động vật khác, rắn đã hiện diện trong đời sống tâm linh của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới từ ngàn xưa, trong đó có nhiều phong tục lạ lùng như tắm rắn bằng sữa, dùng rắn chữa bệnh…
Cũng tương tự một số loài động vật khác, rắn đã hiện
diện trong đời sống tâm linh của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới
từ ngàn xưa, trong đó có nhiều phong tục lạ lùng như tắm rắn bằng sữa,
dùng rắn chữa bệnh…
Trong mùa lễ hội Naga-Panchami (lễ hội rắn) giữa tháng 7-8, hàng trăm tín đồ kéo về hành lễ tại ngôi đền ở thành phố Amritsar, bang Punjab, miền Bắc Ấn Độ. Vào ngày chính lễ, từng đoàn người thức dậy từ tờ mờ sáng, dập dìu ra sông tắm rửa để “tẩy uế” trước khi tiến hành nghi thức tắm sữa cho rắn.
2. Tục thổi kèn thôi miên rắn
Tại một bộ tộc ở phía Nam bang Gujarat - Ấn Độ có một tục lệ vô cùng đặc biệt là thôi miên rắn. Tục này được truyền dạy cho mọi người trong tộc từ năm 2 tuổi với nhiều quy định khắt khe như phải giữ khoảng cách ngồi tạo khoảng cách với con rắn như thế nào cho phù hợp.
3. Rắn và nghi lễ trưởng thành
Ngày xưa, ở phía Bắc nước Úc, hình tượng rắn ngũ sắc gắn liền với các nghi lễ trưởng thành. Khi ấy, trong nghi lễ trưởng thành, người ta dựng lại truyền thuyết một người bị rắn ngũ sắc nuốt, sau đó rắn khạc ra đứa bé. Cái chết tạm thời của đứa bé tượng trưng cho sự bước sang giai đoạn trưởng thành. Ảnh: SOHU
4. Rắn chữa bệnh
Ở vùng cao nguyên phía Bắc của núi Elgon, nằm giữa Uganda và Kenya, rắn có thể tự do vào nhà người dân mà không hề bị giết. Đó là vì người dân tin rằng giết rắn là giết tổ tiên của mình. Không chỉ vậy, ở đây, rắn được xem là vị thần chữa bệnh và ban phát con cái. Ảnh: AP
5. Tục thờ thần rắn ở Trung Quốc
Từ Bắc chí Nam Trung Quốc, các đền miếu thờ rắn nhiều vô kể, đặc biệt là ở các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông.
1. Tắm rắn hổ mang bằng sữa
Trong mùa lễ hội Naga-Panchami (lễ hội rắn) giữa tháng 7-8, hàng trăm tín đồ kéo về hành lễ tại ngôi đền ở thành phố Amritsar, bang Punjab, miền Bắc Ấn Độ. Vào ngày chính lễ, từng đoàn người thức dậy từ tờ mờ sáng, dập dìu ra sông tắm rửa để “tẩy uế” trước khi tiến hành nghi thức tắm sữa cho rắn.
Rắn hổ mang chúa được nắm chặt để các tín đồ nhanh chóng tưới sữa
bò khắp người chúng, rồi dâng hoa tươi lên thần rắn. Theo quan niệm của
đạo Hindu, nhìn thấy rắn hổ mang là một điều may mắn và dấu hiệu cho
thấy tương lai hạnh phúc, ăm ắp tiền tài. Ảnh: CHINA NEWS
2. Tục thổi kèn thôi miên rắn
Tại một bộ tộc ở phía Nam bang Gujarat - Ấn Độ có một tục lệ vô cùng đặc biệt là thôi miên rắn. Tục này được truyền dạy cho mọi người trong tộc từ năm 2 tuổi với nhiều quy định khắt khe như phải giữ khoảng cách ngồi tạo khoảng cách với con rắn như thế nào cho phù hợp.
Khi tiến hành nghi lễ, rắn được đặt trong chiếc giỏ
nhỏ hình tròn được kết bằng các nguyên liệu tự nhiên. Rắn được coi như
vật thần thánh và “được” thôi miên bằng loại nhạc cụ đặc biệt. Người
thổi thành công khi con rắn lắc lư theo tiếng kèn. Ảnh: SOHU
3. Rắn và nghi lễ trưởng thành
Ngày xưa, ở phía Bắc nước Úc, hình tượng rắn ngũ sắc gắn liền với các nghi lễ trưởng thành. Khi ấy, trong nghi lễ trưởng thành, người ta dựng lại truyền thuyết một người bị rắn ngũ sắc nuốt, sau đó rắn khạc ra đứa bé. Cái chết tạm thời của đứa bé tượng trưng cho sự bước sang giai đoạn trưởng thành. Ảnh: SOHU
4. Rắn chữa bệnh
Ở vùng cao nguyên phía Bắc của núi Elgon, nằm giữa Uganda và Kenya, rắn có thể tự do vào nhà người dân mà không hề bị giết. Đó là vì người dân tin rằng giết rắn là giết tổ tiên của mình. Không chỉ vậy, ở đây, rắn được xem là vị thần chữa bệnh và ban phát con cái. Ảnh: AP
5. Tục thờ thần rắn ở Trung Quốc
Từ Bắc chí Nam Trung Quốc, các đền miếu thờ rắn nhiều vô kể, đặc biệt là ở các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông.
Theo người xưa, ngày 12-4 âm lịch là ngày sinh của
xà vương nên người dân đi cúng tế đông đúc. Dân gian thường cúng thần
rắn bằng các loài ếch nhái vì họ cho rằng lúc còn sống, rắn thích ăn
thịt ếch nhái. Ảnh: THE STAR
-
Thế giới30/11/2019Giá thuê một người giúp việc khoả thân lên tới 2,2 triệu đồng/giờ và giá rẻ nhất là 1,6 triệu đồng/giờ với người giúp việc mặc nội y
-
Thế giới30/11/2019Mặc dù hành động này của trung tâm bách hóa xuất phát từ ý nghĩa tốt nhưng có lẽ như đã vấp phải nhiều sự chỉ trích của mọi người