Philippines : Kinh hoàng sống trên mộ táng

Và dù Ramos tin rằng không có một con ma nào trong nghĩa địa, em trai của cô, Marcelo, 16 tuổi, lại cười và khẳng định điều ngược lại. “Nhưng chẳng có gì phải lo cả” cậu bé hùng hồn “Nếu một con ma tìm tới, chúng tôi sẽ chửi bới để nó bỏ đi”. Theo Marcelo, ngoài ma cộng đồng dân cư ở đây còn phải đương đầu với “aswang” hay những mụ phù thủy hút máu người

Tình cảnh đất chật người đông do làn sóng dicư của dân nghèo nông thôn tới thành thị ở Philippines khiến cho nước này xuấthiện những khu dân cư đặc biệt - nơi người sống ở chung với người chết.

Dựng nhà, ăn ở, sinh hoạt trên mộ

Ngôi nhà của Emmalyn Ramos có tầm nhìn tuyệt vời, trông rõ khung cảnh mờ ảo củathủ đô Manila nằm phía xa xa. Đó sẽ là nơi không thể hoàn hảo hơn để sống, nếunhư bạn không ngại việc những mảnh xương người nằm rải rác bên ngoài cửa nhàRamos. Cư dân nghèo phải sống chung với người chết trong một nghĩa trang ở quậnNavotas nằm ở phía Bắc Manila, một trong những khu vực có mật độ dân cư đôngnhất thế giới, chỉ đứng sau một vài thành phố Ấn Độ.

Philippines : Kinh hoàng sống trên mộ táng

Người dân chơi cờ trên ngôi mộ


“Chúng tôi cũng muốn sống ở nơi khác” -Ramos, bà mẹ 20 tuổi, cho  biết khi chị cho hai đứa con ăn bên trong mộtngôi lều tồi tàn làm từ các tấm nhựa, tre trúc và chút gỗ - “Nhưng chúng tôisinh ra ở đây và lớn lên tại đây. Tôi không nghĩ chúng tôi có thể rời khỏi đây”

Lều của Ramos trông cũng giống nhiều gian nhà tạm khác, được dựng trên các ngôimộ đã được xây kiên cố. Bản thân những ngôi mộ này cũng chồng lên nhau như cáccontainer chở hàng, tại khu nghĩa địa với lượng người được mai táng đông đúckhông kém cộng đồng người sống. Ramos và đại gia đình 12 người của cô, cộng thêmngười bạn trai thất nghiệp, là một trong số 600 hộ đang sinh hoạt tại khu nghĩađịa. Cộng đồng này có cái tên gọi không thể trớ trêu hơn là Bagong Silang (Mớichào đời).
 
Philippines : Kinh hoàng sống trên mộ táng
Theo giáo viên Juliet Verzosa, người vẫn giúpđỡ cộng đồng Bagong Silang trong nhiều năm qua, đa số người dân sống tại đâyđều đã di cư từ đảo Samar, một trong những khu vực nghèo nhất nước, vớitrình độ dân trí rất thấp. Họ kiếm sống bằng các công việc tay chân nặngnhọc tại cảng Navotas, tại các khu chợ của thành phố, hoặc đi đánh cá bằngthuyền nhỏ.
Cư dân của nghĩa địa ăn, ngủ, nấu nướng, tắm giặt, vui chơi ngay trên cácngôi mộ. Cuộc sống của họ có thể khiến những người ngoài kinh hãi nếu mớinhìn thoáng qua. Cả khu dân cư này không có nhà vệ sinh hoặc đường cấp nước.Rác rưởi chất đầy dọc theo các ngôi mộ, khiến khu vực này đầy dán. Ban đêmlũ dán bò ra ngoài “diễu hành”, chen nhau nhung nhúc khắp nghĩa địa.

Cuộc sống của cư dân trong nghĩa địa dù sao vẫn chưa ở mức bi đát. Khi mặttrời buông xuống, những người đàn ông cởi trần chơi bóng rổ hoặc hát karaokevới nhau trong khi những đứa trẻ trèo lên các ngôi mộ cao để thả diều. “Đôikhi bọn trẻ còn đùa nghịch cả với những chiếc đầu lâu” - Ramos kể.

Philippines : Kinh hoàng sống trên mộ táng

Những căn lều của cư dân Bagong Silang đặt ngay trên các ngôi mộ

Và dù Ramos tin rằng không có một con ma nào trong nghĩa địa, em traicủa cô, Marcelo, 16 tuổi, lại cười và khẳng định điều ngược lại. “Nhưngchẳng có gì phải lo cả” - cậu bé hùng hồn - “Nếu một con ma tìm tới,chúng tôi sẽ chửi bới để nó bỏ đi”. Theo Marcelo, ngoài ma cộng đồng dâncư ở đây còn phải đương đầu với “aswang” hay những mụ phù thủy hút máungười. Cậu bé khăng khăng rằng “aswang” đã có lần cắn vào một đứa cháucủa mình.

Người chết cũng phải “nhường mộ” cho nhau

Không chỉ người sống mới phải chịu cảnh khổ ải mà người chết cũng chẳng khá khẩmhơn. Do thiếu không gian trong nghĩa địa, các thi thể cũ thường bị đào khỏi mộđể nhường chỗ cho người mới chết. Mỗi lần mộ cũ bị khai quật, những mảnh xươngbốc mùi lại bị vứt đầy trong nghĩa địa hoặc chất vào các bao tải rồi để cạnhnhững ngôi mộ.

Jerry Doringo, phát ngôn viên chính quyền thành phố Navotas cho biết, cư dân địaphương được chôn cất miễn phí khi họ qua đời. Nhưng mỗi người chết chỉ được ởlại trong nghĩa địa khoảng 5 năm. “Sau thời gian đó, họ phải ra đi để nhường chỗcho những người mới chết” - ông Doringo nói.

Ở một quốc gia có 1/3 dân số sống với thu nhập thấp khoảng 1 USD/ngày hoặc thấphơn như tại Philippines, hàng triệu người nghèo vẫn phải sống trong các khu dâncư tạm bợ như Bagong Silang. Có những cá nhân không được may mắn như cộng đồngcủa Ramos bởi các ngôi nhà mỏng mảnh của họ phải đặt nền móng trên đầm lầy, dướicầu hoặc trên các kênh nước thải bốc mùi hôi thối.

Còn với các quan chức như Doringo, Novotas không phải là thành phố duy nhất vớinghĩa trang đầy những người tới sống bất hợp pháp. Ông cho biết chính quyềnthành phố đã mua một mảnh đất ở phía Nam Manila nhằm giải quyết một phần vấn nạndân sống trong khu ổ chuột của Navotas. Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng khu đấtmới mua này có thể không đủ chỗ cho toàn bộ cư dân hiện nay của Bagong Silang.Bản thân người dân Bagong Silang, vốn đã quen sống ở Navotas, cũng ngần ngạikhông thích di chuyển tới một địa điểm mới quá xa thành phố cảng, nơi việc làmkhó kiếm hơn nhiều.

Trong ngày phóng viên  tới thăm Bagong Silang, Rosita Pontanes vẫn còn đaubuồn vì vừa mất mẹ. Chị thắp nến trước ngôi mộ mới đắp, trong để thi hài ngườimẹ thân thương. Khi được hỏi, Pontanes cho biết chị không bực tức trước sự hiệndiện của những người sống bất hợp pháp tại nghĩa trang và những hành động thiếutôn kính của họ với người đã khuất. “Mẹ tôi sẽ hiểu cho chuyện này” - Pontanesnói - “Họ đáng được thương xót bởi họ cũng chẳng còn nơi nào để tìm tới sống”.Điều Pontanes lo lắng nhất là người mẹ thân yêu của chị sẽ được yên nghỉ tạinghĩa trang trong mấy năm trời, trước khi bị người ta đào lên để nhường chỗ chokẻ khác.

Theo TườngLinh
Thể thao văn hóa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.