Phụ nữ Trung Quốc đổ sang Hàn để 'lột xác'

Trong mắt bạn bè và đồng nghiệp, Sun Shuang là một phụ nữ đẹp với một cuộc sống toàn vẹn, nhưng ít ai biết rằng cô rất tự ti và ngại đi ra đường bởi vòng một không mấy quyến rũ. Thế rồi, cô tìm thấy lối thoát ở Hàn Quốc.

Trong mắt bạn bè và đồng nghiệp, Sun Shuang là một phụ nữ đẹp với một cuộc sống toàn vẹn, nhưng ít ai biết rằng cô rất tự ti và ngại đi ra đường bởi vòng một không mấy quyến rũ. Thế rồi, cô tìm thấy lối thoát ở Hàn Quốc.

pttm-6019-1380709126.jpg

Tia X quang kiểm tra cấu trúc xương mặt của một bệnh nhân trước khi cô phẫu thuật thẩm mỹ tại Seoul. Ảnh: Xinhua.

Sun, 30 tuổi, đang sống và làm việc ở tỉnh Chiết Giang. Cô cao ráo, thon thả và đã có một cậu con trai hai tuổi. Sun và chồng đều đang có công việc ổn định, với mức lương cao. 

Tuy nhiên, sau khi sinh con, Sun trở nên khép kín, ít nói chuyện và đi mua sắm với bạn bè hơn. Khi đi ra ngoài, cô cũng thường cúi đầu xuống. Hóa ra, nguyên nhân của sự thay đổi này do ngực của Sun, vốn đã hơi bé trước khi mang thai, sau khi cho con bú, lại càng nhỏ lại.

Sợ cô bị trầm cảm, chồng Sun đã đồng ý cho vợ sang Hàn Quốc phẫu thuật vòng một.

"Hình dáng và cảm giác của bầu ngực tôi giờ đã tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Thậm chí chồng còn khen trông tôi đẹp hơn và tôi cũng tự tin hơn trước", cô nói.

Trong những năm gần đây, lượng người Trung Quốc đổ sang Hàn Quốc để cải thiện sắc đẹp ngày càng tăng. Theo China Daily, tại Seoul, 80% khách hàng ở các viện thẩm mỹ là người Trung Quốc.

Những trung tâm này đặc biệt tiếp nhận nhiều khách Trung Quốc vào các kỳ nghỉ hè và đông. Số liệu từ một trung tâm cho hay, có khoảng 25% số khách hàng Trung Quốc đến phẫu thuật thẩm mỹ là sinh viên đại học. Nguyện vọng của họ là được trở nên đẹp hơn để tự tin và dễ dàng hơn khi đi xin việc làm.

Phẫu thuật mắt và mũi là hai hình thức phổ biến nhất ở các trung tâm này. Ngoài ra, các dịch vụ gọt mặt, chỉnh hàm và hút mỡ cũng rất được ưa chuộng. 

Zou Jiahong, 22 tuổi, ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, là một trong khoảng 7 triệu sinh viên Trung Quốc sẽ tốt nghiệp vào năm tới. "Tôi đã tham dự hàng chục cuộc phỏng vấn trước đây. Dù các nhà tuyển dụng không nói thẳng nhưng rõ ràng họ có xu hướng chọn những ứng viên có ngoại hình đẹp", Zou nói.

Được bố mẹ ủng hộ, tháng trước, Zou đã bay sang Hàn Quốc để phẫu thuật xương hàm và mí mắt. Ca phẫu thuật thành công khiến Zou rất mỹ mãn.

"Bố tôi bảo tôi từ một cô vịt xấu xí đã hóa thành thiên nga xinh đẹp. Tôi tin rằng những thay đổi về ngoại hình sẽ giúp tôi có được công việc tốt", Zou nói.

Tuy nhiên, trước xu hướng này, một chuyên gia Trung Quốc đã bày tỏ sự lo ngại. "Tìm việc làm không phải là một cuộc thi sắc đẹp. Năng lực làm việc vẫn là yếu tố quan trọng nhất", ông Wang Kaiyu, một nhà nghiên cứu xã hội học ở Viện Khoa học Xã hội An Huy nói.

Khách tham quan tại một gian trưng bày những bức ảnh 3D về khuôn mặt trước và sau khi thẩm mỹ, tại một triển lãm quốc tế ở Seoul hồi tháng 4. Ảnh: China daily

Khách tham quan tại một gian cho thấy những bức ảnh 3D về khuôn mặt trước và sau khi thẩm mỹ, tại một triển lãm quốc tế ở Seoul hồi tháng 4. Ảnh: China Daily.

Những dữ liệu từ Viện Phát triển Công nghiệp Y tế Hàn Quốc cho thấy, người Trung Quốc đang dẫn đầu xu hướng "du lịch - thẩm mỹ", nghĩa là đi du lịch kết hợp phẫu thuật thẩm mỹ. 

Kim Se-mann, thuộc tổ chức Du lịch Hàn Quốc cho hay, trong năm 2012, có khoảng 31.000 người Trung Quốc đã nhập cảnh Hàn Quốc bằng visa du lịch y tế, trong đó, 62,9% là đi phẫu thuật thẩm mỹ. Con số này vào năm 2009 chỉ là 4.700 người.

Liu Ming, 28 tuổi, một nhân viên bất động sản ở Phúc Kiến, vừa trải qua cuộc phẫu thuật xẻ mí mắt ở Hàn Quốc cách đây ba tháng.

"Dù chi phí ở đó đắt đỏ hơn nhiều so với các viện thẩm mỹ tại Trung Quốc, tôi vẫn thấy đáng đồng tiền bát gạo", Liu nói. "Cuộc phẫu thuật rất hoàn hảo và sau hai tháng phục hồi, đôi mắt của tôi trông to hơn và rất tự nhiên, làm thay đổi hoàn toàn ấn tượng về tôi trong mắt mọi người trước đây. Bạn bè tôi lúc đó hay đùa rằng, dù tôi có mở to mắt nhất có thể, họ vẫn tưởng là tôi đang ngủ". 

Woo Take-ki, Giám đốc chiến lược của Trung tâm Gangnam, Bệnh viện đại học quốc gia Seoul, cho hay mức giá phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất cho người Trung Quốc dao động từ 2.500 đến 3.000 USD.

"Chúng tôi sẽ thiết kế lịch trình riêng cho từng bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, cung cấp phiên dịch viên đồng hành cùng họ trong suốt quá trình này", ông cho biết.

Ngành công nghiệp làm đẹp của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây, với số lượng viện thẩm mỹ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lựa chọn Hàn Quốc như một điểm đến tin cậy để cải thiện nhan sắc.

Jason Liu, quản lý của 6mchina.com, một trang web chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ, nhận định rằng công nghệ và dịch vụ uy tín, cùng với vị trí địa lý gần gũi, là những yếu tố khiến Hàn Quốc thu hút các khách hàng Trung Quốc.

Liu cũng cho rằng, văn hóa Hàn Quốc, với nhiều ca sĩ, diễn viên ngoại hình đẹp, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Tuy nhiên, anh vẫn tin rằng, trong vòng vài năm tới, Trung Quốc sẽ vượt mặt Hàn Quốc cả về công nghệ lẫn danh tiếng trong ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ. 

"Cách đây vài năm, Trung Quốc không có bác sĩ thẩm mỹ. Nhưng hiện nay, ngành công nghiệp này đã có nhiều tiến triển và một số trường đại học đã đưa phẫu thuật thẩm mỹ vào chương trình giảng dạy", anh nói. "Trung Quốc cũng có nguồn lực về du lịch và y tế phong phú, hứa hẹn một tương lai triển vọng cho hai ngành công nghiệp này".

Quan trọng hơn, thế hệ 8x và 9x Trung Quốc đang ngày càng cởi mở về vấn đề này. "Một số người chủ động gửi cho chúng tôi những bức ảnh chụp bản thân họ trước và sau khi phẫu thuật, hy vọng chúng tôi sẽ đăng chúng trên website để chia sẻ với mọi người", Liu nói.

Theo Nhân Mã
Vnexpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.