Đội
quân binh mã dũng lâu nay vẫn được cho là thuộc về lăng mộ Tần Thủy
Hoàng. Tuy nhiên, một thông tin mới vừa được truyền thông Trung Quốc
đăng tải cho thấy, điều này không đúng.
Lâu
nay, người dân Trung Quốc cũng như người dân tại nhiều nơi trên thế
giới đều biết đến sự tồn tại của một đội quân đất nung nằm trong lăng mộ
Tần Thủy Hoàng, vì thế, muốn thay đổi sự hiểu biết này, có lẽ là điều
không đơn giản.
Tuy
nhiên, một khẳng định mới, được báo điện tử Sohu và nhiều trang mạng uy
tín của Trung Quốc đăng tải cho thấy, chủ nhân của binh mã dũng không
phải là Tần Thủy Hoàng.
Sohu cũng dẫn lời kiến trúc sư nổi tiếng của Trung Quốc là ông Trần Cảnh Nguyên, 72 tuổi để khẳng định điều này.
Ông Trần Cảnh Nguyên, một kiến trúc sư nổi tiếng của Trung Quốc.
Ông
Trần cho rằng, những ghi chép trong cuốn “Sử ký” chưa hẳn đã đúng sự
thực. Tần Thủy Hoàng xuất cung đi tuần và chết trên đường khi đang ở đất
Hình Đài, tỉnh Hà Bắc ngày nay.
Do đó, con đường ngắn nhất để trở về kinh đô là xuôi theo hướng Nam, đi qua sông Hoàng Hà đến Lạc Dương rồi mới đến Tây An.
Ngoài
ra, còn một con đường khác, giống như nội dung được ghi chép trong cung
binh mã dũng, đó là đi về hướng Tây qua huyện Tỉnh Hình (Hà Bắc), quan
Nương Tử quan đến Thái Nguyên, tiếp tục đi về hướng Bắc đến Bao Đầu rồi
quay ngược trở lại Tây An.
Bất luận là lựa chọn con đường nào, đoàn quân tùy tùng đều không thể đưa thi thể vua trở về Hàm Dương.
Hơn
nữa, thời điểm đó là mùa hè, đoàn quân hộ tống không những phải đảm bảo
yêu cầu giữ kín thông tin vua chết do Triệu Cao yêu cầu, vừa phải giữ
cho thi thể không bị phân hủy nên thi thể Tần Thủy Hoàng trên thực tế
không thể ra khỏi địa phận tỉnh Hà Bắc.
Theo
ông Trần, cho dù đoàn tùy tùng về đến được núi Ly Sơn, thì phần mộ của
Tần Thủy Hoàng cũng chỉ có thể làm một nấm mồ chôn áo mũ mà thôi.
Dựa
vào những báo cáo sau khi Hiệp hội quản lý Văn hóa tỉnh Thiểm Tây tiến
hành điều tra hiện trường địa phương vào đầu những năm 1960, trên những
căn cứ bằng đất được đầm vững chắc ở phía Bắc lăng mộ Tần Thủy Hoàng
hiện nay đều không có gì.
Từ
thực tế này có thể thấy, khu vực đất đai được coi là bộ phận chính
trong quần thể kiến trúc cung điện của Tần vương khi đó chưa được tiến
hành thi công xây dựng.
Các công trình nội, ngoại thành cũng như các vách tường vây bằng đất... đều là được dựng lên sau khi ông vua này qua đời.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc.
Tuy nhiên, đại đa số các học giả Trung Quốc đều cho rằng lăng Tần Thủy Hoàng ở dưới chân núi Ly Sơn
Trên
ngọn núi Ly Sơn (Thiểm Tây), nước lũ rất dữ dội, cứ cách khoảng 3 năm
lại có một trận mưa lớn, muốn đào núi để xây dựng một địa cung, không
phải là chuyện dễ dàng. Dù vậy, các học giả Trung Quốc vẫn cho rằng, đây
chính là nơi tọa lạc của lăng mộ Tần vương.
Ngoài
những ghi chép trong “Sử ký”, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện
ra rằng, trên những cổ vật được khai quật tại chân núi Ly Sơn, có một số
lượng lớn những văn tự được khắc, nhắc đến các địa danh dưới thời Tần.
Đối
chiếu với các văn tự cùng thời đại được khắc trên thẻ tre Vân Mộng được
khai quật ở Hồ Bắc, thẻ trẻ Long Sơn được khai quật ở Hồ Nam, những văn
tự trên cổ vật nói trên hoàn toàn phù hợp với thói quen thư pháp Tần
triều.
Trong khi đó, trên thân của đội quân binh mã dũng, những phu thợ người nước Tần cũng đã khắc văn tự lên đó.
So
sánh những văn tự này với những văn tự được khắc trên đồ gốm sứ trong
lăng Tần Thủy Hoàng, có một sự tương đồng, cho thấy mối liên hệ giữa hai
đối tượng này.
Đội quân binh mã dũng lâu nay vẫn được biết đến là một phần của lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Sử
sách Trung Quốc cũng ghi lại rằng, vào tháng 6/210 TCN, thi thể Tần
Thủy Hoàng được niêm phong tại Sa Khâu, đến tháng 9 thì đưa về Hàm Dương
an táng, thi thể phân hủy là điều chắc chắc.
Vì thế mới tồn tại cách nói mua cá đổ vào bên trong đoàn xe hộ giá Tần vương để “át mùi” hôi thối.
Sau
khi đặt ra những nghi vấn về lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị kiến trúc sư họ
Trần cũng cho rằng, đội quân binh mã dũng không thuộc về ông Vua đầu
tiên thống nhất Trung Hoa mà thuộc về Tần Tuyên Thái hậu - Thái hậu nước
Tần thời Chiến Quốc.
Trang
mạng Sohu miêu tả, đây là người phụ nữ mưu lược hơn người, nắm hết
quyền lực triều chính của nước Tần, hô phong hoán vũ gần 40 năm.
Vậy
tại sao đội quân binh mã dũng lại bị cho là vật táng kèm thi thể của
Tần Tuyên Thái hậu chứ không thuộc quyền sở hữu của Tần Thủy Hoàng?
Kiến trúc sư Trần Cảnh Tuyên cho rằng, trong lịch sử, Tần vương Doanh Chính từng hạ lệnh mở rộng lăng mộ ra ngoài 300 trượng.
Tuy
nhiên, cái gọi là 300 trượng dưới thời Tần chỉ tương đương 690m, vì
thế, đội quân đất nung nằm cách phía đông lăng mộ Tần Thủy Hoàng 2km
không thể nằm trong phạm vi mở rộng theo lệnh vua.
Đây là giải thích mà ông Trần đưa ra, nhằm chứng minh binh mã dũng không phải là một bộ phận cấu thành nên lăng Tần Thủy Hoàng.
Đội quân binh mã dũng thuộc về ai?
Trong
các tài liệu lịch sử như “Sử ký – Chính nghĩa” và “Thiểm Tây thông
chí”, “Lâm Đồng huyện chí”, đều có ghi chép rằng: “Ly Sơn: cách huyện
Tân Phong, Ung châu 16 dặm về phía Nam;
Lăng
Tần Thủy Hoàng: cách huyện Tân Phong, Ung châu 10 dặm về phía Tây Nam;
Lăng Tần Tuyên Thái hậu: cách huyện Tân Phong, Ung châu 14 dặm về phía
Nam.”
Theo
những thông tin trên, rất dễ phán đoán vị trị lăng mộ Tần Tuyên Thái
hậu và lăng Tần Thủy Hoàng. Cả hai địa danh này đều cách chân núi Ly Sơn
không xa, kế cận hầm binh mã dũng hiện nay.
Nếu
căn cứ theo quan điểm của kiến trúc sư Trần Cảnh Tuyên, mối quan hệ
giữa Tần Thủy Hoàng và đội quân binh mã dũng đã bị hiểu lầm trong suốt
bao năm qua?
Những
binh đoàn đất nung suy cho cùng thuộc về ai, phải chẳng vẫn đang chờ
những chứng cứ xác thực, đáng tin cậy hơn những gì đã được phát hiện?
Theo Infonet