Xúc động khoảnh khắc bé gái 1 tuổi bị câm cất tiếng gọi cha đầu tiên sau ca phẫu thuật

Sau 8 tiếng phẫu thuật thanh quản, bé gái 1 tuổi cất tiếng gọi cha lần đầu tiên một cách ngọt ngào và ấm áp.

Sau 8 tiếng phẫu thuật thanh quản, bé gái 1 tuổi cất tiếng gọi cha lần đầu tiên một cách ngọt ngào và ấm áp.


Clip xúc động bé gọi cha lần đầu tiên

Tháng 10/2016, bé Maddie sinh ra khỏe mạnh bình thường nhưng chỉ 1 tuần sau cha mẹ bé là Becca và Mike nhận thấy con có tiếng khóc đặc biệt nhỏ và khàn.

Các bác sĩ phát hiện ra dây thanh âm của bé đã bị cuốn lại làm một và khí quản của bé rất hẹp, chỉ nhỏ bằng sợi rơm. Maddie phải dồn hết sức mới kêu được 1 tiếng và khi bé cười hoặc khóc chỉ có thể nghe thấy tiếng thở khò khè yếu ớt.

xuc dong khoanh khac be gai 1 tuoi bi cam cat tieng goi cha dau tien sau ca phau thuat - 1

Mike, cha của Maddie không kìm được hạnh phúc khi nghe bé gọi cha lần đầu tiên.

Khi Maddie được 4 tháng tuổi, các bác sĩ đã cố gắng phẫu thuật tách thanh quản cho bé nhưng không thể vì tuyến dây thanh quản quá dày. Họ đã lên kế hoạch cho một ca phẫu thuật phức tạp hơn khi Maddie lớn thêm.

Maddie bị nhiễm trùng nghiêm trọng khi được 6 tháng tuổi, và các bác sĩ đã phải dùng ống thở mini dành cho trẻ sơ sinh để cứu bé. Sau 3 tuần trong phòng chăm sóc đặc biệt, Maddie khỏe trở lại và cuối cùng đã đủ sức để trải qua cuộc phẫu thuật thanh quản tháng 8 vừa qua tại Viện Nhi Lurie.

xuc dong khoanh khac be gai 1 tuoi bi cam cat tieng goi cha dau tien sau ca phau thuat - 2

Mẹ Becca mừng rỡ vì Maddie đã hồi phục sau khi bị sốc nhiễm độc nguy hiểm tính mạng

Becca, mẹ của Maddie, chia sẻ: "Các bác sĩ đã cứu sống Maddie vào ngày hôm đó. Tôi vẫn không thể quên cảm giác đáng sợ khi thấy bé trên giường bệnh".

16 ngày sau ca phẫu thuật, Maddie cất tiếng nói từ đầu tiên trong đời “ba ba”. Và bây giờ cô bé đã có thể liến thoắng nói chuyện với bố mẹ cùng anh trai Andrew 3 tuổi của mình.

xuc dong khoanh khac be gai 1 tuoi bi cam cat tieng goi cha dau tien sau ca phau thuat - 3

Cha mẹ Maddie sợ rằng họ sẽ không bao giờ được nghe thấy giọng của cô bé

Becca chia sẻ: "Giọng của Maddie rất khác biệt, nhưng giờ bé đã nói được. Trước khi phẫu thuật, bé phải dùng hết sức mới tạo ra tiếng. Khi mọi người nghe thấy bé khóc, họ thường nói 'Ôi trời, bé bị viêm phế quản à?' vì nghe như tiếng khò khè vậy, rất khẽ và yếu ớt. Giờ tiếng của Maddie đã to hơn và bé cũng bắt đầu học nói được vài từ, bé đã biết nói ba, má và bai bai. Được nghe giọng của bé là một điều tuyệt vời, một phép màu với chúng tôi”.

Mike, bố của cô bé, nói thêm: "Maddie rất kiên cường. Có lúc chúng tôi thấy tương lai thật ảm đạm, nhưng con bé vẫn mạnh mẽ chiến đấu, như thể bé có siêu năng lực vậy. Các bác sĩ nói rằng có lẽ giọng của Maddie sẽ luôn có chút khàn, nhưng dù thế nào thì bé cũng nói chuyện được bình thường, và đó là điều duy nhất quan trọng với chúng tôi".

Sau 3 tuần chăm sóc đặc biệt, hiện bé đã hồi phục rất tốt. “Giờ Maddie đã có thể chạy quanh nhà và luyên thuyên nói chuyện", Becca vui mừng chia sẻ - "Nhìn Maddie, không ai có thể tin được bé đã phải trải qua những gì."

xuc dong khoanh khac be gai 1 tuoi bi cam cat tieng goi cha dau tien sau ca phau thuat - 4

Maddie chơi đùa với một trong các bác sĩ của bé

Tiến sĩ Jonathan Ida, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, đã điều trị cho Maddie tại Bệnh viện Nhi đồng Lurie, cho biết Maddie đang hồi phục “một cách tuyệt vời".

Ông nói: "Nếu không chữa, giọng của Maddie sẽ luôn nhỏ, đặc biệt cao và yếu ớt. Mặc dù tiếng của bé có thể không bao giờ được "bình thường", nhưng khi trưởng thành, giọng bé sẽ có tông phù hợp hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra và quan sát bệnh nhân trong nhiều năm để đảm bảo rằng cổ họng đứa trẻ tiếp tục phát triển bình thường, do đó kết quả cuối cùng vẫn chưa thể xác định được. Tuy nhiên như bây giờ, Maddie đang hồi phục rất tốt và đúng hướng".

Theo Anh Phạm (Theo Mirror) (Khám phá)

phẫu thuật

bị câm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.