Đối phó với hàng nhập khẩu giá rẻ: DN không thể “tự bơi”

Trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Hữu Huỳnh, trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN, cho biết:

Hàng loạt mặt hàng trong nước hoàn toàn sảnxuất được nhưng lại đang nhập khẩu ồ ạt vào VN. Làm cách nào ngăn chặn tìnhtrạng trên?
Đối phó với hàng nhập khẩu giá rẻ: DN không thể “tự bơi”
Ông Trần Hữu Huỳnh (Ảnh: T.V.N.)

Trao đổi với chúng tôi, luật sưTrần Hữu Huỳnh, trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp VN, cho biết:

- Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ thươngmại nội địa trên nguyên tắc không tách rời tự do hóa thương mại, đảm bảo các camkết WTO. Cụ thể, cơ quan chức năng có thể sử dụng các biện pháp kiểm dịch độngthực vật, phòng vệ thương mại, thậm chí cả hàng rào thuế quan trong trường hợpđặc biệt... để bảo vệ ngành sản xuất nội địa trước hành vi cạnh tranh không lànhmạnh từ hàng nhập khẩu.

Theo tôi, biện pháp phòng vệ thương mại mà các doanh nghiệp trongnước có thể sử dụng hiệu quả nhất hiện nay là chống trợ cấp, chống bán phá giávà tự vệ. Đây là nhóm công cụ duy nhất nằm trong tay doanh nghiệp, doanh nghiệpcó quyền khiếu kiện, tự bảo vệ mình khi cần thiết.

- Thế nhưng đang có rất nhiều mặt hàng nông sản, chẳng hạn nhưtỏi, cà rốt, khoai tây... được nhập ồ ạt vào VN. Ngoài sức ép cạnh tranh, dườngnhư các doanh nghiệp trong nước cũng chưa có giải pháp nào ngăn chặn?

- Để ngăn chặn “cơn lốc” nhập nông sản ngoại, trước mắt có thể sửdụng hữu hiệu hai biện pháp xây dựng hàng rào kỹ thuật và dùng các công cụ kiểmdịch động thực vật.

Muốn vậy phải nắm chắc số lượng nhập về bao nhiêu, từ đó phântích giá cả, số lượng về trong một thời điểm nhất định, tiếp đến là đánh giáđược tác động của nó lên mặt hàng cùng loại được sản xuất trong nước. Khi đó mớiđưa ra các hàng rào kỹ thuật.

Chẳng hạn yêu cầu phải có các quy định rõ ràng về ghi nhãn, quyđịnh xuất xứ... Hay nông sản được sản xuất trên công nghệ biến đổi gen phải ghirõ trên bao bì là hàng biến đổi gen. Ghi như vậy để người tiêu dùng nắm thôngtin và lựa chọn mua hay không mua.

Đối phó với hàng nhập khẩu giá rẻ: DN không thể “tự bơi”

Các biện pháp kiểm dịch thực vậtcũng là giải pháp hữu hiệu vì không chỉ là kiểm tra dịch bệnh như đang tiến hànhhiện nay, mà còn phải kiểm tra dư lượng kháng sinh, hóa chất bảo quản, chất kíchthích. Phải làm thật chặt bởi là đồ ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe conngười.

Tôi cho rằng vì lợi ích của cả cộng đồng Nhà nước phải làm, phảibỏ chi phí ra thực hiện ngay. Còn các cơ quan kiểm dịch thực vật nhập khẩu phảikiểm soát chất lượng hàng ngay từ biên giới, cảng...

- Giá nông sản ngoại nhập về VN còn ở mức siêu rẻ, có loại chỉ3.000-4.000 đồng/kg. Liệu có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không,thưa ông?

- Với giá chỉ 3.000-4.000 đồng/kg tỏi, cà rốt... khi về đến cảngVN, rõ ràng áp lực cạnh tranh với hàng nông sản trong nước là cực lớn. Chúng tacó thể đặt câu hỏi vì sao nông sản của họ giá rẻ đến mức không ngờ như vậy, vàhoàn toàn có thể điều tra xem nhà xuất khẩu có được chính phủ trợ cấp qua cáccông cụ tài chính gì không.

Với thực trạng hiện nay, theo tôi, có thể áp dụng cả ba hình thứcphòng vệ thương mại nói trên, là chống trợ cấp, chống bán phá giá và tự vệ khicần thiết. Chẳng hạn tỏi nhập vào ồ ạt, giá quá rẻ khiến tỏi trong nước khôngcạnh tranh nổi, bị mất thị phần thì cần áp dụng tổng thể các biện pháp phòng vệthương mại.

Riêng về chống bán phá giá, phải điều tra cụ thể để nắm được giáthông thường tại nước xuất khẩu, vùng sản xuất..., để từ đó xem xét có hiệntượng bán phá giá hay không.

Đối phó với hàng nhập khẩu giá rẻ: DN không thể “tự bơi”
Nấm nhập khẩu từ Trung Quốc được bán tại nhiều nơi (ảnh chụp tại chợ Xóm Chiếu, Q.4, TP.HCM) (Ảnh: H.T.Vân)

Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước cần chủ động thu thậpthông tin, chứng cứ về mặt hàng cùng loại nhập vào bao nhiêu, giá xuất khẩu rasao, giá bán thông thường tại vùng sản xuất là bao nhiêu... để gửi lên cơ quanquản lý cạnh tranh, yêu cầu cơ quan này vào cuộc điều tra.

Dù khó nhưng Nhà nước cần phải vào cuộc để nhanh chóng đưa rabiện pháp hỗ trợ hàng trong nước và bảo vệ người tiêu dùng.

- Nhưng thực tế là các doanh nghiệp lẫn hiệp hội ngành hàngrất khó tiếp cận các nguồn thông tin như ông vừa nêu để có thể chứng minh mìnhđang bị thiệt hại như thế nào. Phải chăng cái khó nhất đang được đẩy về phíadoanh nghiệp để họ “tự bơi”?

- Nhà sản xuất cần phải làm điều này vì chính quyền lợi của họ.Nhưng tôi thừa nhận các thông tin để làm cơ sở khởi kiện phần lớn đều nằm trongsự quản lý của các cơ quan nhà nước.

Rất khó để doanh nghiệp có được thông tin về giá, lượng sản phẩmnhập khẩu từ cơ quan hải quan. Hoặc thông tin về lượng sản xuất, mức tiêu thụ,số tồn kho, tỉ lệ lao động bị mất việc khi muốn chứng minh sự thiệt hại của mộtngành sản xuất nào đó đều do cơ quan quản lý ngành hay cơ quan thống kê nắm giữ,doanh nghiệp muốn biết cũng không biết làm cách nào.

"Mấu chốt của câu chuyện hàng rào kỹ thuật nằm ở việc nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng hàng nội. Bởi rất khó để bảo vệ doanh nghiệp, nền sản xuất trong nước khi khả năng cạnh tranh của sản phẩm chưa thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng"

Ông Trần Hữu Huỳnh

Muốn tháo được nút thắt trên, tôi đã kiến nghị nhiều lần là cầnkhởi động lại dự luật cung cấp thông tin, thiết lập cơ chế hỗ trợ thông tin cầnthiết cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp cần phải khiếu kiện ở nhữngtình huống cần đến công cụ phòng vệ thương mại.

Cần thiết lập một cơ chế quản lý và cung cấp thông tin, trong đóquy định những thông tin nào có thể tiếp cận, cơ quan - bộ ngành nào có tráchnhiệm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp.

Nếu cần, cơ chế quản lý cũng quy định trách nhiệm của các bênliên quan đến thông tin được tiếp cận nhằm tránh trường hợp sử dụng sai mục đích.

Theo Bạch Hoàn - Trần Vũ Nghi
Tuổi trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.