Giải bài toán nhập siêu từ gốc

Liều thuốc trị tận gốccăn bệnh nhập siêu của nền kinh tế nằm ở chính quyết tâmgiảm sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu để phục vụ sảnxuất.

Liều thuốc trị tận gốc căn bệnh nhập siêu của nền kinh tế nằm ở chính quyết tâmgiảm sự lệ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu để phục vụ sản xuất.

Xét tổng thể, trong mức tăng chung của tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa,nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất vẫn chiếm tỷ trọng đến81,5%; trong khi nhóm hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng 7,2%.

Với thực tếnày, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, nếu chỉ sử dụng các giải pháp ngắnhạn quen thuộc để giảm nhập siêu như hạn ngạch thuế quan, tăng thuế nhậpkhẩu đánh vào nhóm hàng tiêu dùng thì tác dụng mang lại chỉ có tính ngắn hạn,hiệu quả không cao. Muốn “trị tận gốc nhập siêu” cần phải có được giải pháplâu dài, cụ thể và phù hợp với đặc thù hơn 80% nguyên nhiên liệu, máy mócthiết bị phục vụ sản xuất trong nước đang phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu.

Cần nhập hay “sính” nhập?

Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam khẳng định,trong toàn bộ thiết bị kết cấu của một nhà máy nhiệt điện, thủy điện, nhà máy ximăng… các doanh nghiệp sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đảm bảo được 60%khối lượng thiết bị, chiếm tới 30 - 40% giá trị hợp đồng.

Tuy nhiên, do không cónhững quy định cụ thể và cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, các hợpđồng cung cấp thiết bị “béo bở” có giá trị vài tỷ USD đang “rơi vào tay” cácdoanh nghiệp nước ngoài. Điều này có nghĩa, Việt Nam đang “bỏ phí” sức mạnh nộilực để rồi “khoanh tay” nhìn thiết bị, phụ tùng của nước ngoài được nhập ào ạtvào Việt Nam trong khi thâm hụt thương mại triền miên và ngày một gia tăng đangtạo áp lực nặng nề lên sự ổn định kinh tế vĩ mô, ông Thụ trăn trở.

Giải bài toán nhập siêu từ gốc
Các doanh nghiệp sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đảm bảo được 60% khối lượng thiết bị, chiếm tới 30 - 40% giá trị hợp đồng của các nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện, thủy điện,...

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Namcho hay, trong tổng kim ngạch 6 tỷ USD nhập khẩu thép và các sản phẩm thép củanăm 2009, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được chiếmkhoảng 10%.

Thực tế 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy, nhiều doanh nghiệp thương mạiđang tận dụng quy định “thuế nhập khẩu thép từ ASEAN bằng 0%” để nhập khẩu vềViệt Nam các sản phẩm trong nước đang dư thừa, chẳng hạn như thép xây dựng, cánnguội, tôn mạ kim loại, ống thép các loại.

Thực trạng này không chỉ làm căn bệnhnhập siêu thêm trầm kha mà còn tạo sức ép gay gắt lên ngành sản xuất thép trongnước. Thậm chí, nếu doanh nghiệp “qua mặt” được hải quan, gian lận về nguồn gốcxuất xứ để hưởng mức thuế 0% như vụ nhập khẩu lô thép cán nguội từ Philippine vềViệt Nam hồi năm 2007 thì thiệt hại gây ra với nền kinh tế còn nhân lên gấp bội,ông Nghi khẳng định.

Giải bài toán nhập siêu từ gốc

Lý giải căn nguyên của bệnh nhập siêu của Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế chorằng chìa khóa để giảm nhập siêu nằm ở chính quyết tâm giảm dần lệ thuộc vào cácnguyên nhiên liệu, thiết bị nhập khẩu.

Một minh chứng rõ nét là kim ngạch xuấtkhẩu dệt may, da giày trong 6 tháng qua lên tới 7,1 tỷ USD nhưng riêng phầnnguyên liệu, phụ liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu đã chiếm gần 4,7 tỷ USD.Chính vì vậy, nếu trừ các chi phí về máy móc, nhân công, quản lý, điện nước… thìthực chất giá trị tăng là không đáng kể.

Cần trao quyền cho doanh nghiệp hơn nữa

Để cải thiện cán cân thương mại, giảm nhập siêu, giải pháp lâu dài vẫn phải làđầu tư đúng hướng nhằm giúp ngành cơ khí, chế tạo sản xuất các thiết bị máy móc,ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất các nguyên phụ liệu… có thể phát triển mạnh mẽ.Thêm vào đó, cần tạo cơ chế hỗ trợ để hàng Việt Nam chất lượng cao có thể đứngvững ngay chính trên sân nhà.

Từ góc độ ngành thép, ông Nguyễn Tiến Nghi cho rằng năm nay Việt Nam có thể giảmkhoảng 1 tỷ USD nhập siêu nếu các ngân hàng thương mại áp dụng các chính sáchhạn chế cho vay, cấp tín dụng, đổi ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu cácmặt hàng trong nước đã sản xuất được hoặc đang dư thừa.

Đại diện cho các doanh nghiệp cơ khí, ông Nguyễn Văn Thụ cho rằng, với thực lựccủa doanh nghiệp trong nước hiện nay, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cầnmạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép chủ đầu tư các công trình được chỉ địnhtổng thầu EPC (có đủ năng lực về công nghệ, nhân lực, tài chính và kinh nghiệm)mà không nhất thiết phải tổ chức đấu thầu quốc tế.

Các hợp đồng cung cấp thiết bị có giá trị vài tỷ USD đang rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài dù doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng

Cơ chế này không chỉ giúp chủđầu tư tiết kiệm thời gian, tiền bạc, giúp tạo ra công ăn việc làm cho người laođộng trong nước mà quan trọng hơn là nâng dần trình độ quản lý, trực tiếp giảmnhập siêu thiết bị, máy móc, cũng như tạo cơ hội cho ngành cơ khí trong nướcphát triển.

Theo ông Thụ, hiện chủ trương chính thức về việc xem xét lại khảnăng giảm nhập siêu những thiết bị cơ khí và một số mặt hàng trong nước sản xuấtđược đã có, nhưng thực tế, tỷ trọng nhập khẩu các nhóm hàng này vẫn cao là docác giải pháp thực hiện chưa cụ thể và chưa trúng.

Vì vậy, để chủ trương đúng đắn này phát huy tác dụng, các bộ ngành liên quan cầnsoạn thảo sớm quy định về việc các chủ đầu tư khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹthuật cho các công trình đầu tư trọng điểm phải có đề xuất cụ thể tỷ lệ thay thếcác sản phẩm trong nước đã sản xuất được nhằm giảm nhập siêu.

Trong tháng 6 vừa qua, Bộ Công Thương và Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Namđã phối hợp lập danh mục các sản phẩm công nghiệp đã sản xuất được trong nước vàđề xuất các giải pháp cụ thể cho việc sử dụng các sản phẩm nội địa hóa này đểtrình lên Chính phủ xem xét.

Theo Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,1 tỷ USD, tăng 13,1%; sắt thép đạt 2,8 tỷ USD, tăng 29,1%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép đạt 1,3 tỷ USD, tăng 35,7%.

Hiệp hội đã đề xuất 14 kiến nghị lên Chính phủ chỉđạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, dù bằng nguồn vốn nào cũng phải lập kếhoạch sử dụng các sản phẩm, nguyên vật liệu, máy móc đã sản xuất được trong nước;hạn chế nhập khẩu thiết bị đồng bộ. Đây sẽ là cơ sở đề tổng thầu trong nước sửdụng triệt để các sản phẩm trong nước chế tạo; còn các nhà thầu nước ngoài phảixem xét kế hoạch sử dụng sản phẩm trong nước ở một tỷ lệ nhất định.

Trong khi các giải pháp nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào các thiết bị, máy móc,nguyên nhiên liệu của nước ngoài tiếp tục được đề xuất lên Chính phủ, Tập đoànDầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã “nhanh tay” triển khai việc ưu tiên sử dụng24 loại hình dịch vụ của các đơn vị PVN trong thăm dò, khai thác, chế biến dầukhí, sản xuất điện, vận tải, tài chính...

Với quyết định đúng hướng này, chẳngnhững nhiều doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi trực tiếp; Nhà nước bớt gánhnặng nhập khẩu dịch vụ; mà lợi nhuận của PVN cũng tăng lên đáng kể nhờ việc thaythế các dịch vụ thuê của nước ngoài bằng các dịch vụ trong nước.

Theo Nguyễn Kim Anh
Doanh nhân



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.