Nhập siêu lại tăng tốc

Trong hai tháng liên tiếp gần đây, kim ngạch xuất khẩu đều vượt ngưỡng 6 tỷ USD. Tương tự về phía nhập khẩu, kim ngạch tháng 5 và 6 cũng vượt 7 tỷ USD. Những dấu mốc này, trước đó, chưa từng được vượt qua trong suốt cả năm 2009. Đặt trong tương quan so sánh khác, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 ước đạt 6 tỷ USD, giảm khoảng 5% so với tháng 5, nhưng tăng tới 26,6% so với tháng 62009

Báo cáo tình hình xuất nhậpkhẩu tháng 6 và 6 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê cho thấy thâm hụt thươngmại đang tăng tốc trở lại.

Trong hai tháng liên tiếp gần đây, kim ngạch xuất khẩu đều vượt ngưỡng 6 tỷ USD.Tương tự về phía nhập khẩu, kim ngạch tháng 5 và 6 cũng vượt 7 tỷ USD. Những dấumốc này, trước đó, chưa từng được vượt qua trong suốt cả năm 2009.

Đặt trong tương quan so sánh khác, kim ngạch xuất khẩu tháng 6 ước đạt 6 tỷ USD,giảm khoảng 5% so với tháng 5, nhưng tăng tới 26,6% so với tháng 6/2009. Trongkhi đó, kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 7,2 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3% so vớitháng trước nhưng tăng xấp xỉ 22% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Mặc dù vẫn được đà tăng ấn tượng nhưng do tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu caohơn xuất khẩu trong tháng 6, nên nhập siêu tiếp tục tăng tốc. Theo ước tính củaTổng cục Thống kê, nhập siêu tháng này ước đạt 1,2 tỷ USD, là mức cao thứ hai kểtừ đầu năm trở lại đây, chỉ đứng sau mức nhập siêu 1,33 tỷ USD của tháng 2 nămnay.

Như vậy, cho đến hết nửa chặng đường của năm 2010, tất cả các chỉ tiêu về giaothương hàng hóa quốc tế đều vượt so với kế hoạch, kể cả chỉ tiêu tốt, lẫn xấu.

Nhập siêu lại tăng tốc
Nhập khẩu ôtô 6 tháng đầu năm tăng tới 27,6% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 32,13 tỷ USD, bằng 52,7% kế hoạch cả năm.Kim ngạch nhập khẩu tương ứng đạt 38,85 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch năm. Nhưngđồng thời, nhập siêu cũng đã đạt gần 6,73 tỷ USD, bằng 20,9% tổng kim ngạch xuấtkhẩu cùng thời kỳ và vượt so với mục tiêu khống chế dưới 20% của Quốc hội.

Nhập siêu lại tăng tốc

Trở lại với các con số chi tiết hơn, đóng góp vào thành tích xuất khẩu 6 thángqua, nhiều mặt hàng có sự tăng trưởng khá đột biến về kim ngạch. Tiêu biểu, xuấtkhẩu sắt thép tăng gấp gần 3,5 lần cùng kỳ; tương tự, phương tiện vận tải và phụtùng tăng hơn 2 lần; hóa chất và sản phẩm tăng trên 87%; cao su tăng 81%; máymóc thiết bị phụ tùng tăng 67%... Đã có 9 mặt hàng vượt kim ngạch 1 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng có phần đóng góp quan trọng của giá cảhàng hóa thế giới phục hồi trở lại. Trong hầu hết các mặt hàng xuất khẩu tínhđược bằng lượng, chỉ có cà phê giảm về giá so với cùng kỳ.

Với các mặt hàng có kim ngạch lớn, xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm giảm 4,9% vềlượng nhưng tăng 0,4% về kim ngạch; dầu thô giảm tới 46,3% về lượng nhưng chỉgiảm 17,8% về giá trị; tương ứng, than đá giảm 12% và tăng 30,4%; hạt điều tăng8,2% và 26,7%…

Về phía nhập khẩu, đã có 10 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD và tất cả đềutăng về kim ngạch so với cùng kỳ, từ 11,6% cho tới gấp hơn 2 lần so với 6 thángđầu năm 2009. Trong khi đó, chỉ có 3 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu không lớnlà giảm so với cùng kỳ năm trước.

Nhập siêu lại tăng tốc

Biểu đồ xuất nhập khẩu, nhập siêu qua các tháng (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Trong các mặt hàng tính được về lượng, hầu hết đều cho thấy có sự cải thiện vềgiá. Tiêu biểu là các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất như xăng dầu đã giảm21,7% về lượng nhưng tăng 11,6% về giá trị kim ngạch; tương tự, khí đốt hóa lỏnggiảm 28,5% và tăng 9,5%; chất dẻo tăng 8,9% và 49,3%; sợi dệt tăng 13,9% và49,8%; sắt thép tăng 1,4% và 29,1%...

Sự cải thiện về giá và kim ngạch xuất nhập khẩu đưa đến những nhận định gần đâycủa Bộ Công Thương, cho rằng sản xuất đang phục hồi và có những dấu hiệu lạcquan cho triển vọng kinh tế năm nay.

Tuy nhiên, nhìn trên những mặt hàng thống kê được về lượng, số giảm về lượngtrong các sản phẩm xuất khẩu vẫn “áp đảo”. 

Trong khi đó, nhập siêu tiếp tục gia tăng và chưa tháng nào được khống chế xuốngmức dưới 20% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Đáng lo hơn, sức ép nhập siêu lại gia tăng trong bối cảnh cán cân thang toántổng thể đã thâm hụt tới 8,8 tỷ USD, và dự trữ ngoại hối chỉ còn vào khoảng 7-9tuần nhập khẩu, tính đến cuối năm 2009, làm gia tăng sức ép lên tỷ giá, lãi suấtvà các cân đối vĩ mô.

Theo Anh Quân
VnEconomy



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.