Lúa Cam, trái Thái ào vào đất Việt

Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước nhân rộng mô hình xuất khẩu khuyến nông, giúp nông dân Campuchia nâng năng suất lúa lên 2 3 lần.   Dưới nắng hè gay gắt, khoảng 40 thương lái người Việt (hầu hết thành thạo tiếng Campuchia) đứng, ngồi trong các lều tạm chờ mua lúa Campuchia mà dân địa phương gọi là lúa Cam. Họ dùng cả hai mạng điện thoại của Việt Nam và Campuchia để tiện giao dịch

Lượng trái câyđồng bằng sông Cửu Long được xuất khẩu sang Campuchia cũng như lúa gạo đấtnước Chùa Tháp nhập về Việt Nam qua An Giang ngày càng tăng.

Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước nhân rộng mô hình xuất khẩu khuyếnnông, giúp nông dân Campuchia nâng năng suất lúa lên 2 - 3 lần.
 
Dưới nắng hè gay gắt, khoảng 40 thương lái người Việt (hầu hết thành thạotiếng Campuchia) đứng, ngồi trong các lều tạm chờ mua lúa Campuchia mà dânđịa phương gọi là lúa Cam. Họ dùng cả hai mạng điện thoại của Việt Nam vàCampuchia để tiện giao dịch.

Từ khi 40 mặt hàng nông sản chủ lực của Campuchia được Chính phủ Việt Namcho phép nhập vào thị trường Việt Nam với thuế suất 0%, tình hình xuất khẩunông sản Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Khánh Bình (AnGiang) ngày càng sôi động. Trong đó, chiếm khoảng 70% là mặt hàng thóc, gạovà trái cây.

Nhộn nhịp cảnh bán mua

Những ngày này, dọc theo quốc lộ 91, từ cầu Kênh Vĩnh Tế (cách cửa khẩu TịnhBiên 2km) đến sát biên giới Việt Nam - Campuchia, nhiều lô đất trống đượctận dụng làm nơi tập kết lúa, gạo.

Cứ 15 phút, có 5 - 8 chiếc xe lôi cảitiến nổ máy ầm ĩ chạy từ Campuchia sang. Mỗi xe chở 50 - 60 bao lúa nặngtrên 50kg. Khi xe vào bãi tập kết, các thương lái Việt Nam từ trong lều tạmtúa ra. Vừa trao đổi bằng tiếng Campuchia, họ vừa dùng thanh sắt nhọn hoắtchọc vào bao lúa để lấy hạt lúa ra xem, rồi đưa vào miệng cắn để thử độ khô.

Lúa Cam, trái Thái ào vào đất Việt

Mỗi ngày có hàng chục tấn trái cây Thái Lan đổ vào Việt Nam

Chị Chau Chuol, một thương lái ở tỉnh Kandal (Campuchia), nói: “Tôi đang muacác giống lúa Phakakha nhay, Phakama lis… của nông dân Campuchia. Giá lúadao động 3.700 - 3.800 đồng/kg. Một ngày tôi mua từ 15 - 20 tấn lúa chở quaViệt Nam bán, trừ tiền thuê xe chở, tính theo tiền Việt Nam lời 2 - 2,5triệu đồng”.

Anh Nguyễn Thành Phích, một chủ thu mua lúa quê ở Đồng Tháp,trong lúc chờ chất lúa xuống ghe, cho biết: “Tôi đổ đường lên đây cả trămcây số để mua lúa Cam. Bây giờ qua vụ nên giá lúa tuy hơi cao hơn trước,nhưng mua về xay ra bán lại vẫn lời chút ít”.

Từ chợ TịnhBiên, dọc theo kênh Vĩnh Tế về Bến lúa 21, hàng trăm chiếc ghe (tải trọng 70- 100 tấn) đậu nối đuôi nhau chờ mua lúa. Trên bờ, mấy chục nhà kho lợp máitôn được dựng lên, bên trong đầy ắp lúa Cam. Những “đại gia” lúa gạo trữ lúaở đây để chờ giá lên.

Cách vài kho lại có một nhà máy xay lúa. Phía sau dãynhà kho là con đường đất dài khoảng 3km chạy tới kho bãi chứa lúa ở tỉnhTakeo (Campuchia). Anh Phạm Văn Thương, người trúng thầu làm con đường đấtnày rồi thu tiền phí xe tải từ Campuchia sang suốt 7 năm qua, cho biết:“Hiện nay, trung bình mỗi ngày có hàng trăm tấn lúa từ Campuchia được chởqua đây. Mỗi chuyến xe qua, tôi thu phí đường 25.000 đồng”.

Thoải mái giao nhận trái cây Thái

Ngoài lúa, gạo Campuchia, nhiều loại trái cây của TháiLan như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, me... cũng ào ào đổ về chợ biên giớiTịnh Biên.

Tại cửa khẩu Tịnh Biên, gần 17h, nhiều xe thồ từ bên Campuchiavẫn đang chờ làm thủ tục để xuất hàng. Khi xe vừa qua cửa khẩu, hàng chục xelôi của thương lái Việt Nam chạy đến để chuyển hàng. Trái cây được đóngthùng giấy bắt mắt, bên ngoài in chữ Thái Lan. Khác với lúa, các thùng tráicây được giao nhận khá thoải mái, không có cảnh thương lượng hay trả tiềntại nơi nhận hàng.

Ngoài cửa khẩu Tịnh Biên, trái cây ngoại còn qua biên giới Tây Nam theo cáccửa ngõ An Phú, Vĩnh Xương… Anh Cao Ngọc Bách, một chủ vựa trái cây ở cửakhẩu Khánh Bình (huyện An Phú), nói: “Từ khi nhiều loại nông sản từCampuchia được phép nhập tự do qua Việt Nam, lượng trái cây về chợ ngày càngnhiều, giá cũng rẻ. Vựa của tôi mua chủ yếu ba loại là bòn bon, măng cụt vàme Thái để bán tại đây và bỏ mối cho một số sạp ở Cần Thơ, TP HCM”.
 
Ông Thái Văn Liêm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình, nói:“Một ngày có khoảng 600 - 700 tấn trái cây từ Campuchia được đem qua bán bênnày”. Theo ông Đào Văn Bé, Trưởng ban quản lý chợ cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên,nhiều loại trái cây Thái Lan về chợ như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, me...hiện có giá thấp hơn hàng nội cùng loại từ 5.000 - 13.000 đồng/kg. (Còn nữa)

Theo Đặng Ngọc
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.