Xuất khẩu nông sản: Cần cách làm ăn bài bản

Không phải mùa, hàng ít, lại thời tiết nắng nóng, thế nhưng những thuận lợi khách quan đó vẫn không giúp những người bán dưa hấu được suôn sẻ do ách tắc nên chất lượng giảm đáng kể. Lại hành trình mở tờ khai nhập khẩu để chở hàng về. Những chủ xe có mối trong nước thì tìm cách đưa về xuôi bán lại

Chúng tôi có mặttại cửa khẩu Tân Thanh vào những ngày giữa tháng 5. Lúc này, mùa dưa hấu đãqua, mùa vải thì chưa tới, nhưng hình ảnh dòng xe tải lớn nhỏ chở đầy cácloại trái cây như thanh long, chôm chôm, chuối, dưa hấu… chờ thông quan vẫnlà phổ biến.

Không phải mùa, hàng ít, lạithời tiết nắng nóng, thế nhưng những thuận lợi khách quan đó vẫn không giúpnhững người bán dưa hấu được suôn sẻ do ách tắc nên chất lượng giảm đáng kể.Lại hành trình mở tờ khai nhập khẩu để chở hàng về. Những chủ xe có mốitrong nước thì tìm cách đưa về xuôi bán lại. Những xe hàng không có mối thìđổ đống cho những người bán hàng rong bày bên vỉa hè hoặc kéo trong xe đẩyđi bán lẻ.

Vị đắng dưa hấu chưaqua

Xuất khẩu nông sản: Cần cách làm ăn bài bản
Dưa hấu bị trả lại phải đem đi bán rong.

Hằng năm, vào đúng vụ dưa hấu, mỗi ngày có từ400 - 500 xe xếp hàng dài cả hàng mấy kilometchờ thông quan. Vì lượng xe tải đổ về quá đông,trong khi thực chứa của bãi không thể đáp ứngđược, đấy là chưa kể việc phải xếp hàng chờ mởtờ khai, nên việc nằm ở cửa khẩu vài ngày chờthông quan là chuyện bình thường.

Điều đáng nói là trái cây củaViệt Nam xuất sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh chủ yếu là trái câytươi, chưa qua chế biến, không sử dụng chất bảo quản nên sau một hành trìnhdài hàng nghìn km theo dọc đất nước trong điều kiện nhiệt độ nóng nực, lạithêm việc phải xếp hàng chờ thông quan nên chất lượng dưa bị ảnh hưởngnghiêm trọng, nhiều xe dưa đã bốc mùi thối trong nắng nóng, khiến cho chủhàng phải đổ cả xe, vừa mất tiền thu mua, lại mất tiền chuyên chở từ trongNam ra Bắc, thiệt đơn thiệt kép. Chính vì vậy, đối với những quả không thểxuất sang Trung Quốc vì lý do chất lượng, chủ hàng liền tìm mọi cách để mởlại tờ khai, nhập lại hàng về Việt Nam với hy vọng vớt vát chút vốn.

Hầu hết dưa khi lên đến cửakhẩu, giá đều đã không được như tính toán ban đầu của các chủ hàng. Thườngthì giá mua ở vườn của mỗi chủ hàng ở vào mức khoảng 3.000 đồng/kg, cước vậnchuyển mất thêm khoảng 1.000 đồng nữa, tức vào khoảng 4.000 đồng/kg dưa hấu.Nếu được giá, bán bên kia biên giới 7.000 đồng/kg, là một mức lãi lớn mànhiều chủ hàng mơ ước. Chính vì khoản lợi nhuận hấp dẫn này, mà nhiều chủhàng cứ nhắm mắt đánh hàng sang, dù không hề có hợp đồng mua bán nào trước.

Cái kiểu mong chờ may rủi nàykhiến cho nhiều chủ hàng gặp quả đắng. Ví dụ một xe tải 30 tấn chi phí tổngcộng là khoảng 120 triệu đồng, thế nhưng khi cung quá nhiều, dù dưa đẹp, đảmbảo chất lượng nhưng bị ép giá, chủ hàng nào hoà vốn là điều may mắn, cònkhông may bị bạn hàng chê, trả giá 1.000 đồng/kg thì chỉ vớt vát được tiềncước, còn tiền vốn mất tong, chứ đừng nói đến công hay lãi.

Anh Nguyễn Văn Hiền (quê BắcGiang), một người có thâm niên gom hàng ở cửa khẩu mang sang biên giới tiêuthụ cho biết: "Chính vì bị ách tắc nơi cửa khẩu, khi xe sang được bên kia,dưa xấu đi nhiều lắm. Gần như xe nào cũng có dưa bị loại, ít nhất là 10%,nhiều thì trên nửa xe, và cũng không ít trường hợp là nguyên cả xe. Nhiềuchủ hàng cho xe quay ngược lại, chấp nhận phân loại lại hàng hoá: quả nàocòn ngon thì bán lại cho thương lái đem về các tỉnh, những quả bị dập, mấtcuống... thì bán lại cho mấy người bán rong. Họ cắt, gọt chỗ hỏng rồi raobán chỉ với giá 1 - 2 ngàn đồng/quả", anh này nói.

Nỗi lo xuất khẩu quảvải đang tới

Anh Lê Sỹ Hân, Công ty TNHHThành Phương, có trụ sở ở số 112, đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn ngán ngẩm kể:Những ngày cao điểm, riêng Công ty Thành Phương cũng đã có khoảng 150 xe tảitrọng từ 15 - 25 tấn xếp hàng chờ thông quan, để rồi đóng góp mấy xe chodòng hàng bị trả trở lại. "Chúng tôi đã hợp đồng chặt chẽ với các chủ hàngbên Trung Quốc để mua hàng, nên hàng trả lại chủ yếu là vì kém chất lượng,không như nhiều chủ hàng khác, thấy lợi nhuận cao xuất hàng tù mù, chờ mayrủi thì số lượng "quay đầu" về nước lại càng nhiều. Bên kia biên giới, cácchủ hàng Trung Quốc liên kết lại cùng thống nhất một mức giá cả và chấtlượng hàng hóa, nên nếu một chủ hàng đã chối từ thì DN Việt Nam khó lòng tìmđược mối bán mà không bị ép giá, anh Hân cho biết.

Trao đổi với chúng tôi, ôngVy Mạnh Hồng, Chi cục phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanh chia sẻ: Đứngtrước những thiệt hại của DN, Hải quan không có cách gì gỡ được vì khi cácchủ hàng yêu cầu thông quan thì không thể chối.

Xuất khẩu nông sản: Cần cách làm ăn bài bản
Xe xếp hàng chờ thông quan ở cửa khẩu Tân Thanh.

"Hải quan cũng đã sang điềuđình với phía bạn hàng Trung Quốc và phối kết hợp giải quyết, chứ không thểtrực tiếp khuyến cáo đến các DN vì họ nằm rải rác trên khắp cả nước. Chúngtôi thật sự lo lắng tình trạng này sẽ tái diễn khi vụ vải đang đến gần", ôngHồng lo ngại.

Nông dân, doanhnghiệp đều thiệt hại

Cùng chung lo lắng, anhNguyễn Hồng Minh, chuyên viên nghiệp vụ Chi cục Hải quan cửa khẩu Tân Thanhcho biết: Bãi đỗ xe chỉ chứa được 110 xe, nhưng vào mùa, có tới khoảng 500xe xếp hàng nên quá tải. Có những ngày cao điểm, dù lực lượng hải quan đãlàm việc hết tốc lực, thông tầm, nhưng tình hình vẫn không cải thiện đượcmấy.

Ví dụ như ngày 3/3, đã cótrên 200 xe dưa hấu xuất khẩu, nhưng vẫn còn gần 300 xe đang nằm chờ trongkhu vực cửa khẩu Tân Thanh, trong đó không ít xe đã nằm chờ từ mấy ngàytrước. Nhiều xe dưa đã được đưa qua cửa khẩu nhưng lại tiếp tục phơi nắng ởbãi xe nước bạn, vì chưa có khách mua. Hay như số liệu thống kê của ngànhHải quan, từ ngày 26/1 đến ngày 27/1 vẫn còn trên 400 xe ôtô trọng tải lớnvận chuyển hoa quả từ nhiều vùng miền trong nước phải nằm chờ bên đường, kéodài gần 3km.

"Thiết nghĩ, nếu các chủ hàngcó đầy đủ thông tin thì họ chẳng dại gì đua nhau mang hàng lên để nhận lấythua lỗ. Còn nếu giữa các DN có sự liên kết chặt chẽ để hợp đồng với cácthương nhân bên Trung Quốc thì chắc chắn những mùa trái cây tiếp theo sẽkhông xảy ra tình trạng này nữa", anh Minh nhận định.

Kiến nghị của Cục Hải quan Lạng Sơn

Cục Hải quan Lạng Sơn đã có kiến nghị, đề xuất Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, UBND tỉnh Lạng Sơn hoạch định chính sách lâu dài với phía bạn Trung Quốc đối với mặt hàng hoa quả, nông sản xuất khẩu và thông báo kịp thời cho các DN, các hộ kinh doanh nắm được chính sách giữa hai bên khi có sự thay đổi. Cùng với đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, đặc biệt là trong việc chế biến, bảo quản sau thu hoạch đối với các loại rau quả, nông sản. Hàng hoá trước khi xuất khẩu cần phải được phân loại, có quy định về đóng gói, nhãn mác, bao bì để bảo vệ thương hiệu, bảo quản hàng hóa. Ngoài ra, cần có một cơ quan hoặc bộ phận cảnh báo, đồng thời phối hợp với địa phương, các lực lượng chức năng ở cửa khẩu để thường xuyên trao đổi thông tin với phía bạn Trung Quốc, tháo gỡ những ách tắc cục bộ hoặc ách tắc kéo dài tại cửa khẩu.

 

TheoXuất khẩu nông sản: Cần cách làm ăn bài bản



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.