Nhập siêu - Thách thức lớn

TS Phạm Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả Bộ Tài chính, cho rằng từ nay đến cuối năm, các chỉ tiêu về tăng trưởng GDP, lạm phát sẽ không phải là vấn đề quá lo ngại mà thách thức lớn nhất vẫn là kiềm chế nhập siêu bởi nhập siêu sẽ ảnh hưởng đến tiền đồng.

Nếu nhập siêu vẫn tiếp diễn, khả năng tỉ giá tiền đồng/USDsẽ khó ổn định, điều này sẽ là thách thức lớn cho VN trong giai đoạn từ nayđến cuối năm.

Nhiều thách thức cho doanhnghiệp (DN) và nền kinh tế VN từ nay đến cuối năm  đượccác chuyên gia mổ xẻ tại hội thảo “Những tác động đối với DN sau kỳ họp thứ7- Quốc hội (QH) khóa 12” do Thời báo Kinh tế VN tổ chức.

Tiêu thụ trên sức mình

TS Phạm Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trườnggiá cả - Bộ Tài chính, cho rằng từ nay đến cuối năm, các chỉ tiêu vềtăng trưởng GDP, lạm phát sẽ không phải là vấn đề quá lo ngại mà tháchthức lớn nhất vẫn là kiềm chế nhập siêu bởi nhập siêu sẽ ảnh hưởng đếntiền đồng.

Khá bức xúc trước tình trạng này, TS Trần Du Lịch, phó trưởng Đoàn Đạibiểu Quốc hội (QH) TPHCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH, khẳng địnhnguyên nhân của nhập siêu triền miên không phải hoàn toàn do nhập máymóc thiết bị mà những con số gần đây cho thấy phần lớn do DN nhập quánhiều sản phẩm  phục vụ tiêu dùng trong nước.

Nhập siêu - Thách thức lớn
Chế biến thực phẩm xuất khẩu tại Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre (Ảnh: Hồng Thúy)

Nói mộtcách khác là nhu cầu tiêu xài hàng ngoại tại VN quá lớn. “Chúng ta tiêuthụ nhiều hơn sản xuất và  tiêu thụ trên sức mình.Chúng ta bán tất cả các loại nông sản như điều, tiêu, cà phê, gạo... vẫnkhông bằng tiền nhập các sản phẩm tiêu dùng khác. Khi đất nước bị nhậpsiêu sẽ làm cho đồng tiền không ổn định và giảm khả năng an toàn dự trữquốc gia”- TS Trần Du Lịch nói.

Cần “phao tiêu” dẫn đường

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát đi thông điệp là “sớm tái cấutrúc nền kinh tế”. Đây cũng là vấn đề mà các diễn giả tại hội thảo mổ xẻkhá nhiều. Theo TS Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy banKinh tế của QH, mô hình phát triển kinh tế của VN hiện nay đã mất dầnlợi thế về phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ vào vốn đầu tư vàgiá lao động rẻ. Chính vì vậy, cần chọn lựa vấn đề quan trọng nhất, để ưu tiên giải quyết trong quá trình tái cấu trúc nềnkinh tế giai đoạn tới.

Nhập siêu - Thách thức lớn

TS Trần Du lịch cho rằng việc cần thiết và cấp bách nhất là VN cần cóchính sách liên quan đến chuyển dịch cơ cấu, tái cấu trúc để tạo điềukiện cho DN tăng trưởng.

“Có phao tiêu dẫn đường thì DN sẽ biết cách đi,chứ thực tế DN không cần Nhà nước cho tiền”. TS Trần Du Lịch cũng đặtvấn đề về đạo luật bất thành văn ở một số nước là không cho tập đoàn làmcông nghiệp phụ trợ mà đó là công việc của các DN vừa và nhỏ (SME),trong khi đó ở VN, các tập đoàn “làm từ A đến Z và rất dàn trải!”.

Sáu tháng nhập siêu 6,7 tỉ USD

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cho biết quy mô nhập siêu 6 tháng đầu năm 2010 tuy chỉ gần bằng một nửa so cùng kỳ năm 2008 nhưng lại gấp 3 lần cùng kỳ năm 2009.
 
Theo ông Ánh, thâm hụt cán cân thương mại đã trở thành căn bệnh mãn tính của kinh tế VN, không những chưa có cách khắc phục mà ngày càng nặng hơn. Theo đó, nhập siêu hàng hóa 6 tháng đầu năm là 6,7 tỉ USD, tương đương 20,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu không tính xuất khẩu vàng thì 6 tháng đầu năm nhập siêu tới 8,1 tỉ USD, tương đương 26,2% kim ngạch xuất khẩu.

Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,8 tỉ USD, còn khu vực FDI xuất siêu hơn 1 tỉ USD. Tình trạng nhập siêu nặng nề nhất là trong quan hệ thương mại với Trung Quốc với thâm hụt tới 6,1 tỉ USD, chiếm 94% tổng mức thâm hụt thương mại. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng từ Trung Quốc tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,1 tỉ USD (chiếm 23,4% tổng kim ngạch nhập khẩu); từ ASEAN đạt 7,8 tỉ USD, tăng 20,4%; từ Nhật Bản đạt 4 tỉ USD...

P.Đình

Theo Sơn Nhung
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.