Con trai vứt túi thịt, cầu xin mẹ đi ăn cỗ đừng lấy phần

Con biết, việc con làm là sai nhưng xin mẹ hiểu. Con giờ đã lớn khôn, gia đình mình cũng không còn thiếu thốn nên khi đến đám cỗ, mẹ hãy ăn uống thật thoải mái, đừng cố lấy phần về cho con.

Hôm nay, sau khi con nổi nóng vứt túi thịt mà mẹ cầm về sau bữa cỗ ở nhà chú Tạo, con biết mẹ buồn và giận con. Hơn 10 năm nay, con luôn hiểu rằng, mẹ mang phần về vì muốn con và bố có miếng ngon để ăn.

Con cũng phải thú nhận, đó từng là niềm vui, niềm hạnh phúc của con. Mỗi lần nghe tin trong làng có cỗ, con đều mong mẹ sẽ đi ăn, thay vì bố. Bởi bố không bao giờ lấy phần, còn mẹ thì khác. Lần nào đi ăn cỗ, mẹ cũng cầm theo chiếc nón.

Lúc về nhà, con lục trong chiếc nón ấy, thế nào cũng có một túi đồ ăn, có hôm là miếng thịt gà, vài con tôm, miếng giò, nắm xôi, có hôm là thịt lợn, bánh chưng, chả quế… Rồi con cười tít mắt, ăn ngấu nghiến khi được mẹ cho phép.

Nhưng dần dần, kinh tế gia đình mình khá hơn. Bữa cơm nào mẹ cũng mua đồ ăn ngon cho con, không cá thì thịt, tôm, đậu phụ… Thậm chí, chỉ cần con nói thèm một món gì đó, lập tức bữa cơm sau con sẽ thấy nó trên mâm.

Những món thường thấy trong các bữa cỗ ở quê mình như giò lụa, chả quế, hay thịt gà bây giờ con không thích nữa. Thậm chí, có lần, bà ngoại cho đĩa giò, cả nhà mình ăn 1 tuần không hết. Món ăn cứ được mang ra rồi lại phải cất đi, không có ai động đũa.

Con trai vứt túi thịt, cầu xin mẹ đi ăn cỗ đừng lấy phần-1

Ảnh minh họa.

Không còn háo hức với đồ ăn nên con cũng không còn mong mẹ đi ăn cỗ lấy phần như xưa. Thậm chí, con thấy xấu hổ khi một lần chứng kiến mẹ ngồi ăn cùng các cô, các bác nhưng mẹ chỉ gắp những miếng rau, thức nấu. Đồ ăn mọi người gắp cho mẹ, mẹ lại bỏ vào túi nilon rồi mang về nhà.

Hôm ấy, đứa bạn cùng lớp trêu con rằng, chắc ở nhà con ham ăn lắm nên có bao nhiêu miếng ngon, mẹ đều phải để dành cho con.

Con đã lý luận, đó là phong tục quê mình. Phụ nữ đi ăn cỗ đều lấy phần như vậy. Nhưng bạn con nói, người ta chỉ chia phần khi tất cả đã ăn no, ăn chán mà đồ ăn trên mâm vẫn còn. Nhưng mẹ thì khác, mẹ không dám ăn, mẹ để dành rồi gói ghém mang về cho con và bố. Mẹ chỉ ăn miếng rau, thức nấu để no bụng của mình.

Thành ra, việc làm của mẹ, như bạn con nói là khiến những người cùng mâm không thoải mái.

Mẹ biết không, con đã tức nghẹn khi nghe những lời đó. Và dù con đã kiềm chế, không vung nắm đấm vào mặt bạn nhưng con đã ngừng làm bạn với cậu ta. Con không cho phép ai nói xấu mẹ, coi thường mẹ. Nhưng trong thâm tâm, con cũng không muốn mẹ làm như vậy nữa.

Đã nhiều lần, con nhắc mẹ đừng lấy phần. Con nhắc mẹ khi đi ăn cỗ, hãy cứ ăn uống thật thoải mái, đừng nghĩ đến chồng, con ở nhà. Vì bây giờ, con không cần những miếng ăn đó. Thậm chí, đi trên đường, thấy mẹ xách túi đồ ăn thức uống thu hoạch được sau bữa cỗ, con còn thấy xấu hổ.

Hơn một lần, con phản đối mẹ bằng cách không ăn, không động đũa vào những miếng ăn mà mẹ lấy về, nhưng mẹ vẫn không rút kinh nghiệm. Mẹ vẫn làm theo thói quen hàng chục năm qua.

Sáng hôm nay, trên Facebook của người cùng làng, con lại thấy họ đăng hình mẹ đang lấy đồ từ mâm đàn ông rồi bỏ túi nilon mang về. Con rất tức giận. Vì vậy, khi nhìn thấy túi đồ ăn mẹ để trên bàn, con đã vứt đi.

Con biết, con làm như vậy là hỗn. Con thật sự xin lỗi mẹ. Nhưng con cũng xin mẹ đừng lấy phần nữa. Khi đi ăn cỗ, mẹ hãy chỉ nghĩ đến mẹ thôi, được không?

 

 

Theo vietnamnet.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/con-trai-vut-tui-thit-cau-xin-me-di-an-co-dung-lay-phan-2131012.html?fbclid=IwAR3HSjetSklFu-CECnz_azMEtoHMwVgGUw8eaQaYLxuzSQaEmQTQcci5kf4

ăn cỗ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.