Đàn ông rung đùi uống trà ngày Tết trong khi vợ cắm mặt dọn dẹp nhà cửa: Nói "em nghỉ đi để anh làm nhé" có khó đến vậy không?

Việc dọn dẹp, nấu nướng rồi khách khứa ngày Tết, có anh thản nhiên phó mặc luôn cho vợ, có anh thì nói muốn giúp nhưng lấy vài lý do này khác rồi lại thôi. Đến cuối cùng, vẫn cứ là người phụ nữ "ba đầu sáu tay" mà ôm cả việc nhà.

Việc dọn dẹp, nấu nướng rồi khách khứa ngày Tết, có anh thản nhiên phó mặc luôn cho vợ, có anh thì nói muốn giúp nhưng lấy vài lý do này khác rồi lại thôi. Đến cuối cùng, vẫn cứ là người phụ nữ "ba đầu sáu tay" mà ôm cả việc nhà.

"Phụ nữ sợ vất vả ngày Tết là lười biếng, ham chơi"?!

Có lẽ do ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo từ xa xưa với lý thuyết "tam tòng tứ đức, tề gia nội trợ" mà rất nhiều gia đình ngày nay vẫn đòi hỏi người phụ nữ về sự hy sinh, coi chuẩn mực là phải nhún nhường, chăm chỉ và khéo léo nội trợ.

Có không ít anh chồng, dù trẻ tuổi nhưng riêng chuyện san sẻ việc nhà với vợ thì chẳng khác các cụ là bao, luôn cho rằng vợ mình tốt hơn nhất nên giỏi và thích việc nội trợ, nấu ăn càng ngon, dọn dẹp càng lắm thì càng đáng khen, càng thương yêu chồng. Thậm chí nhân dịp Tết, có anh còn nói chỉ người lười biếng, vụng về, ham chơi thì mới cảm thấy việc dọn dẹp, nấu nướng, tiếp khách là vất vả, "Ngày xưa các bà, các mẹ còn vất vả gấp nhiều lần mà có ai kêu đâu"?!

Đàn ông rung đùi uống trà ngày Tết trong khi vợ cắm mặt dọn dẹp nhà cửa: Nói em nghỉ đi để anh làm nhé có khó đến vậy không?-1

Hỏi han một lượt những chị em thân quen đã có gia đình về ngày Tết, đa số mọi người đều trả lời là Mệt Mỏi. Có người kinh tế bình thường, có người gia cảnh khấm khá thế nhưng đều chung một sự tất bật, hối hả suốt từ 23 tháng Chạp cúng ông Công, ông Táo đến tận mồng 4 tháng Giêng hóa vàng.

Chị Duyên (30 tuổi, TP.HCM) năm nay đã làm dâu đến năm thứ 3 nhưng vẫn chưa thể hết "sợ hãi" khi Tết đến. Chị chia sẻ, vì là con lớn trong gia đình nên từ bé chị đã giúp bố mẹ làm rất nhiều việc nhà, tưởng như khi lấy chồng những việc cơm nước, dọn dẹp chẳng phải là thử thách nữa. Thế nhưng không. Tết ở nhà chồng bận rộn hơn rất nhiều so với Tết cùng bố mẹ đẻ khi chị phải tự tay lo toan mọi việc mua sắm, cỗ bàn, cúng tế, lau rửa, dọn dẹp, đối nội, đối ngoại... Chưa kể 2 vợ chồng chị kinh tế chưa ổn định, chi tiêu làm sao để tiết kiệm nhất ngày Tết cũng là bài toán lớn khiến chị đau đầu.

Chồng chị Duyên thì chẳng phải không yêu thương vợ, thế nhưng nhắc đến việc nhà thì anh luôn im ỉm cho qua với lý do "anh có biết làm đâu, thà là em làm cố cho xong". Chị Duyên buồn bã nhưng không biết làm sao để thỏa hiệp với chồng.

"Chưa kể Tết nhất ông ấy say xỉn, ói đầy ra nhà và chị phải dọn á em" - chị Duyên vừa kể vừa cười, vừa chia sẻ nỗi niềm vừa như muốn an ủi những cô em gái chưa chồng đang ngồi xung quanh.
 

Đàn ông rung đùi uống trà ngày Tết trong khi vợ cắm mặt dọn dẹp nhà cửa: Nói em nghỉ đi để anh làm nhé có khó đến vậy không?-2

Còn Linh (22 tuổi, Hà Nội) thì mới lấy chồng được 1 năm. Dù Linh đang phải trông con mọn và nhà chồng cô nàng có người giúp việc nhưng quả thật vất vả ngày Tết không trừ một người phụ nữ nào.

"Ngày ở nhà với bố mẹ thì mình vụng về lắm, lấy chồng dù có giúp việc nhưng mẹ chồng vẫn muốn tự tay mình mua sắm rồi làm cỗ, mẹ chồng mình bảo là làm cho quen với dâu con tự làm thì mới ý nghĩa. Thức đêm trông con mà sáng ra dậy sớm luộc gà, đồ xôi mình mệt không thở nổi" - Linh kể.

Khi mệt mỏi và ấm ức trong lòng quá Linh có nói với chồng, nhờ anh cùng xuống bếp nấu nướng. Thế nhưng xui nỗi là bố mẹ chồng cô nàng lại khó tính, khi thấy con trai đeo tạp dề trong bếp thì lại nói bóng, nói gió: "Nhà này phụ nữ đi đâu hết rồi mà để đàn ông phải xuống bếp thế kia?". Thấy bố mẹ không bằng lòng, chồng Linh lại đành nói vợ chịu khó "tự xử".

Tết là một kỳ nghỉ dài mà chúng ta có thể tận hưởng thực sự

Những câu chuyện kể trên là hoàn toàn có thật, xảy ra không phải hy hữu mà trong rất nhiều gia đình hiện nay. Thế nhưng cũng có một sự thật nữa là vấn đề đôi khi lại nằm ở những người phụ nữ. Họ có thể tự chọn lựa cho mình một cái Tết thảnh thơi nếu như chịu mở lòng chia sẻ cùng với gia đình.

Không ít người phụ nữ Tết nhất bận tối mắt tối mũi, vừa lau dọn bếp núc vừa bật khóc vì tủi thân vậy nhưng lại chẳng nói với ai, tự mình cáng đáng tất cả với mong muốn trở thành người mẹ, người vợ vĩ đại, hoàn hảo trong mắt gia đình chồng.

Đừng như thế! Đừng quên rằng Tết là một kỳ nghỉ dài mà chúng ta có thể tận hưởng thực sự. Hãy chỉ tận tụy nếu bản thân mình thực sự mong muốn, đừng gồng sức làm thế vì người khác hoặc khi bản thân mình đã rất mệt mỏi. Nếu đã thấy mệt hãy mạnh dạn chia sẻ cùng chồng. Những anh chồng có lẽ chẳng vô tâm, thế nhưng lại không đủ tinh ý để nhận ra rằng vợ mình đang vất vả.
 

Đàn ông rung đùi uống trà ngày Tết trong khi vợ cắm mặt dọn dẹp nhà cửa: Nói em nghỉ đi để anh làm nhé có khó đến vậy không?-3

Chị Nhung (32 tuổi, Hà Nội) làm dâu đã 5 năm, ngày Tết ai bận tối mắt tối mũi chứ chị vẫn có thời gian đi làm nail, làm tóc và xúng xính váy áo ngồi cà phê cùng bạn bè. Chị tâm sự rằng chẳng phải nhà chị ít việc mà là do chị đã "thỏa thuận" cùng chồng để được san sẻ trách nhiệm.

"Nhàn hay vất là ở mình thôi. Chị bàn với anh xã là nếu hôm nay chị nấu cơm rồi thì mai chị đi làm nail, nếu mai anh nấu cơm thì ngày kia anh được đi nhậu" - chị Nhung nói.

Hay như chị Hằng (30 tuổi, TP.HCM) cũng kể về câu chuyện "đào tạo" ông xã: "Anh nhà chị thuộc dạng lười, làm việc nhà lại còn ẩu. Nhưng chị vẫn kêu mệt rồi nhờ khéo anh nấu cơm, rửa bát, trong lúc đó thì chị dạy các cháu học. Dần dà cũng thành quen, 2 vợ chồng phân chia nhau làm vừa nhanh lại vừa đỡ mệt ấy".

Đàn ông rung đùi uống trà ngày Tết trong khi vợ cắm mặt dọn dẹp nhà cửa: Nói em nghỉ đi để anh làm nhé có khó đến vậy không?-4


"Em nghỉ đi để anh làm nhé!" - Có khó nói đến thế không?

Ngày Tết sẽ càng thêm hân hoan, ý nghĩa nếu như trong gia đình vợ chồng dành cho nhau được những quan tâm và yêu thương nhiều hơn. Việc cùng vợ chia sẻ việc nhà khiến cho không khí trong gia đình vui vẻ, ấm cúng hơn rất nhiều, nhiều anh chồng đã phải thừa nhận rằng việc ngồi rung đùi nhâm nhi trà bánh ngày Tết trong khi vợ mình tất tưởi làm việc nhà là 1 điều đáng ngại chứ chẳng hề tự hào gì.

Chuyện các anh chồng cùng vợ lo toan, dọn dẹp ngày Tết thật ra không giống một phép chia đôi tuyệt đối rằng anh phải lau nửa căn nhà, em làm nửa mâm cỗ. Sẽ không cần thiết các anh chồng phải xông xáo làm hết việc nhà, cũng không quá để tâm các anh làm tốt hay không, quan trọng là các anh hãy thể hiện thái độ sẵn sàng giúp đỡ vợ. Đôi khi chỉ cần một lời đề nghị "em nghỉ đi để anh làm nhé" là những người vợ đã rất hạnh phúc rồi.

Có một xu thế khá thú vị ngày nay đó là ngày càng có nhiều người đàn ông tự hào khi mình giỏi việc bếp núc. Thậm chí, những cô gái trẻ tìm kiếm bạn đời cũng có cho mình tiêu chuẩn về một chàng trai biết làm việc nhà.

Từ bao giờ mà việc nấu nướng, dọn dẹp lại quan trọng với một người đàn ông đến thế? Đó là từ khi chúng ta nhận ra rằng ở thời đại mới này đàn ông sẽ có lúc phải tự nấu ăn để cứu đói bản thân, phải tự thu dọn "bãi chiến trường" lấp lối đi trong căn phòng ngủ, và cũng phải biết san sẻ, phân chia cùng những người phụ nữ với công việc lớn lao được gọi là việc nhà.

Ngày Tết khi ước muốn được những người đàn ông trong gia đình chia sẻ việc nhà nhiều hơn, hy vọng những anh chồng thấu hiểu được điều này để thể hiện sự quan tâm với vợ, để đem lại hạnh phúc thật sự đến những người phụ nữ trong gia đình./.


 Theo Trí thức trẻ

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://afamily.vn/dan-ong-rung-dui-uong-tra-ngay-tet-trong-khi-vo-cam-mat-don-dep-nha-cua-noi-em-nghi-di-de-anh-lam-nhe-co-kho-den-vay-khong-20200115141713541.chn

bà nội trợ

ngày Tết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.