- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
31 tuổi, để bố mẹ già vay mượn hàng trăm triệu đi du học liệu có quá mạo hiểm?
Băn khoăn lựa chọn giữa con đường để bố mẹ vay mượn một số tiền lớn cho 2 năm du học Thạc sĩ hay ở lại Việt Nam của một cô gái 31 tuổi đang nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.
Băn khoăn lựa chọn giữa con đường để bố mẹ vay mượn một số tiền lớn cho 2
năm du học Thạc sĩ hay ở lại Việt Nam của một cô gái 31 tuổi đang nhận
được sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng. Đây là câu chuyện của tất cả
những ai muốn du học theo diện tự túc.
"Mình, đang có ước mơ đặt chân đến Canada với tình cảnh được cho là khá mạo hiểm. Mạo hiểm vì với độ tuổi 31 được cho là chẳng còn thời gian để bắt đầu lại từ đầu, đi học lại từ đầu ở một đất nước hoàn toàn xa lạ nữa. Ba mẹ mình ủng hộ mình hết mình bằng cách vay mượn để cho mình mượn đi học, áp lực phải trả nợ với mình sẽ rất lớn sau 2 năm học xong. Mình thấy thật bất hiếu khi cứ một mực quyết tâm đi du học để lại ba mẹ và gia đình vật lộn với khoản vay mượn đè nặng như vậy. Thật sự có nên mạo hiểm như vậy không?"
Chia sẻ của cô gái sinh năm 1987, Đặng Nguyễn Ngọc Trâm đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng mạng cũng như cộng đồng du học sinh Việt.
Đặng Nguyễn Ngọc Trâm từng tốt nghiệp 2 bằng đại học: Ngành xuất nhập khẩu của Cao đẳng Kinh tế đối ngoại và Ngoại thương của ĐH Kinh tế TP. HCM. Từng có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong ngành dịch vụ, tuy nhiên vì muốn bước chân ra ngoài thế giới để học hỏi những cái hay của họ và muốn đặt mình vào giới hạn cuối cùng nhất để xem bản thân có thể làm được gì, Ngọc Trâm đang băn khoăn liệu có nên lên đường đi du học ở tuổi 31 này không?
Ngọc Trâm tâm sự: "Mình biết như vậy là mạo hiểm nên đắn đo rất nhiều, 70% có lẽ là ở lại Việt Nam, nhưng vẫn còn mong muốn thôi thúc lắm. Mình không sợ khổ cho bản thân, chỉ sợ khổ cho ba mẹ với 2 năm chị bất lực không làm gì được vì phải học, bố mẹ già ở nhà còng lưng trả nợ."
Ngọc Trâm dự định theo học Thạc sĩ chuyên ngành Nhà hàng khách sạn tại Canada để học về cách thức quản lý và dịch vụ của nước ngoài.
Để bố mẹ vay mượn đi du học là quá mạo hiểm!
Đó là quan điểm chung của nhiều bạn trẻ khi đọc được những dòng chia sẻ của Ngọc Trâm. 2 năm du học thạc sĩ theo diện tự túc thực sự tiêu tốn rất nhiều tiền của. Cuộc sống du học không hề dễ dàng, nếu không có mục tiêu, không có định hướng sẵn sẽ là một lựa chọn mạo hiểm. Liệu sau 2 năm học sẽ làm được gì? Bao giờ bố mẹ trả hết nợ?
Một bạn trẻ có tài khoản Henry Huynh chia sẻ: "Nếu qua đây với mục tiêu là sau khi ra trường đi làm thêm, bưng phở để trả nợ thì nên ở Việt Nam mà làm. Nhiều bạn hoàn cảnh khó khăn qua đây đi làm vất vả mình thấy rất thương tâm nhưng thật sự có đáng để đánh đổi. Du học là mạo hiểm và đánh đổi, nhưng sự mạo hiểm và đánh đổi quá lớn thì mình có chịu nổi hay không? Hàng ngày đi học phải suy nghĩ làm sao để trả nợ cho gia đình thì liệu việc học có được thuận lợi được không?"
Bạn Quang Đào chia sẻ: "Mỗi người 1 ước mơ, 1 hoàn cảnh, nhưng hãy thực hiện ước mơ dựa trên những gì mình có. Nếu để vay mượn đi học 2 năm thì số tiền cũng không nhỏ nên hãy suy nghĩ cho kĩ."
Thy
Nguyễn cũng cho rằng nếu phải vay mượn để đi du học thì không nên. Ở
Việt Nam đã cảm thấy áp lực như vậy thì khi qua đây cuộc sống du học còn
nhiều khó khăn hơn nữa, nên chuẩn bị tài chính vững vàng rồi hẵng đi.
Phản bác lại nhiều ý kiến cho rằng có thể đi làm thêm để trả nợ, bạn Pha Lưu nói rằng:
"Làm thêm tối đa 40h một tuần thì khỏi đi học luôn. Đi làm 40h/tuần thì
phải cúp học hoài không có thời gian học bài, mà cúp học suốt khi tốt
nghiệp cũng chỉ tầm loại trung bình, khá, rất khó để xin việc. Ngoài ra
làm thêm lao động tay chân (kể cả bưng phở) suốt 8h/ngày thì không hề
sung sướng. Về tới nhà là thân thể mệt mỏi, nhừ cả ra, chỉ muốn ngủ và
ngủ, còn đầu óc nào học hành nữa."
Tuổi trẻ nên mạo hiểm và thử thách bản thân
Đi du học là mơ ước của biết bao người, được đặt chân đến một vùng đất mới, sống một cuộc sống mới, tiếp thu tinh hoa văn hóa, kiến thức mới. Không phải ai cũng có thể đi du học, không phải ai cũng có điều kiện đi du học. Nên nếu có cơ hội hãy tận dụng, chỉ cần có định hướng rõ ràng và luôn phấn đấu quyết tâm thì mất 2 năm vất vả rồi sau này mọi chuyện sẽ thay đổi theo hướng tích cực.
Anh Nguyễn Quang Luân chia sẻ:
"Tôi 42 tuổi rồi vẫn còn đi du học. Học để phát triển sự nghiệp thì
không bao giờ thừa. Bạn học xong bạn có tri thức và sự nghiệp sẽ tốt hơn
rất nhiều."
"Nếu thực sự có quyết tâm thì nên
đi du học. Bố mẹ mình cũng tầm 60 tuổi như bố mẹ chị mà vẫn cố gắng cho
mình du học chỉ vì tương lai thôi. Nếu cái gì mình cũng đắn đo, sống cả
đời trong đắn đo mãi thì phí tuổi trẻ lắm" - Quan điểm của bạn Juki Chan.
Bạn Cỏ Mật cho biết: "Mình thấy như thế vừa mạo hiểm lại vừa không mạo hiểm. Mình là một ví dụ điển hình, đi du học Anh có học bổng nhưng chỉ được tài trợ 50% học phí, 50% còn lại và chi phí ăn ở tự chi trả. Nhưng mình sang bên Anh có động lực, vừa học vừa làm part time ngành nail cũng gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn tốt nghiệp bằng xuất sắc, được phần thưởng sinh viên xuất sắc nhất ngành. Sau nửa học kỳ 1 mình đã không phải xin tiền bố mẹ, hết thời gian học mình còn dành dụm được một ít tiền, cũng gần bằng số tiền bố mẹ bỏ ra ban đầu. Tất cả mình nghĩ là do ý chí và quyết tâm."
Bạn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ: "Điều quan trọng nhất là bạn có đủ tự tin để theo con đường bạn chọn hay không? Nếu bạn còn lăn tăn tức là bạn chưa thực sự tin vào đó là cơ hội tốt nhất. Bố mẹ bạn hỗ trợ bạn vay mượn để bạn đi học tức là bố mẹ bạn cũng đã tính đến những khả năng xấu. Theo mình bạn nên hỏi bố mẹ tất cả các khả năng xảy ra và cùng bàn với bố mẹ hướng giải quyết trong những tình huống đó. 31 tuổi chưa phải quá muộn vì dù sao bạn cũng đã có ít nhất vài năm kinh nghiệm và công việc ở Việt Nam rồi, nên nếu bạn có quay về Việt Nam thì bạn có cơ hội công việc tốt hơn."
Khi
chúng ta sống hạnh phúc thì ba mẹ ắt sẽ hạnh phúc. Cuộc sống nếu bản
thấy mình cảm nhận nó khó khăn thì nó sẽ vô cùng khó khăn. Nếu bước chân
ra đi du học thì số lần về thăm nhà sẽ vô cùng ít ỏi. Nhưng nguyện ước
của nhiều bố mẹ là muốn con cái có được một lần mở mang tầm mắt, được
làm mọi thứ mà lúc ở bên bố mẹ con cái chưa làm được được sống bằng nghị
lực của chính họ.
Đi du
học có nhiều khó khăn vất vả, nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm, có định
hướng rõ ràng cho tương lai, luôn kiên trì và cố gắng thì mọi thứ sẽ
trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
-
Du học04/02/2020Nữ sinh ở Quảng Nam du học từ Vũ Hán trở về có kết quả âm tính với virus Corona. Bệnh nhân này chỉ bị cảm cúm thông thường.
-
Du học18/01/2020Hình ảnh học sinh giỏi ở Trung Quốc được tặng thịt lợn, cá,… thay vì đồ dùng học tập và tiền mặt đang nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng.
-
Du học27/11/2019Hồ Ngọc Trang - "bông hồng lai" Việt Nam - Hà Lan luôn khiến người đối diện xao xuyến bởi vẻ đẹp trong trẻo và nụ cười đốn tim
-
Du học24/11/2019Lượng sinh viên quốc tế đến học tập tại Mỹ đang ngày càng giảm xuống. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến các trường đại học và nền kinh tế nước này.
-
Du học01/11/2019"Có ngày mệt quá, tôi ngủ gục trong nhà vệ sinh. Đừng nói tôi nghỉ đi, nghỉ thì học phí, tiền sinh hoạt lấy ở đâu ra."
-
Du học18/09/2019Không chỉ có môi trường rộng lớn cùng trang thiết bị hiện đại, sinh viên Đại học Bangkok còn được diện những bộ đồng phục đẹp mắt ứng với từng ngành nghề.
-
Du học06/09/2019"Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức"
-
Giáo dục30/08/2019Hoàng gia Anh xác nhận thông tin Công chúa Charlotte sẽ học chung cùng anh trai trong trường có chi phí hơn 576 triệu đồng/năm.