Nữ sinh Việt chia sẻ hai điều nhất định phải ghi nhớ khi tới Pháp du học

Hương chia sẻ kinh nghiệm với mong muốn những bạn có ý định sang Pháp du học sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho một môi trường sống mới.

Hươngchia sẻ kinh nghiệm với mong muốn những bạn có ý định sang Pháp du học sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho một môi trường sống mới.

Vũ Thu Hương (25 tuổi) đang du học thạc sĩ tại Pháp. Sống, học tập và làm việc tại một đất nước cách Việt Nam 12 tiếng bay, bên cạnh những trải nghiệm về văn hóa, giáo dục, đời sống vô cùng thú vị tại Pháp, Hương cũng phải thừa nhận rằng, ở đây cũng có những điều "không hề dễ như vẫn tưởng".

"Mình chia sẻ câu chuyện và kinh nghiệm du học của mình dưới góc nhìn cá nhân với mong muốn những bạn có ý định sang Pháp du học sẽ có cái nhìn đầy đủ nhất và có sự chuẩn bị kỹ càng cho một môi trường sống mới. Có chuẩn bị tốt mới có thể tập trung hết mình cho học tập", Hương nói.

An cư mới.... lạc nghiệp

"Có an cư mới lạc nghiệp" - Hương hài hước chia sẻ, du học sinh chọn được nhà tốt là điều rất quan trọng. Hương cho biết, trước khi sang du học tại Pháp, do chưa quen biết nhiều anh chị đi trước và cũng khá chủ quan cho rằng vấn đề nhà cửa không mấy quan trọng nên Hương đã tự liên hệ trước khi còn ở Việt Nam. Khi sang Pháp mới thấy ngôi nhà không thực sự phù hợp với mình và cô bạn đã phải thay đổi nơi ở sau đó 3 tháng.

Nusinh Viet chia se hai dieu nhat dinh phai ghi nho khi toi Phap du hoc
Du học sinh Việt tại Pháp.

"So với các nước ở Châu Âu thì việc thuê nhà tại Pháp không hề khó khăn và giá cả... khá mềm. Nên sang du học tại Pháp, du học sinh Việt không cần quá lo lắng ở khoản này. Thế nhưng, về vấn đề này cũng có một số điểm các bạn cần lưu ý.

Ở Pháp, du học sinh có thể thuê nhà theo 3 hình thức: Thứ nhất ở ký túc xá, theo quan sát của mình thì ở ký túc xá là tốt nhất, ở đây vừa có bạn bè các nước có điều kiện tiếp xúc, sinh hoạt với họ và củng cố thêm kiến thức văn hóa của mình. Hơn nữa, ở ký túc xá vừa đầy đủ tiện nghi và cũng khá thoải mái.

Thứ hai là thuê phòng trọ ở ngoài, thường thì các bạn du học sinh đồng hương sẽ rủ nhau sống chung 1 phòng, cái này có điểm thuận tiện là người đồng hương dễ sống hơn, bớt nhớ nhà. Tuy nhiên, kinh nghiệm để lại của mình là trước khi đến nhận nhà, các bạn nên chụp lại hình ảnh toàn bộ căn nhà, những vật dụng hỏng hóc trước khi thuê, để sau này khi trả nhà tránh những tình trạng hiểu lầm, rắc rối có thể xảy ra.

Thứ ba là ở chung nhà với người bản xứ, đây cũng là một cách khá hay sau một thời gian ở trọ ngoài mình đã chọn sống chung với họ. Người Pháp khá thân thiện và tốt bụng, khi sống chung với họ, chúng ta cũng cần có những hành động đáp lại. Ví dụ, nếu gia đình có người già hoặc trẻ, ngoài thời gian học tập, bạn nên dành chút thời gian trò chuyện với người già và vui chơi với trẻ em. Những việc nhỏ thế thôi nhưng khiến cho họ cảm thấy vui và thoải mái", Hương chia sẻ.

Người Pháp rất cẩn thận

Hương cho biết, không giống như Việt Nam có thủ tục hành chính khá dễ dàng và suôn sẻ, ở Pháp, họ khá cẩn thận. Hương lấy ví dụ: "Mình vừa mới làm cái sim mà mất "rất rất" nhiều công sức thực hiện hết công đoạn này đến công đoạn khác, vị chi là mất hơn 1 tuần mới xong. Trước đó, mình cũng được bạn bè cảnh báo rằng hành chính ở Pháp khá quy củ".

Nusinh Viet chia se hai dieu nhat dinh phai ghi nho khi toi Phap du hoc

Đa số các bạn du học sinh thường không biết về cách thức sử dụng tiền mặt của người bản xứ nên hồi còn ở Việt Nam đổi rất nhiều tiền Việt sang đồng Euro, mà toàn đổi tờ 100, 500 Eur. Tuy nhiên, khi sang bên này gặp hàng loạt sự việc dở khóc dở cười vì... "có tiền mặt mà không sài được".

"Mình đi mua chiếc đồng hồ có giá 95 Eur, mình đưa tờ 100 Eur, chỉ cần trả lại 5 Eur... nhưng họ nhất quyết không nhận, không bán. Lý do sau mình mới biết là họ sợ rằng những đồng tiền mệnh giá lớn từ 100 Eur trở lên là tiền giả. Họ cẩn thận chỉ nhận tiền qua thẻ hoặc tổng những số tiền có mệnh giá nhỏ hơn họ mới yên tâm bán cho mình. Chính vì vậy, các bạn chưa đi cần rút kinh nghiệm đổi tiền nhỏ hơn nữa nhé", Hương kể lại.

Cô gái cho rằng sở dĩ việc người dân Pháp có làm việc quy củ cẩn thận như vậy dù có hơi khó khăn chút song đây cũng là điều mà khi quen chúng ta sẽ thấy bình thường, thậm chí là thú vị.

 

Theo PNO

du học sinh

du học Pháp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.