- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Bé ngủ giấc dài xuyên đêm không tốt cho sức khỏe"
Đây là chia sẻ của giáo sư Peter Fleming (Đại học Bristol - Anh). Ông cho rằng quan niệm trẻ phải ngủ vào ban đêm là ý tưởng đã lỗi thời. Thức dậy thường xuyên vào ban đêm mới thực sự là cách phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ.
Đây là chia sẻ của giáo sư Peter Fleming (Đại học Bristol - Anh). Ông cho rằng quan niệm trẻ phải ngủ vào ban đêm là ý tưởng đã lỗi thời. Thức dậy thường xuyên vào ban đêm mới thực sự là cách phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ.
Trẻ ngủ trằn trọc,
khóc lóc không ngừng cả đêm hay quấy phá bố mẹ... đều là những điều hết
sức bình thường ở trẻ nhỏ. Những lý giải của các chuyên gia dưới đây sẽ
giúp bố mẹ hiểu hơn về lý do trẻ ngủ trằn trọc và hay tỉnh dậy chơi đêm
và có một cách nhìn hoàn toàn mới mẻ về hiện tượng này. Điều đó cũng sẽ
giúp bố mẹ thư giãn hơn và có thể tìm được cách giải quyết triệt để cho
vấn đề này.
Trẻ thức dậy ban đêm vì... chúng muốn thế
Ảnh minh họa.
Giáo sư Peter Fleming là nhà khoa học, chuyên nghiên cứu về sức khỏe trẻ sơ sinh
và sự phát triển tâm lý học của Đại học Bristol (Anh) cho rằng quan
niệm trẻ phải ngủ vào ban đêm là ý tưởng đã lỗi thời của thế kỉ 20. Thức
dậy thường xuyên vào ban đêm mới thực sự là cách phát triển tự nhiên
của trẻ nhỏ.
Ông
chia sẻ với tờ Buzzfeed: “Trẻ sơ sinh không thể ngủ những giấc dài như
người lớn, chúng không tốt cho sức khỏe của các bé.” Tuy nhiên, với quan
niệm vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, các bậc cha mẹ thường nghĩ trẻ phải
ngủ suốt đêm mới là khỏe mạnh. Việc trẻ ngủ trằn trọc là hoàn toàn bình thường".
Ngay cả người lớn cũng không ngủ cả đêm
Darcia
F. Narvaez - Giáo sư tâm lý học tại Đại học Notre Dame (Mỹ) cho biết:
“Mọi người đều nghĩ rằng một người trưởng thành phải ngủ đủ 8 tiếng một
ngày nhưng điều đó thực sự không đúng. Chúng ta không ngủ một giấc dài
liên tục mà thức dậy vài lần trong khoảng thời gian đó.
Con người tự ép mình vào giấc ngủ đêm 8 tiếng chỉ vì chúng ta đi làm vào ban ngày. Điều này trái với lịch sử phát triển của loài người”. Vào thời kì con người săn bắn hái lượm, họ có những giấc ngủ ngắn 2 tiếng rồi lại thức dậy, cứ như thế trong suốt 24 giờ.
Con người tự ép mình vào giấc ngủ đêm 8 tiếng chỉ vì chúng ta đi làm vào ban ngày. Điều này trái với lịch sử phát triển của loài người”. Vào thời kì con người săn bắn hái lượm, họ có những giấc ngủ ngắn 2 tiếng rồi lại thức dậy, cứ như thế trong suốt 24 giờ.
Trẻ sơ sinh từ 9-18 tháng chưa hoàn toàn phát triển hết
Trẻ
nhỏ từ 9-18 tháng vẫn còn rất non nớt. Nếu như con non của các loài
linh trưởng khác chúng đã có thể chạy nhảy và ăn uống ngay từ khi sinh
ra, trẻ sơ sinh lại không thể làm được những việc như vậy. Não bộ của
trẻ cũng chỉ mới phát triển 25% so với não người lớn, phần còn lại đều
đang trong giai đoạn định hình. Bạn phải để bé từ từ đạt đến sự phát
triển hoàn thiện. Vì thế giấc ngủ của trẻ dưới 1 tuổi rưỡi thường chập
chờn và giống với nếp sinh hoạt của bé khi còn là bào thai trong bụng mẹ.
Những bé thức dậy thường xuyên trong đêm thường có trí thông minh cao và sức khỏe tâm thần tốt hơn các bé khác
Giáo
sư Fleming giải thích rằng có một liên kết mật thiết giữa sự phát triển
trí tuệ với việc thức dậy chơi đêm của trẻ. Giáo sư cho biết thêm những
trẻ thức đêm dậy chơi với bố mẹ khi lớn lên sẽ trở thành một người biết
cảm thông, có khả năng nhận thức cao hơn và ít có nguy cơ bị trầm cảm.
Ảnh minh họa.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn so với người lớn
Giáo
sư Fleming nói: “Người lớn chúng ta thường có một giấc ngủ dài khoảng
90 phút rồi ý thức bắt đầu thức dậy nhưng sau đó mau chóng rơi vào giấc
ngủ tiếp theo. Trong một đêm, người lớn cũng thức dậy 2-3 lần nhưng mọi
người thường không nhớ được vì các giấc ngủ cách nhau quá gần. Giấc ngủ
của trẻ có chu kì ngắn hơn chỉ khoảng 60 phút.”
Điều này giải thích một cách dễ dàng vì sao trẻ ngủ trằn trọc
và tỉnh dậy nửa đêm. Các bé sẽ tỉnh dậy khi giấc ngủ qua đi trong khi
người lớn có xu hướng ép bản thân tiếp tục những giấc ngủ mới.
Trẻ nhỏ cần giải tỏa căng thẳng bằng cách khóc thật to
Một
nghiên cứu năm 2011 đã tiết lộ, trẻ em không biết cách ngừng khóc cho
tới khi chúng được bố mẹ làm đủ cách ép chúng vào khuôn khổ. Bắt trẻ
ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp bố mẹ cảm thấy thoải mái
và bớt căng thẳng nhưng vô hình chung lại tăng sự khó chịu trong bé khi
chúng thức dậy.
Giáo sư Darcia Narvaez giải thích: “Khi bố mẹ luyện ngủ đêm
cho bé, bé sẽ trải qua một chu kỳ: lúc đầu bé sẽ cảm thấy thoải mái
nhưng sau đó hooc-môn gây ức chế sẽ tăng lên trong cơ thể.” Đến một mức
độ nào đó, bé sẽ bộc lộ những ức chế đó bằng các phản ứng cực đoan như
là khóc to lên. Trong những tình huống như thế bố mẹ cần bình tĩnh để bé
khóc, đồng thời dạy bé cách giải tỏa một cách tích cực hơn.
Ảnh minh họa.
Trẻ ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm để được bố mẹ quan tâm, chú ý
“Thông
thường các bé thích ngủ vào ban ngày, khoảng thời gian từ 6 giờ chiều
đến nửa đêm là thời gian các bé tỉnh táo nhất. Trên thực tế, bé thức đêm
sẽ khiến cả 2 bố mẹ phải dành nhiều thời gian hơn để quan tâm mà không
bị gián đoạn bởi cách công việc khác.”
Từ
quan điểm sinh học, thức dậy chơi đêm là hoàn toàn bình thường và hợp
lý nhưng lại không thích hợp với mong đợi của những bậc cha mẹ bận rộn
của thế kỉ 21.
Thức dậy ban đêm là điều tự nhiên của trẻ nhỏ, hãy chấp nhận nó!
Cho dù bạn có cảm thấy phiền toái về những lần trẻ ngủ trằn trọc,
thức dậy chơi đêm của trẻ bạn cũng nên thích ứng với chúng như một lẽ
tự nhiên. Trẻ con nên được đáp ứng những nhu cầu rất đơn giản của mình
như được tương tác gần gũi với bố mẹ, được ăn khi chúng muốn, và đặc
biệt là có người chăm sóc chúng khi chúng cần.
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
-
Mẹo vặt10 phút trướcNếu làm món rán, bạn nên dùng các loại dầu ăn chịu được nhiệt độ cao để hạn chế nguy cơ sức khỏe do sức nóng phá hủy chất béo, tạo ra các chất độc.
-
Yêu1 giờ trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Tâm sự11 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt13 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự17 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp17 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ18 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu18 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt18 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp18 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự21 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt21 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ21 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.