- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chiều chuộng quá, con hóa hư
Vì không thể để con phải khổ như mình ngày xưa nên nhiều cha mẹ đã chiều chuộng con quá mức, khiến trẻ hư hỏng.
Ngày nay, có nhiều bậc phụ huynh quan niệm rằng: Đời mình khổ nhiều rồi
thì phải phấn đấu làm mọi cách cho con sướng nhất có thể. Chính bởi quan
niệm đó mà có nhiều ông bố bà mẹ, ôm ấp, bao bọc, cưng nựng con quá đà
khiến trẻ sinh hư.
“Con là cục cưng của bố mẹ”
Vốn có tuổi thơ vất vả, hơn thế quá trình mang thai và sinh cu Bo đối với chị Oanh (Khâm Thiên – Hà Nội) vô cùng vất vả vì chị gần như suýt mất cả mạng sống của mình. Không có khả năng sinh thêm con, vì thế mọi tình cảm, sự chăm sóc... chị đều dành cho Bo. Cũng chính bởi quan niệm nhà có độc nhất một mụn con, lại ngấm cảnh khổ từ bé nên chị Oanh càng quyết tâm không để con chịu khổ dù là một tí chút. Không những vậy, chị còn nhất nhất bắt chồng thực hiện giao ước “Tuyệt đối không bao giờ được trừng mắt hay quát mắng con, nếu không sẽ biết tay…”.
Xót con, coi con là báu vật, chị Oanh sẵn sàng mắng mỏ bất cứ đứa trẻ nào trêu, nạt nộ cu Bo. Cứ thấy cu Bo khóc là chị hung hăng tra khảo những đứa trẻ khác xem ai đánh con. Ai chê con là chị sẵn sàng ăn thua, nói cho ra nhẽ. Có lần bất chấp hàng xóm là người thân tình với bố mẹ chồng, chị không kiêng nể mà mắng xối xả chỉ vì hai đứa trẻ con giành nhau đồ chơi và thằng bé con nhà hàng xóm trót xô con chị ngã.
Hoặc như trường hợp cu Bo mải chạy nhảy, nô đùa với bạn bè, va vào chiếc xe đạp dựng ở góc sân, ngã, khóc ré lên. Thế là chị không biết đầu đuôi thế nào, tay lăm lăm cầm roi, chị bắt bọn trẻ con cùng xóm đứng xếp hàng một dãy dài để con chỉ ra đứa vừa làm đau mình. Khi cu Bo chỉ tay về phía một đứa trẻ, chị liền dùng roi, phát vào mông… Thằng bé bị oan tình, khóc ầm về nhà mách mẹ. Thế là chuyện trẻ con mất lòng người lớn lại khiến cả con phố náo loạn.
Chính vì được cả nhà cưng chiều mà cu Bo càng lớn càng thể hiện rõ kiểu tính cách “một bước lên trời”, cái gì muốn là phải có bằng được. Không cần biết đúng sai, cứ có ai đụng vào người là cu Bo đánh trả, không đánh trả được thì lăn ra ăn vạ để cầu cứu mẹ. Cứ thế cho đến khi bước vào lớp 1, cô giáo của cu Bo mời chị Oanh lên phàn nàn: “Cháu không chịu học, cô vừa nhắc nhở thì cháu cầm sách ném vào người cô…”.
Cho rằng cô giáo “vu vạ”, dựng chuyện về con mình, chị Oanh giận dữ xin chuyển lớp cho con, rồi sau khi 3 cô giáo khác cũng phản ánh tương tự thì chị xin chuyển trường. Nhưng khi chuyển trường rồi, những cuộc điện thoại yêu cầu chị lên gặp giáo viên vẫn không dứt, lúc này chị mới chợt giật mình ngẫm nghĩ…
“Con tôi cái gì cũng nhất”
Có nhiều bậc phụ huynh khác, ngoài việc cưng chiều thái quá, lại muốn “lấy le” với người khác rằng mình là cha mẹ tuyệt vời nhất, không ai có thể sánh bằng cho nên họ gắn cho con những cái mác “nhất” để vênh vang tự hào. Hậu quả là đứa trẻ được chiều chuộng quá đâm ra ích kỷ, hiếu thắng...
Trường hợp của anh Thắng chị Hiền (Hai Bà Trưng – Hà Nội) là một điển hình. Bé Na – con anh chị, tuy mới 5 tuổi nhưng đã biết hất hàm hỏi bạn rằng: “Váy cậu mặc bao nhiêu tiền?”; “Nhà mày nghèo, tao không chơi đâu”… hoặc bé thản nhiên nói với ông bà rằng: “Nhà cháu nhiều tiền, của cháu hết”. Có hôm ông bà đến nhà bé chơi, tối muộn vợ chồng chị Hiền giữ ông bà ở lại thì bé Na hét lên: “Người ông bà bẩn lắm, không được ngủ ở đây. Ông bà đi về đi”…
Tất cả những hành vi, lời nói của bé Na phần lớn đều do tiếp thu lối sống và sự cưng chiều từ bố mẹ. Anh Thắng và chị Hiền vốn là dân kinh doanh, làm ăn thành công nên chị cũng không ngại chi những khoản lớn để con được sung sướng, đồng thời anh chị cũng nở mày nở mặt vì dành cho con những thứ tốt nhất, con sành điệu. Chị Hiền vẫn luôn tự hào khoe với bạn bè rằng: “Con tôi xinh xắn, đáng yêu nhất cái khu đó. Độ sành điệu thì không đứa trẻ con nào bằng. Về khoản ăn ngon mặc đẹp thì khỏi chê…”. Bên cạnh đó, chị cũng không quên khoe một vài đặc điểm “ưu tú” của bé Na như: lý luận hệt như bà cụ non, biết để ý tính toán thiệt hơn...
Mải mê chiều chuộng, đáp ứng yêu cầu của con, anh chị quên bẵng việc dạy con nên thế nào thì đúng, việc thế nào là sai. Chẳng vậy mà, khách đến nhà, bé chỉ liếc nhìn, không buồn chào hỏi. Thấy bé Na đang chơi, vị khách cúi xuống vuốt má bé và hỏi: “Cháu đang làm gì đấy?” thì bé Na đưa tay phủi phủi má rồi thủng thẳng đáp: “Tay bẩn đừng sờ má Na”. Lúc này cả anh chị Thắng – Hiền và vị khách đều đỏ lựng mặt, cười trừ.
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ ngoài việc nỗ lực mang lại cho con cuộc sống vật chất đầy đủ, chăm sóc chu đáo thì cũng nên chú trọng đến việc giáo dục, uốn nắn con ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bởi điều này sẽ quyết định lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống về sau của trẻ.
Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ hãy luôn sẵn sàng giải thích rõ ràng cho con về những hành vi của trẻ. Kiên quyết phân tích cho trẻ hiểu thế nào là hành động đúng, hành động sai. Bố mẹ cũng cần dứt khoát trước những hành vi, lời nói mà trẻ không được phép làm. Nên khen chê đúng mức, đúng lúc, để trẻ dần dần định hình được các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
Theo aFamily
“Con là cục cưng của bố mẹ”
Vốn có tuổi thơ vất vả, hơn thế quá trình mang thai và sinh cu Bo đối với chị Oanh (Khâm Thiên – Hà Nội) vô cùng vất vả vì chị gần như suýt mất cả mạng sống của mình. Không có khả năng sinh thêm con, vì thế mọi tình cảm, sự chăm sóc... chị đều dành cho Bo. Cũng chính bởi quan niệm nhà có độc nhất một mụn con, lại ngấm cảnh khổ từ bé nên chị Oanh càng quyết tâm không để con chịu khổ dù là một tí chút. Không những vậy, chị còn nhất nhất bắt chồng thực hiện giao ước “Tuyệt đối không bao giờ được trừng mắt hay quát mắng con, nếu không sẽ biết tay…”.
Xót con, coi con là báu vật, chị Oanh sẵn sàng mắng mỏ bất cứ đứa trẻ nào trêu, nạt nộ cu Bo. Cứ thấy cu Bo khóc là chị hung hăng tra khảo những đứa trẻ khác xem ai đánh con. Ai chê con là chị sẵn sàng ăn thua, nói cho ra nhẽ. Có lần bất chấp hàng xóm là người thân tình với bố mẹ chồng, chị không kiêng nể mà mắng xối xả chỉ vì hai đứa trẻ con giành nhau đồ chơi và thằng bé con nhà hàng xóm trót xô con chị ngã.
Hoặc như trường hợp cu Bo mải chạy nhảy, nô đùa với bạn bè, va vào chiếc xe đạp dựng ở góc sân, ngã, khóc ré lên. Thế là chị không biết đầu đuôi thế nào, tay lăm lăm cầm roi, chị bắt bọn trẻ con cùng xóm đứng xếp hàng một dãy dài để con chỉ ra đứa vừa làm đau mình. Khi cu Bo chỉ tay về phía một đứa trẻ, chị liền dùng roi, phát vào mông… Thằng bé bị oan tình, khóc ầm về nhà mách mẹ. Thế là chuyện trẻ con mất lòng người lớn lại khiến cả con phố náo loạn.
Chính vì được cả nhà cưng chiều mà cu Bo càng lớn càng thể hiện rõ kiểu tính cách “một bước lên trời”, cái gì muốn là phải có bằng được. Không cần biết đúng sai, cứ có ai đụng vào người là cu Bo đánh trả, không đánh trả được thì lăn ra ăn vạ để cầu cứu mẹ. Cứ thế cho đến khi bước vào lớp 1, cô giáo của cu Bo mời chị Oanh lên phàn nàn: “Cháu không chịu học, cô vừa nhắc nhở thì cháu cầm sách ném vào người cô…”.
Cho rằng cô giáo “vu vạ”, dựng chuyện về con mình, chị Oanh giận dữ xin chuyển lớp cho con, rồi sau khi 3 cô giáo khác cũng phản ánh tương tự thì chị xin chuyển trường. Nhưng khi chuyển trường rồi, những cuộc điện thoại yêu cầu chị lên gặp giáo viên vẫn không dứt, lúc này chị mới chợt giật mình ngẫm nghĩ…
Con sinh hư chỉ vì bố mẹ chiều chuộng quá!. (Ảnh minh họa)
“Con tôi cái gì cũng nhất”
Có nhiều bậc phụ huynh khác, ngoài việc cưng chiều thái quá, lại muốn “lấy le” với người khác rằng mình là cha mẹ tuyệt vời nhất, không ai có thể sánh bằng cho nên họ gắn cho con những cái mác “nhất” để vênh vang tự hào. Hậu quả là đứa trẻ được chiều chuộng quá đâm ra ích kỷ, hiếu thắng...
Trường hợp của anh Thắng chị Hiền (Hai Bà Trưng – Hà Nội) là một điển hình. Bé Na – con anh chị, tuy mới 5 tuổi nhưng đã biết hất hàm hỏi bạn rằng: “Váy cậu mặc bao nhiêu tiền?”; “Nhà mày nghèo, tao không chơi đâu”… hoặc bé thản nhiên nói với ông bà rằng: “Nhà cháu nhiều tiền, của cháu hết”. Có hôm ông bà đến nhà bé chơi, tối muộn vợ chồng chị Hiền giữ ông bà ở lại thì bé Na hét lên: “Người ông bà bẩn lắm, không được ngủ ở đây. Ông bà đi về đi”…
Tất cả những hành vi, lời nói của bé Na phần lớn đều do tiếp thu lối sống và sự cưng chiều từ bố mẹ. Anh Thắng và chị Hiền vốn là dân kinh doanh, làm ăn thành công nên chị cũng không ngại chi những khoản lớn để con được sung sướng, đồng thời anh chị cũng nở mày nở mặt vì dành cho con những thứ tốt nhất, con sành điệu. Chị Hiền vẫn luôn tự hào khoe với bạn bè rằng: “Con tôi xinh xắn, đáng yêu nhất cái khu đó. Độ sành điệu thì không đứa trẻ con nào bằng. Về khoản ăn ngon mặc đẹp thì khỏi chê…”. Bên cạnh đó, chị cũng không quên khoe một vài đặc điểm “ưu tú” của bé Na như: lý luận hệt như bà cụ non, biết để ý tính toán thiệt hơn...
Mải mê chiều chuộng, đáp ứng yêu cầu của con, anh chị quên bẵng việc dạy con nên thế nào thì đúng, việc thế nào là sai. Chẳng vậy mà, khách đến nhà, bé chỉ liếc nhìn, không buồn chào hỏi. Thấy bé Na đang chơi, vị khách cúi xuống vuốt má bé và hỏi: “Cháu đang làm gì đấy?” thì bé Na đưa tay phủi phủi má rồi thủng thẳng đáp: “Tay bẩn đừng sờ má Na”. Lúc này cả anh chị Thắng – Hiền và vị khách đều đỏ lựng mặt, cười trừ.
Theo các chuyên gia tâm lý, bố mẹ ngoài việc nỗ lực mang lại cho con cuộc sống vật chất đầy đủ, chăm sóc chu đáo thì cũng nên chú trọng đến việc giáo dục, uốn nắn con ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bởi điều này sẽ quyết định lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống về sau của trẻ.
Trong quá trình nuôi dạy con, bố mẹ hãy luôn sẵn sàng giải thích rõ ràng cho con về những hành vi của trẻ. Kiên quyết phân tích cho trẻ hiểu thế nào là hành động đúng, hành động sai. Bố mẹ cũng cần dứt khoát trước những hành vi, lời nói mà trẻ không được phép làm. Nên khen chê đúng mức, đúng lúc, để trẻ dần dần định hình được các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
Theo aFamily
-
Tâm sự6 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt7 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự11 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp12 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ12 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu12 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt12 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp13 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự15 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt15 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ15 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp17 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Yêu19 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.