"Cuộc chiến" giữa các bé

Bé Susu (2 tuổi rưỡi) rất "đành hanh" với chị gái. Mỗi tối, khi mẹ và chị gái vào phòng riêng để học bài là Susu dáo dác đi tìm. Thấy chị trong phòng mà không được vào, bé đập cửa ầm ĩ, quấy khóc nằng nặc… Nếu được vào là bé Susu nhanh chân chạy tới bàn học của chị, giật tung sách vở, bút thước. Chị mắng thì bé túm tóc hoặc cắn vào tay chị

Bé Susu (2 tuổi rưỡi) rất"đành hanh" với chị gái. Mỗi tối, khi mẹ và chị gái vào phòng riêng để họcbài là Susu dáo dác đi tìm. Thấy chị trong phòng mà không được vào, bé đậpcửa ầm ĩ, quấy khóc nằng nặc…

Nếu được vào là bé Susu nhanh chân chạy tới bàn học của chị, giật tung sáchvở, bút thước. Chị mắng thì bé túm tóc hoặc cắn vào tay chị. Hôm nào Liên(mẹ hai bé) không để ý là hai chị em giành giật, mếu khóc ầm ĩ.

"Cuộc chiến" giữa các bé

Ảnh minh họa



Mỗi lần hai chị em được đưa đi ăn kem, thấy chị ngồi ở ghế nào là bé Susuchạy tới, đẩy chị ra khỏi ghế để giành. Thấy ly kem của chị là cũng xông vàođòi xúc ăn, trong khi ly kem của mình thì bỏ không. Liên đã tìm cách phạt đểbé Susu không “đanh đá” với chị nhưng cũng không ăn thua. Lúc nghe mẹ nói,bé tỏ vẻ hiểu và ngoan nhưng ngay sau đó lại đâu vào đấy.

Bé Cún (3 tuổi) chỉ kém chịgái đúng một tuổi nên hai chị em rất hay cãi cọ. Bé Cún hay thích giành giậtđồ của chị, còn chị thì cũng quyết không thua em. “Cuộc chiến” thường đượcdàn xếp với sự có mặt của mẹ thì mới ổn thỏa.

Nhung (mẹ hai bé) mua hai con búp bê giống hệt nhau. Nhưng thấy chị chơi búpbê là bé Cún chạy đến giành. Nếu mẹ có đưa búp bê và bảo: “Của con đây. Kialà của chị” thì lắc đầu khóc rồi đánh chị. Mẹ giữ tay nhắc: “Không được đánhchị” thì bé lao vào cắn, cả mẹ và cả chị cũng bị “dính chưởng”. Nếu yêu cầu:“Chị nhường cho em” thì bé lớn không chịu, còn la hét to hơn.

Những cuộc tranh giành giữa hai con gái Nhung không lúc nào dứt. Lúc thì haibé tranh nhau dây buộc tóc, túi đeo hình mèo Kitty; khi thì “ầm ĩ” vì mộtchiếc bút chì màu hay một bông hoa giấy… Không ít lần, bé Cún cắn vào bắptay chị rất đau, còn chị thì không ngừng đá vào mông em.

Nhung đã nghĩ đến chuyện trách phạt hai con, phân tích điều này đúng, điềukia sai. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn không được cải thiện. Nguyên nhân vẫn làdo bé Cún thích tranh giành, quyết không thua chị. Nhung để ý, nếu chơi cùngcác bạn khác, bé Cún rất hiền, ngoan, biết nhường nhịn. Thế mà cứ chơi vớichị là tranh giành rồi cãi cọ.

Dàn xếp các vụ tranh giành

Al Andalus (tác giả cuốn sách Sự kình địch giữa anh chị em ruột) cho rằng,sự tranh giành giữa hai bé trong nhà có nguyên nhân từ lòng ghen tỵ. Để cácbé sống hòa thuận, cha mẹ cần nhìn mọi việc dưới lăng kính của các bé.

Suy nghĩ của cha mẹ thường khác với suy nghĩ của các bé. Có nhiều thứ, phụhuynh cho là “sai”, là “hư” nhưng các bé lại thấy đó là điều bình thường;chẳng hạn, trong suy nghĩ của người lớn: “Hai chị em phải yêu thương, nhườngnhị nhau” nhưng bé có thể nghĩ: “Mình ghét em, sao em có búp bê mà còn đòicủa mình?” hoặc “Đồ chơi kia của chị đẹp hơn, mình phải giành lấy”…

Việc bé phải làm một việc không đúng với suy nghĩ của bé gây nên “xung độtnội tâm”. Vì thế, quan trọng là để bé nói ra điều bé muốn, tìm hiểu xem “Sao con lại thích búp bê của chị, con cũng có búp bê đẹp mà?”… Tuynhiên, đôi khi câu trả lời trong trường hợp này là không gì cả, vì như đãnói, các bé em chỉ thích phá phách, tranh giành với anh (chị), chưa hẳn vìbé thích con búp bê đó. Cái chính là bé muốn phải được hơn anh (chị), đượccha mẹ coi trọng hơn và muốn mình là “nhất”. Đó là lý do vì sao anh chị emruột hay “chí chóe” với nhau.

Cách giáo dục hai bé cần khác nhau. Với bé em “đành hanh”, hay đánh anh(chị), phải bị phạt nghiêm, tránh cho bé hình thành suy nghĩ “mình là em nênmuốn gì cũng được”. Khi bị phạt, các bé có thể phản ứng bằng cách gào khócthảm thiết hoặc xông tới phá phách tiếp. Khi đó, mẹ cần kiên nhẫn và quyếtđoán. Hãy để bé hiểu phụ huynh không thỏa hiệp với tật xấu của bé dù bất kỳgiá nào. Cần nhắc con không được cắn (đánh) anh chị, nếu muốn gì thì phảiđưa ý kiến… Lâu dần, tình hình sẽ được cải thiện.

Với bé lớn, cần dạy bé cách chơi với em. Nhiều khi “cuộc chiến” tiếp diễn làvì chị cứ chơi một mình, bé em cảm thấy khó chịu nên phải “gây sự”. Cùng emchơi búp bê, cùng em chơi xếp hình lego… thì chắc chắn các bé em sẽ vui vẻvà hoàn thuận hơn.

Theo Ngọc Bình
"Cuộc chiến" giữa các bé



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.