Đừng mang ‘mẫu giáo’ dọa con

Thấy cậu con trai (3 tuổi) không chịu nuốt cơm, Hà liền dọa: ‘Không ăn, mai mẹ cho đi mẫu giáo nhé’. Vốn đang sợ đi học nên nghe mẹ nói thế, cu Bi sợ hãi, xua tay: ‘Đừng, Bi ăn đây. Mẹ đừng bắt Bi đi học’. Sau đó, cu cậu ngoan ngoãn chạy tới há miệng thật to để mẹ xúc cơm nhưng chắc vì bị ép nên Bi ho rồi nôn hết sạch.


Thấy cậu con trai (3 tuổi) không chịu nuốt cơm, Hà liền dọa: ‘Không ăn, mai mẹ cho đi mẫu giáo nhé’. Vốn đang sợ đi học nên nghe mẹ nói thế, cu Bi sợ hãi, xua tay: ‘Đừng, Bi ăn đây. Mẹ đừng bắt Bi đi học’. Sau đó, cu cậu ngoan ngoãn chạy tới há miệng thật to để mẹ xúc cơm nhưng chắc vì bị ép nên Bi ho rồi nôn hết sạch.

Hà cho biết, do Bi có bà nội trông nên mãi tới 3 tuổi, cả nhà mới quyết định cho Bi đi mẫu giáo. Hôm đầu được đi học, Bi rất háo hức nhưng sang tới ngày thứ ba thì Bi bị ốm rồi quấy khóc, đòi ở nhà với bà, nhất định không chịu đi học. Thế nên, Hà đành để con trai ở nhà mấy hôm để bà nội “tẩm bổ” cho lại sức rồi mới đưa đi mẫu giáo tiếp. Tuy nhiên biết Bi chán đi mẫu giáo nên ông bà rồi bố mẹ hay mang ra dọa để Bi chịu ăn ngoan và nghe lời. Chẳng hạn, khi cu Bi nghịch ngợm dùng điều khiển tivi bật rồi tắt liên tục, bà nội nhắc mãi không được nên phải dọa: “Bi không nghe lời bà. Mai không cho Bi ở nhà với bà nữa. Cho đi học luôn”. Vậy là Bi nhanh nhảu cất điều khiển tivi lên tủ, chạy lại ôm bà “nịnh”: “Bi ngoan lắm. Bi ở nhà với bà. Bi không thích đi học”.

Hoặc khi Bi đổ nước từ cốc này sang cốc kia làm nước tràn ra mặt bàn, ông nội bảo không được nên lại dọa: “Cho Bi đi mẫu giáo luôn thôi. Để cô giáo rèn cho chứ ở nhà thế này hư lắm”. Ngay lập tức, Bi lại thôi nghịch và xua tay: “Không, không ông ơi, Bi không đi mẫu giáo đâu”.

Có con trai 2 tuổi rưỡi và chuẩn bị cho con “đi lớp”, Nhâm (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, cả nhà rất hay mang chuyện “mẫu giáo” để dọa mỗi lần cu Ben không vâng lời. Có lần, Ben nghịch ngợm, chạy nhảy trước mặt làm bà không xem được tivi nên bị dọa: “Mai cho Ben đi mẫu giáo rồi cô giáo trói vào ghế, nhốt vào toilet cho khỏi nghịch”. Những lúc thấy con trai lười ăn, Nhâm cũng dọa: “Không chịu ăn, rồi đi học cho ‘chết đói’. Không ăn nhanh các bạn khác ăn hết”.


Đừng mang chuyện đi học ra dọa con

Phần lớn các bé, một vài ngày đầu đi mẫu giáo rất háo hức. Nhưng sau đó là mệt mỏi, bị ốm rồi khủng hoảng tâm lý, không chịu đi học tiếp nữa. Giai đoạn đầu cho bé đi học là cực kỳ khó khăn bởi những bé đã quen ở nhà, quen được ông bà, bố mẹ chiều chuộng, săn sóc thì khi mới đi mẫu giáo, sẽ phải làm quen với chuyện tự lập hoặc thay đổi giờ giấc ăn, ngủ... Đó là lý do vì sao nhiều bé khi mới đi học thì hay bị ốm rồi mè nheo, quấy khóc để đòi ở nhà.

Nhiều phụ huynh thấy thương con nên tạm cho bé nghỉ một thời gian sau mới cho bé đi học tiếp. Tuy nhiên giai đoạn này không nên kéo dài quá lâu, đặc biệt là không nên dọa nạt bé để bé tạo ấn tượng không tốt về chuyện đi học. Ví dụ, bé cứ nghĩ tại mình hư nên mới “bị” đi học hoặc coi chuyện đi học như một hình phạt mà bố mẹ dành cho mình... Có bé ác cảm với cô giáo hay bạn bè vì bị người nhà dọa. Từ đó, bé càng sợ thậm chí bị ám ảnh bởi chuyện đi mẫu giáo.

Giai đoạn sắp hoặc mới đi mẫu giáo, cha mẹ nên động viên bé. Nên chỉ cho bé thấy những niềm vui khi bé đi học như bé được gặp nhiều bạn, được cô giáo dạy múa, dạy hát... Thời gian đầu, có thể cho bé học nửa buổi để bé làm quen dần, tránh mệt mỏi, kiệt sức hoặc thay đổi môi trường làm bé không ăn, không ngủ được. Khoảng một tuần sau, khi bé đã quen dần thì mới cho học cả ngày, tới chiều thì đón.

Mỗi khi đón bé về, cha mẹ nên hỏi chuyện con xem hôm nay bé được ăn gì, chơi gì, bé có khóc không, có nhiều bạn vui không... Ngày hôm sau trước khi đi học, lại động viên bé, chỉ cho bé thấy các anh chị, các bạn hàng xóm cũng vui vẻ đi học. Đồng thời, dặn dò bé là bố mẹ phải đi làm, bé gắng học ngoan rồi chiều mẹ tới đón. Nên tranh thủ thời gian chăm sóc bé để bé không có cảm giác bị bỏ rơi. Cuối tuần, cha mẹ có thể đưa bé đi chơi công viên, nhà sách, mua tặng bé một món quà vì bé đã có một tuần đi học ngoan...

Hoặc cha mẹ có thể xem lịch ăn, ngủ, học ở trường sau đó, tập cho bé quen dần với lịch này ở nhà. Đến khi đi học, bé sẽ không còn bỡ ngỡ vì những xáo trộn trong sinh hoạt nữa. Có thể luyện cho bé đi ị vào buổi sáng, sau đó đi tè trước khi tới lớp. Sau đó, tới lớp nhắc cô là bé đã “đi tè, đi ị” rồi, rồi nhắc bé là khi nào “buồn” thì gọi cô giáo để cô đưa đi vệ sinh.

Khi đã vượt qua giai đoạn đầu khó khăn thì các bé sẽ quen dần với việc đi học. Sinh hoạt của bé cũng dần đi vào nề nếp nên cha mẹ cũng sẽ yên tâm hơn.

Theo Mevabe


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.