Đừng tưởng không có " bạo hành" trong yêu thương!

Tôi biết có mẹ yêu con tới mức giờ ra chơi cũng chạy sang trường con, đứng áp mũi vào bờ rào, miệng liên tục: "Lại đây con! Ăn cái này đi con! Hôn mẹ đi con!”.

Tôi biết có mẹ yêu con tới mức giờ ra chơi cũng chạy sang trường con, đứng áp mũi vào bờ rào, miệng liên tục: "Lại đây con! Ăn cái này đi con! Hôn mẹ đi con!”.

Những viên đạn bọc đường

Tôi không phải là người hay đánh con, mỗi năm chỉ một hoặc hai lần. Tôi vẫn nghĩ, thật ra, ở Việt Nam mỗi năm đánh con vài roi là ít. Thế là mình làm mẹ cũng ngon lành rồi. Tôi đã từng thấy những người đánh con như đòn thù, những người chửi mắng con bằng những từ thô tục nhất. Những người đó mới là bạo hành!

Như nhiều bà mẹ khác, tôi chỉ hay ép con ăn và hay lo lắng về bé. Ngày con còn nhỏ, bị suy dinh dưỡng, bị trào ngược dạ dày thực quản, tháng nào cũng nhiễm bệnh, tôi lại không có tý kinh nghiệm nào, lại không có người hiểu biết để hỏi, nên tôi khá quẫn. Rồi khi thấy bé tụt dốc thì tôi lại cố sức nhồi bé ăn. Suốt ngày tôi căng thẳng, nài nỉ, doạ dẫm xung quanh chén cháo. Căng thẳng tới mức con tè cũng đếm, ói cũng đong, đồ chơi luộc lên khử trùng, ngày nào cũng cân.

Bây giờ, con tôi 9 tuổi, quan sát con lớn lên, tôi bỗng nhận ra bé rất hay nhăn nhó, càm ràm, trách móc mọi thứ, rồi lo lắng, trằn trọc giật mình mỗi đêm. Bé đúng như tấm gương phản ánh chính tôi hồi nuôi nó. Nói chuyện với một số nhà tâm lý, tôi ngỡ ngàng nhận ra, tất cả những lo lắng stress đó của tôi, theo một cách nào đó, cũng là bạo hành tinh thần.

Có người nói: "Tôi không đánh con. Tôi chỉ trừng phạt, khi nó làm sai, tôi tước món đồ chơi quý giá nhất đập nát trước mắt nó"... Đó cũng là bạo hành.

Tôi biết có mẹ yêu con tới mức giờ ra chơi cũng chạy sang trường con, đứng áp mũi vào bờ rào, miệng liên tục: "Lại đây con! Ăn cái này đi con! Hôn mẹ đi con! Tránh xa thằng A thằng B ra nghe con! Đừng chơi trò đó nghe con".... đó cũng là một dạng bạo hành tinh thần.

Rồi so sánh kiểu như: "Tại sao thằng A, thằng B, con nhà người ta làm được mà mày không làm được?"... "Nếu con yêu mẹ thì con phải ăn hết đĩa cơm này! Nếu con  yêu mẹ thì con phải đứng nhất lớp". Đó cũng là một dạng bạo hành.

Những ngón đòn bạo hành tinh thần diễn ra thường xuyên, mỗi ngày, nhưng lại thường đươc khoác tấm áo đẹp đẽ yêu thương và trách nhiệm, nên chả bao giờ mẹ bị lên án và con được giải cứu. Nhưng hậu quả của bạo hành thì rõ ràng là tàn khốc, nói như nhà Phật là nhân nào thì quả đó, gieo bạo hành thì gặt bạo hành.

Những kiểu bạo hành con “đội lốt” tình yêu thương của mẹ Việt 1
"Suốt ngày tôi căng thẳng, nài nỉ, doạ dẫm xung quanh chén cháo. Căng thẳng tới mức con tè cũng đếm, ói cũng đong, đồ chơi luộc lên khử trùng, ngày nào cũng cân." (Ảnh minh họa)


"Vì thương con nên mới đánh con"


Ngày xưa, mỗi khi đánh hay la con, tôi hay nói: "Vì mẹ thương con, mẹ muốn dạy con, nên mẹ đã đánh con!". Ôi trời ơi, giờ tôi vẫn nghe nhiều người nói câu này! Ngày xưa bố mẹ tôi cũng hay nói với tôi như thế. Có lần, khi bị đánh một roi, con tôi cũng vừa khóc vừa nói: “Con biết mẹ đánh con vì mẹ yêu con!”. Nguy hiểm quá! Đó là một câu nói có thể gây nguy hiểm cho ngày sau của con bạn!

Với con gái, câu nói đi có thể đưa tới một hậu quả nghiêm trọng: "Ba mẹ đánh con vì thương con, vì muốn dạy con nên người" câu này nghe quen, đúng không? Nhưng mà, những câu "thương cho roi cho vọt", rồi "những nơi cay đắng là nơi thật thà", dễ làm con gái lầm lạc. Vì thương nên mới đánh, rất dễ lẫn với: Vì đánh nên là thương...

Thực sự là nguy hiểm!

Chính bản thân tôi, và một số bạn bè tôi biết, khi đã quen với sự rèn giũa vô cùng khắc nghiệt của ba mẹ, đến khi ra ngoài đời, giữa những chàng trai xung quanh, đã có xu hướng chọn kết đôi với người mà thường gây đau đớn cho mình nhất. Rất vô lý, nhưng mà cái này nó nằm trong tiềm thức, nằm ngoài ý thức, cho nên không lý trí nào kiểm soát được.

Sau rất nhiều sự cố đã xảy ra, nhìn lại những cú ngoặt đã qua, tôi thấy tôi đã vô thức lựa chọn người đó, chính cái người có những câu nói, những việc làm khiến tôi đau đớn. Còn những chàng trai tử tế, giỏi giang, lo lắng nâng niu, không dám làm tôi đau, thì tôi lại phẩy tay cho trôi tuột đi: "mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà" mà.

Và rồi, sau mỗi lần khóc lóc vật vã vì tổn thương, tôi nhỏm dậy, và lại càng quyến luyến hơn với người đã đạp cho tôi ngã. Tiếc thay là có lẽ chính họ cũng không biết là sự công phá lên tôi lại nghiêm trọng vậy, nhưng họ nhìn thấy hiệu quả là tôi thuần phục họ hơn, nên cũng lại vô thức thôi, họ lại tiếp tục. Người ta gọi là “tính gợi đòn" ấy. Bạn là người sinh ra bé, bạn là người thân thiết, yêu thương bé nhất trên đời này, bạn phải trân trọng con bạn thì ngày sau cuộc đời mới trân trọng nó!

Và bây giờ, thỉnh thoảng vẫn còn những lúc không thể kìm chế nổi, tôi quát to tiếng, có lần tôi rút roi ra. Nhưng sau khi đã được học Kỹ năng làm cha mẹ, tôi biết nói một cách khác. Rằng: "Mẹ nóng quá, mẹ không kìm chế nổi. Mẹ xin lỗi!".

Đánh, mắng, chì chiết, so sánh, đòi hỏi người khác, không bao giờ là tình yêu. Có chăng chỉ là vì sự kỳ vọng quá lớn, và lòng khoan dung quá bé. Hoặc là vì tuyệt vọng, vì bất lực. Không có tình yêu, trong khoảng khắc đó!

Theo MASK


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.