- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gia đình 4 người thành phố, mùa dịch đỡ được tiền học của con thì lại tốn tiền quà, chưa tháng nào tiêu dưới 20 triệu
Đó là tâm sự của bà mẹ trẻ 32 tuổi ở đường Láng, Hà Nội. Chị cho biết, dù ở nhà mùa dịch nhưng gia đình 4 người nhà chị không tháng nào lại không tiêu hết 20 triệu đồng.
- Hụt tiền chi tiêu, sếp đồng loạt rao bán ô tô giá rẻ
- Biết vợ biếu nhà ngoại 5 triệu, chồng cắt luôn tiền chi tiêu để "dằn mặt", ai ngờ nửa tháng sau anh "ngã ngửa" khi vợ tươi cười khoe sự thật
- 2 năm nằm phản không nằm giường, vợ chồng anh thợ sửa ống nước mua được nhà, bỏ tiết kiệm 200 triệu nhờ biết chi tiêu: Không rút ví đi chợ quá 70k/ngày
Khi nhắc tới chi tiêu tiết kiệm mùa dịch, chị Trần Hải Linh, 32 tuổi ở đường Láng, Hà Nội kêu ca, không biết nhiều gia đình khác tiết kiệm như thế nào chứ gia đình chị mùa dịch vẫn chi tiêu như bình thường dù chị được nghỉ làm và các con được nghỉ học.
Cá nhân chị Linh còn nghĩ, bà nội trợ thành phố nào bảo chi tiêu mùa dịch chỉ hết 3-5 triệu/tháng thì quá tằn tiện và khó có thể thực thi được.
Theo bà nội trợ thành phố này, đọc báo mạng thời gian gần đây, chị giật mình khi thấy nhiều chị em chia sẻ chỉ tiêu hết 1-2 triệu/tháng mùa dịch: "Thật sự đó phải là những gia đình sống ở nông thôn hay các vùng ven đô mới có thể chi tiêu tiết kiệm như vậy được. Bởi vì họ tự cung tự cấp mọi khoản thực phẩm, ăn uống.
Họ chỉ phải mua gia vị và thêm một số món ăn mới. Chứ nếu sống ở thành phố, cả gia đình ở nhà ngày dịch thì chỉ có tiêu hơn chứ không có tiêu kém bao giờ".
Ở thành phố, vì đang phải đi thuê nhà nên chị Linh tốn 1 khoản.
Chị Linh cũng cho biết, dù cho dịch ập đến khiến thu nhập của chị bị giảm, song chi tiêu gia đình vẫn y hệt ngày thường, thậm chí còn tăng so với khi chưa dịch bệnh: "Mình làm marketing 1 công ty du lịch vì thế dịch bệnh nên thu nhập mình bị giảm 50% thu nhập. Còn chồng mình làm xây dựng, cũng may còn lương cứng. Tổng thu nhập mùa dịch của vợ chồng mình cộng lại giờ chỉ còn khoảng 20 triệu. Vậy mà ở nhà mùa dịch tháng nào hết tháng ấy dù các con được nghỉ học và gia đình không đi ăn ngoài".
Cụ thể chi tiêu mùa dịch nhà chị Linh hàng tháng như sau:
Tiền thuê nhà: 5 triệu đồng
Nhà chị Linh 4 người nên thuê 1 căn nhà 2,5 tầng ở Láng. Tầng 2 nhà chị làm nơi sinh hoạt của cả gia đình. Còn tầng 1 anh nhà chị làm văn phòng nhỏ để kinh doanh riêng (Chồng chị vừa làm ở công ty xây dựng vừa làm dự án riêng nên thuê thêm 1 nhân viên). Mỗi tháng riêng tiền thuê nhà đã 5 triệu đồng chưa kể điện nước.
Tiền điện nước: 1,5 triệu đồng
Mỗi tháng, tiền điện nước nhà chị Linh cũng khá tốn kém. Ở nhà, các con chị mở ti vi, tủ lạnh, dùng điện nước suốt ngày. Các bếp từ nhà chị cũng nấu ăn, hoạt động hết công suất. Vì thế tiền điện cũng vẫn y hệt như mọi tháng.
Tiền ăn: 6 triệu đồng
Trước dịch bệnh, chị Linh đi chợ thường hết khoảng 5 triệu tiền ăn/tháng. Nhưng từ khi có dịch, giá thực phẩm ở thành phố có đắt đỏ hơn. Vì thế tiền ăn chị phải tăng lên.
Tháng nào cũng hết 6 triệu tiền ăn nhưng mâm cơm ngày dịch của nhà chị cũng không quá đầy đặn.(Ảnh minh hoạ).
Trung bình mỗi ngày nhà chị hết khoảng 200 ngàn tiền ăn cho cả 3 bữa sáng, trưa, tối. Với mức tiền ăn như vậy, chị thấy bữa cơm cũng chỉ bình thường. Chưa kể thỉnh thoảng chị mua thêm mắm muối và nhiều lúc được bà nội ngoại gửi đồ ăn từ quê ra cho thêm.
Tiền mua hoa quả, đồ ăn vặt: 3 triệu đồng
"Ở nhà nghỉ dịch, 2 con mình cũng không phải đi học. Vì thế mẹ con nghĩ ra đủ thứ đồ để ăn. Lúc gọi cốc trà sữa, lúc lại túi bánh mỳ bơ tỏi, lúc lại mua bơ ăn. Nói chung không ngày nào không đặt quà gì ăn hay hoa quả gì ăn. Vì thế tiền mua hoa quả, đồ ăn vặt tính ra cũng hết khoảng 3 triệu đồng", chị Linh khẳng định.
Con ở nhà mùa dịch dù tiết kiệm 1 khoản tiền học nhưng lại tốn kém tiền quà vặt. (Ảnh minh hoạ).
Tiền mua cồn rửa tay khô, nước sát khuẩn, khẩu trang y tế phòng dịch: 1 triệu đồng
Từ hôm có dịch, chị Linh cũng phải tích cực mua nước rửa tay khô, nước sát khuẩn, nước súc họng, khẩu trang y tế để cả nhà phòng trách bệnh dịch được tốt hơn mỗi khi ra bên ngoài hoặc ở nhà.
"Số tiền này tuy lặt vặt nhưng cộng lại cũng mất 1 khoản kha khá. 1 chai cồn rửa tay gần trăm bạc mà cả nhà rửa chỉ được 1 tuần là hết".
Từ hôm có dịch, chị Linh cũng phải tích cực mua nước rửa tay khô, nước sát khuẩn, nước súc họng, khẩu trang y tế để cả nhà phòng trách bệnh dịch. (Ảnh minh hoạ).
Tiền dầu gội, sữa tắm, nước hoa hồng: 500 ngàn đồng
Nhà chị Linh mỗi tháng cũng tốn thêm khoản tiền dầu gội, sữa tắm, nước tẩy trang, sữa rửa mặt… "Mình rất chú trọng chăm sóc nhan sắc nên dù mùa dịch mình vẫn tích cực chăm sóc da. Hàng ngày không thể thiếu sữa tắm, sữa rửa mặt, nước hoa hồng, tẩy tế bào da chết. Nói chung tháng nọ bù tháng kia nhưng cũng phải mất 500k/tháng", chị Linh chia sẻ.
Tiền trả ngân hàng vay mua chung cư: 3 triệu đồng
Nhà chị Ngân hiện đang mua 1 căn chung cư khoảng cuối năm nay sẽ đi vào giai đoạn hoàn thành. Dù nhà tích cóp được và được người thân cho vay, chị vẫn phải vay nợ ngân hàng. Giờ mỗi tháng chị vẫn trả ngân hàng 3 triệu đồng.
Chia sẻ về mức chi tiêu không tháng nào dưới 20 triệu của gia đình 4 người mùa dịch, bà nội trợ này quả quyết: "Đấy là dịch bệnh còn không dám ra ngoài ăn sáng hay ăn trưa hoặc ăn uống tụ tập bạn bè gì. Chứ bình thường giãn cách ly xã hội, khoản này nhà mình cũng tốn thêm 2-3 triệu".
Nói về việc chị có tính toán để thắt chặt thêm chi tiêu mùa dịch được nữa không, bà nội trợ thành phố lắc đầu nguầy nguậy bảo: "Chịu thôi, mình không thể chi tiêu tiết kiệm hơn được nữa. Mùa dịch nhà mình còn tiêu nhiều hơn bình thường vì mọi người ở nhà nhiều hơn. Ở nhà nhiều tiêu nhiều, đỡ được khoản tiền học của con thì lại tốn tiền quà vặt vì hay phải mò ăn. Với lại ở quê thì nuôi được gà vịt, cá, trồng rau nên chi tiêu chẳng tốn nhiều. Chứ mình ở thành phố, gói tăm, cọng rau cũng phải mua nên tốn kém lắm".
Theo ICTVietNam
-
Tâm sự4 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt5 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự9 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp10 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ10 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu10 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt10 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp10 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự13 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt13 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ13 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp15 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Yêu16 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.