- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giải đáp mọi thắc mắc của mẹ về bệnh sởi và vắc xin sởi
Dịch sởi đang lên cao khiến nhiều trẻ tử vong đã khiến cho cha mẹ đứng ngồi không yên, ngay cả những mẹ đã cho con đi tiêm phòng cũng như ngồi trên đống lửa trước dịch bệnh đang bùng phát.
Các bác sĩ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Dự án Tiêm chủng
mở rộng sẽ giải đáp cho các mẹ tất tần tật những thắc mắc về bệnh sởi và
vắc xin sởi.
Thắc mắc về bệnh sởi
1. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Trên
thế giới trước khi có vắc xin, hàng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6
triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây
dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5
tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh
sởi. Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc
bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai vắc xin. Mù lòa, tiêu chảy
cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có
thể dẫn đến tàn phế, tử vong đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc
HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang
thai có thể gây ra xảy thai, đẻ non.
2. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh
sởi do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt
hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn
gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban. Vi rút sởi
lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có
thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Là bệnh lây nhiễm người –
người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
3. Có phải bị nhiễm vi rút sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?
Đúng.
Không có trường hợp người lành mang vi rút. Những người đã có miễn dịch
với vi rút sởi do tiêm vắc xin sởi trước đó hoặc đã từng mắc sởi sẽ
không bị mắc bệnh nữa.
4. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Tất
cả những người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại
Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là (i) trẻ nhỏ do không còn miễn dịch
từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm vắc xin (ii) trẻ đã tiêm vắc xin
nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch (iii) thanh niên do chưa từng mắc sởi
hoặc tiêm vắc xin trước đây. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được bảo
vệ bằng tiêm vắc xin sởi. Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất
kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những
yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
5. Bệnh có biểu hiện như thế nào?
Trong
vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho,
hắt hơi. Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có
nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban
bay theo trình tự như trên sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy
giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.
6. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?
Chẩn
đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần
lấy 3ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm
kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.
Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông
tin tiếp xúc với nguồn lây.
7. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?
Tiêm
vắc xin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca
mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát
ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc. Khi có dịch, cần hạn chế
tập trung đông người.
Về vắc xin tiêm phòng sởi
1. Có những loại vắc xin sởi nào?
Hiện
nay, trên thế giới có hàng chục loại vắc xin sởi dưới dạng vắc xin đơn
hoặc vắc xin phối hợp (sởi-rubella hoặc sởi-quai bị-rubella). Hầu hết
các vắc xin được trình bày dưới dạng vắc xin đông khô đi kèm với dung
môi. Hiện nay, vắc xin dạng xịt đang được nghiên cứu trên thế giới. Các
loại vắc xin được sản xuất từ các chủng vắc xin khác nhau, tuy nhiên đều
thuộc týp sinh học A.
2. Tiêm vắc xin sởi có tác dụng như thế nào?
Sau
khi tiêm, vắc xin sẽ kích thích cơ thể đáp ứng tạo miễn dịch giúp cơ
thể không nhiễm vi rút sởi, bao gồm miễn dịch thể, miễn dịch tế bào và
interferon.
3. Tiêm vắc xin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?
Cũng
như các vắc xin khác, tiêm vắc xin sởi không có hiệu quả phòng bệnh
100%. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin,
loại vắc xin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của
từng người, chất lượng vắc xin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.
4. Miễn dịch sau tiêm vắc xin sởi có bền vững suốt đời?
Tổ
chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch
với sởi sau tiêm vắc xin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững
suốt đời.
5. Tại sao phải tiêm hai liều vắc xin sởi?
Các
nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm vắc xin sởi vào lúc 9 tháng
tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm vắc xin có đáp ứng miễn dịch. Còn
lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn
lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc
xin...
Việc tiêm mũi thứ vắc xin sởi sau 12
tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có
đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi,
từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%. Tiêm
mũi thứ hai không nhằm mục đích làm tăng hiệu giá kháng thể đối với
những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch.
6. Những ai cần tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi?
Là
tất cả các trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất
vắc xin sởi, chưa tiêm vắc xin sởi hoặc chưa từng mắc sởi. Tuy nhiên, Tổ
chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác
định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm vắc xin.
Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả các trường hợp chưa
tiêm mũi thứ hai vắc xin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng
chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.
7. Có nên tiêm vắc xin đối với người đã từng mắc sởi?
Những
trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết
quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm vắc xin sởi. Những trường hợp
nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần
tiêm vắc xin sởi.
8. Vắc xin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với vi rút sởi không?
Vi
rút sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy,
vắc xin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.
Việc tiêm vắc xin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng
biến chứng nặng của bệnh.
9. Lịch tiêm vắc xin sởi?
Đối với tiêm vắc xin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:
- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Trong tiêm chủng chiến dịch: thực hiện tiêm vắc xin cho tất cả các đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm vắc xin sởi là 1 tháng.
Đối
với vắc xin tiêm chủng dịch vụ: tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản
xuất. Tất cả các lứa tuổi đều có thể tiêm vắc xin sởi. Cần tiêm mũi thứ
hai vào lúc 18 tháng tuổi bởi vì: các trường hợp sau tiêm mũi thứ nhất
chưa có đáp ứng miễn dịch cần sớm được tiêm mũi thứ hai. Tiêm nhắc vắc
xin DPT4 được thực hiện cho trẻ 18 tháng nên để tăng tỷ lệ trẻ tiêm mũi
thứ hai vắc xin sởi cần lồng ghép hoạt động. Việc lồng ghép náy nhằm làm
giảm khối lượng công việc cho cán bộ y tế, giảm chi phí và tăng hiệu
quả triển khai.
10. Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?
Chỉ
tiêm vắc xin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương
trình TCMR trong trường hợp cần thiết. Tất cả các trường hợp tiêm vắc
xin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay vắc xin khi đủ 9 tháng tuổi.
Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là 1 mũi vắc xin. Những trẻ
trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi vắc xin sởi cần tiêm đủ mũi càng
sớm càng tốt.
11. Có tiêm vắc xin khi đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính hay không?
Các trường hợp sốt, nhiễm trùng cấp tính đang tiến triển cần tạm hoãn tiêm. Khi khỏi có thể tiêm được.
12. Có tiêm vắc xin cho các trường hợp bị vẹo vách mũi không?
Có thể tiêm vắc xin cho các trường hợp này.
13. Có tiêm vắc xin sởi đối với trẻ còn bú sữa mẹ không?
Có thể tiêm vắc xin sởi cho trẻ bú sữa mẹ.
14. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin sởi?
Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
15. Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin sởi?
Những
trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm vắc xin sởi trước đây
hoặc phản ứng với các thành phần của vắc xin (gelatin, neomycin). Dị ứng
với trứng không phải là chống chỉ định của tiêm vắc xin sởi. KHÔNG nên
tiêm vắc xin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng
tỉ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra trong số phụ nữ được tiêm phòng
trong thời kỳ mang thai. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có
thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi.
Cũng
như các vắc xin sống khác, cần tránh có thai ít nhất 1 tháng sau tiêm
vắc xin. Không tiêm vắc xin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch
bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều
cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả
năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm. Có thể tiêm vắc xin sởi cho
những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
16. Có thể tiêm vắc xin sởi cùng với vắc xin DPT, viêm gan B... không?
Có
thể tiêm vắc xin sởi cùng với vắc xin DPT, viêm gan B hay vắc xin phòng
uốn ván mà vẫn đảm bảo hiệu lực của vắc xin nhưng nên tiêm ở hai chi
khác nhau.
17. Tiêm vắc xin sởi có thể bị nhiễm vi rút sởi không?
Có,
bởi vì vắc xin chứa vi rút sởi đã bị làm yếu nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ
các trường hợp sau tiêm vắc xin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ.
Những người này không gây lây nhiễm vi rút cho người khác nên không cần
cách ly.
18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm vắc xin sởi?
Vắc
xin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có
thể biểu hiện như với các vắc xin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%),
sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết những tác dụng phụ sẽ hết trong
khoảng từ 1-2 ngày mà không cần điều trị gì. Phản ứng nghiêm trọng sau
tiêm vắc xin sởi là rất hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để
đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30
phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và
biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn
này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
-
Tâm sự6 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt7 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự11 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp12 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ12 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu12 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt12 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp13 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự15 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt15 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ15 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp17 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Yêu18 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.