“Nhuốm” màu tiền bạc...

Để con biết giữ gìn những món đồ chơi, quần áo đẹp, một số bậc cha mẹ thường nhắc nhở con về giá trị món đồ và luôn miệng bảo con phải gìn giữ cẩn thận.

Một chút lệch lạc về nhận thứcgiá trị đồ vật có thể khiến con trẻ có những hành động sai.

Để con biết giữ gìn những mónđồ chơi, quần áo đẹp, một số bậc cha mẹ thường nhắc nhở con về giá trị mónđồ và luôn miệng bảo con phải gìn giữ cẩn thận.

“Mắc tiền lắm đó!”

Hôm sinh nhật lần thứ 7của bé Na, con của em gái tôi ở quận 11, tôi đưa con gái đến dự. Chungvui bữa tiệc còn có vài bạn hàng xóm của Na. Bọn trẻ vui vẻ tặng quà rồivô tư cùng nhau mở quà. Chúng trầm trồ và reo mừng thích thú với từngmón quà. Trông chúng thật đáng yêu! Đang hòa theo niềm vui ấy, tôi chợtnghe một cô bé nói to: “Quà của Khanh mắc tiền lắm đó!” khiến lòng tôichùng xuống. May mà lũ trẻ mê mẩn với mấy món quà, chẳng cháu nào để ýđến câu nói của Khanh. 

“Nhuốm” màu tiền bạc...

Minh họa: NGUYỄN TÀI

Lúc chỉ có hai chị em trongbếp, em gái tôi mới kể: Khanh là con trai một của vợ chồng chị Nga ở cạnhnhà. Thằng bé ngoan ngoãn, dễ thương nhưng… có lẽ do thường ngày được cha mẹnhắc nhở về giá trị của đồ vật để Khanh biết giữ gìn và có trách nhiệm vớiđồ chơi, lâu dần, Khanh có những lời nói, cử chỉ coi trọng vật chất, đôi khitrở thành người ích kỷ.

Ở chung cư, mỗi tối, bọn trẻthường túa ra hành lang chung với đủ đồ chơi, nào là súng, robot, xetrượt...  Con nít thường mau chán nên chỉ một lúc thì các cháu trao đổi đồchơi. Hễ bạn nào đụng đến đồ chơi “xịn” của Khanh, cậu bé liền bảo rằng: “Mẹnói cây súng (robot…) của Khanh là hàng xịn, mắc lắm đó, chơi coi chừng hưnhe”. Có khi, Khanh còn giựt lại không cho bạn mượn vì… “đây là hàng độc!”.

Một lần, em gái tôi dẫn conra công viên chơi cùng các bạn. Lúc ấy, ô tô của gia đình Quốc - một trongnhững bạn cùng lứa - về đến, bọn trẻ vẫn hồn nhiên nô đùa như không có việcgì, chỉ mỗi mình Khanh đứng ngây người nhìn Quốc bước ra từ chiếc xe hơi mớicáu hiệu BMW với cặp mắt đầy ngưỡng mộ…

“Nhà con nghèolắm...”

Hơi trái ngược với Khanh làcậu bé Đạt 5 tuổi, cháu của Linh - cô bạn thân của tôi. Anh chị của Linh dùrất cần mẫn làm ăn nhưng… quanh năm vẫn túng quẫn. Mỗi khi cùng con ra chợ,để cho Đạt không vòi vĩnh mua sắm, chị của Linh thường nhắc nhở con là: “Nhàmình nghèo, mẹ không có tiền nhiều, con đừng đòi mua này nọ nha”. Như baođứa trẻ khác, Đạt cũng muốn có quà bánh, đồ chơi đẹp, áo quần mới… nhưng vì“quán triệt” suy nghĩ mẹ đã gieo, cậu bé không bao giờ xin mẹ mua món đồnào.

Điều đáng lo là Đạt đã dầnnhiễm “căn bệnh” than vãn của mẹ. Dù mới học lớp lá, Đạt đã có câu nói cửamiệng: “Nhà con nghèo lắm, mẹ không có tiền”. Thương cháu, mỗi lần về quê,Linh hay mua sắm quần áo, đồ chơi cho Đạt và trước khi trở lại TP, Linhthường dúi cho chị một ít tiền để mua quà vặt cho cháu. Được thể, Đạt ríurít dặn dò dì Linh mua đủ thứ… Hễ thấy Linh là Đạt mừng rỡ và… liền sau đólà câu hỏi quen thuộc: “Quà của con đâu?”. Linh tự hỏi cháu mừng vì yêu quýLinh hay vì được quà?…

Dạy con biết quý trọng đồngtiền, không phung phí là điều nên làm. Tuy nhiên, đây là vấn đề tế nhị vàkhông đơn giản, nếu không khéo sẽ khiến trẻ dễ nhận thức lệch lạc về giá trịvật chất; vô tình biến đầu óc non nớt của con trẻ “nhuốm” màu... tiền bạc;và nguy hiểm hơn là nhiễm thói xấu tôn thờ vật chất, đánh giá người khác quatiền bạc.

Theo Tường Nghi
NLĐ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.