Ở nhà chồng nuôi: Sự hy sinh của người vợ hay phận "tầm gửi"?

Mặc dù ngày nay phụ nữ rất năng động, họ vừa lo việc nước lại lo cả việc nhà nhưng việc phụ nữ ở nhà chồng nuôi cũng không phải hiếm gặp trong xã hội hiện đại.

Mặc dù ngày nay phụ nữ rất năng động, họ vừa lo việc nước lại lo cả việc nhà nhưng việc phụ nữ ở nhà chồng nuôi cũng không phải hiếm gặp trong xã hội hiện đại.

Ở nhà chồng nuôi: Nên hay không?

Chị Trang từng là một nhân viên nhà nước có công việc ổn định nhưng từ khi sinh con đầu lòng muốn chăm lo cho con thật chu đáo để chồng yên tâm công tác mà đã xin nghỉ hẳn để ở nhà toàn tâm toàn ý chăm lo gia đình. Chị Trang tâm sự: "Nếu được chọn lại tôi sẽ không bao giờ từ bỏ sự nghiệp, mặc dù lương nhà nước cũng chỉ đủ nuôi bản thân nhưng mình được giao tiếp xã hội, được là chính mình, hơn nữa lại không phải ngửa tay xin tiền chồng, nhiều khi tự thấy mình là "gánh nặng" cho chồng. Tôi đang tìm một việc làm phù hợp để con người hoạt bát hơn, và có nhiều kinh nghiệm sống hơn".

Hoàng Yến: " Phụ nữ nếu đi làm công việc ổn định, cũng kiếm ra đồng lương góp vào gia đình thì sẽ được mọi người tôn trọng"

Đồng quan điểm với chị Trang, bạn Hoàng Yến cho rằng: "Việc ở nhà chồng nuôi là không nên. Vì phụ nữ nếu đi làm công việc ổn định, cũng kiếm ra đồng lương góp vào gia đình thì sẽ được mọi người tôn trọng, không bị mang tiếng dựa dẫm vào đồng tiền của chồng. Khi có mẫu thuẫn trong gia đình, người vợ cũng không bị rơi vào tình trạng bị "lép vé" và bị mất tiếng nói. Hợn nữa việc tự kiếm ra tiền cũng trau truốt được cho bản thân, mua đồ mình thích, đến dịp mua quà cho chồng bằng tiền của mình. Nếu chỉ ở nhà, người ngoài nhìn vào sẽ không công nhận và cũng không biết được việc nhà cũng mệt như đi làm, mà chỉ biết là "ôi trời nó ở nhà chồng nuôi chứ có biết làm gì" hoặc "may mà lấy được chồng kiếm ra tiền"".

Đàn ông có nhìn được sự hy sinh của người vợ?

Có rất nhiều cái khó nói khi người phụ nữ chấp nhận hy sinh bản thân để chịu làm "bà nội trợ" nhưng không phải người đàn ông nào cũng nhìn nhận được sự hy sinh đó. Lâu dần họ sẽ quay ra coi thường vợ vì nghĩ rằng cô ta đang ăn bám mình, cô ta là đồ vô dụng hay cô ấy là một gánh nặng. Họ đã vô tình quên đi sự hy sinh lớn lao của người phụ nữ: vì con cái, vì nghe lời chồng... mà đã bỏ cả công việc đồng nghĩa với việc bỏ hết mọi mối quan hệ, sự giao tiếp, tính năng động để trở thành người phụ nữ của gia đình.

Anh Đức: "Tôi khuyên những bà vợ đừng từ bỏ sự nghiệp của mình, dù kiếm được nhiều hay ít tiền nhưng độc lập"

Anh Đức (35 tuổi, Hàng Than) cho hay: "Tôi khuyên những bà vợ đừng từ bỏ sự nghiệp của mình, dù kiếm được nhiều hay ít tiền nhưng độc lập. Bản thân tôi là đàn ông nhưng tôi cũng muốn vợ mình năng động và tự chăm lo được cho bản thân. Đúng như hiện nay, nhiều ông không coi việc chăm con, nội trợ là một "công việc" đáng để trân trọng. Đàn ông ngày nay họ không thích một người phụ nữ chỉ biết quanh quẩn xó bếp, họ thích một người phụ nữ biết chủ động trong cuộc sống, không phải phụ thuộc vào đàn ông. Rất hiếm người đàn ông nhận thấy được việc ở nhà chăm con, nội trợ của người vợ là sự hy sinh".

Hãy suy nghĩ kỹ trước khi chấp nhận ở nhà chồng nuôi


Đừng để bản thân phải sống với thân phận "cây tầm gửi"

Không ít những bà vợ đã tâm sự rằng chỉ vì thói sĩ diện hão của chồng: có thể kiếm tiền lo cho gia đình mà đã chấp nhận ở nhà để giờ phải chịu ánh mắt coi thường từ người đầu ấp tay gối. Cũng có rất nhiều bà vợ phải lên mặt báo để bày tỏ những tâm tư của mình để mong được chia sẻ hay nhận được những lời khuyên hữu ích của độc giả như gần đây nhất là bài “Vợ ăn bám chồng thì khác gì gái bao”.

Tất cả đều nói lên việc nghỉ việc ở nhà chồng nuôi là một sai lầm và họ đã thấm nỗi khổ của đàn bà khi quanh quẩn nơi xó bếp. Chính vì thế đừng để bản thân phải sống với thân phận "cây tầm gửi".

Giải pháp tốt nhất cho người phụ nữ là nên có một công việc phù hợp, chỉ trừ trường hợp có những lý do bắt buộc nào đó thì hãy suy nghĩ và bàn bạc thật kỹ với chồng.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy chia sẻ những ý kiến của bạn bằng cách gửi comment dưới bài viết hoặc gửi mail tới địa chỉ mail: tintuconline@vietnamnet.vn. Cảm ơn sự đóng góp của các bạn.

Hải Anh/VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.