Tại sao trẻ con bị rôm sảy?

Nhìn cô con gái hơn một tuổi lấm tấm rôm sảy khắp mặt, lưng, liên tục đưa tay gãi rồi kêu ngứa, quấy khóc, chị Trà (Từ Liêm, Hà Nội) xót ruột vô cùng nhưng chẳng biết làm sao.

Nhìn cô con gái hơn một tuổilấm tấm rôm sảy khắp mặt, lưng, liên tục đưa tay gãi rồi kêu ngứa, quấykhóc, chị Trà (Từ Liêm, Hà Nội) xót ruột vô cùng nhưng chẳng biết làm sao.

Cũng như chị, nhiều bà mẹkhác lo lắng khi thấy con bị rôm sảy mà tìm nhiều cách chữa cũng không khỏi.

Ngọc Mai (Thanh Oai, Hà Nội)sinh con vào đầu tháng 5. Những ngày nóng nực vừa rồi, con trai cô quấy khócliên tục vì ngứa ngáy, khó chịu khi cả mặt lẫn toàn thân đều đỏ ửng nhữngnốt rôm. Bà nội bé hôm nào cũng vò lá vòi voi, lá riềng tắm cho cháu nhưngchẳng đỡ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nho,Khoa da liễu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cho biết, thời tiết nắng nóng làmgiãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nênhiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiếntrẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bàitiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốtviêm.

Tại sao trẻ con bị rôm sảy?

Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy

Trẻ nhỏ da rất mỏng manh vànhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượngnày ít đi.

Rôm sảy thường mọc thành đừngđám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán,cổ...

Theo bác sĩ Thanh Nho, vớinhững trường hợp rôm sảy thông thường, chỉ cần tắm cho trẻ hằng ngày để dasạch sẽ. Có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại cây, quả có tínhmát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh... để tắm cho trẻ cũng có tácdụng tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trướckhi nghiền, lọc hay đun nước tắm. Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lênnhững vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho con cũng là một cách hạn chế tìnhtrạng này.

Ngoài ra, với trẻ lớn đã ănđược có thể cho bé ăn uống các đồ mát như bột sắn dây, nước cam, chanh...

Tuy nhiên, không hẳn bàithuốc nào cũng có tác dụng với tất cả trẻ. Nhiều bà mẹ sau quá trình chữarôm sảy cho con mới tích lũy được kinh nghiệm thành công cho riêng con mình.

Chia sẻ trên một diễn đàn cácbà mẹ, chị Hương cho biết, để da con sạch, mát những ngày nóng, chị dùngnước ấm pha thêm chút muối rồi vắt thêm một hoặc nửa quả chanh và tắm chobé. Tuy nhiên, với cách này, các bà mẹ phải để ý tỉ lệ chanh, muối với nướcbởi nếu chanh, muối nhiều sẽ gây xót cho trẻ và dễ gây kích ứng làn da nhạycảm của bé.

Một bà mẹ khác lại dùng cáchmua cành lá kinh giới rồi về rửa sạch, đun sôi, pha nước tắm cho con. "Bénhà mình cứ tắm loại nước này là hết bay rôm", chị chia sẻ.

Để tiết kiệm thời gian hơn,chị Nhung - một thành viên khác của diễn đàn - còn tìm mua các loại lá mátnhư sài đất, vòi voi, kinh giới, tía tô, hương nhu rồi băm nhỏ phơi khô vàcất vào túi nilong. Sau đó mỗi lần tắm cho con, chị lấy một nắm bỏ vào nồirồi đổ nước sôi vào hãm, lọc bỏ bã lấy nước tắm cho bé. "Mình thấy bàithuốc này tốt vô cùng. Con mình từ lúc đẻ đến giờ không bị rôm sảy gì cả dùđẻ ra đúng những ngày nắng nóng nhất", chị Nhung kể.

Tại sao trẻ con bị rôm sảy?

Bác sĩ Nguyễn Thanh Nho chobiết, tất cả những cách trên đều hiệu quả khi chữa rôm sảy bình thường chotrẻ nhỏ. Nhưng cũng từng có những trường hợp tắm lá mà trẻ không đỡ, thậmchí còn bị nhiễm trùng da. Đó là khi vùng viêm da quá nặng do trẻ ngứa, gãigây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ. Vì thế, nếu tình trạng con bị mẩn ngứanhiều, có các mụn đầu trắng trên da, tình trạng rôm sảy dày đặc, đỏ, kéodài, bố mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Trong những trường hợp này,bác sĩ sẽ kê thuốc, uống, dùng dung dịch dịu nhẹ tắm làm sạch cho bé, và cóthể bôi thêm thuốc kháng sinh cho trẻ. Bác sĩ khuyến cáo, các bà mẹ khôngnên tự mua thuốc bôi da cho con.

Ngoài ra, để phóng tránh rômsảy cho trẻ cần cho các bé mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi, tắm rửa sạch sẽhằng ngày. Không nên dùng sữa tắm người lớn cho trẻ vì có thể có độ kiềmlớn, gây khô da. Ngoài ra, nên cho bé uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, tráicây...

Theo Vương Linh
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.