Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vì sao?

Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C những vitamin này có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, miễn nhiễm, chống  ôxy hoá, phát triển tế bào biểu mô, hậu quả là chức năng bảo vệ của da và niêm mạc bị giảm sút, trẻ dễ bị quáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ mắc sởi.

Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể do nuôi dưỡng không tốtvà cũng có thể là hậu quả của một bệnh nhiễm khuẩn, và rồi lại có thể mắc mộtbệnh nhiễm khuẩn khác.

Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếunhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C - những vitamin này có vai trò quantrọng trong quá trình tăng trưởng, miễn nhiễm, chống  ôxy hoá, phát triển tế bàobiểu mô, hậu quả là chức năng bảo vệ của da và niêm mạc bị giảm sút, trẻ dễ bịquáng gà, khô mắt, tiêu chảy, viêm đường hô hấp, dễ mắc sởi.

Bình thường, độtoan dạ dày của trẻ vốn đã thấp (pH dạ dày  của trẻ bú mẹ dao động trong khoảng3,8-5,8) nay càng thấp hơn do đó trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, sống phân, tiêuchảy.

Ở trẻ suy dinh dưỡng, hệ thốngphòng vệ tự nhiên của cơ thể bị suy yếu: Lượng kháng thể IgA giảm nhiều do đókhả năng miễn dịch tại niêm mạc giảm, trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấptính, viêm tai giữa cấp tính; các tế bào lympho B cũng bị suy yếu, năng lực sảnxuất các globulin miễn dịch để  chống lại các tác nhân vi sinh vật gây bệnh suygiảm; tế bào lympho T bị hư biến nghiêm trọng do tuyến ức bị teo; số lượng tếbào lympho T và B, tuần hoàn giảm rõ rệt; hệ thực bào và hệ bổ thể cũng  bị rốiloạn...

do vậy  trẻ suy dinh dưỡng  dễ bị nhiễm khuẩn hơn trẻ bình thường, đặcbiệt là hai bệnh tiêu chảy và viêm phổi.

Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vì sao?
Cần tắm gội thường xuyên cho trẻ

Rõ ràng, với trẻ suy dinh dưỡng,việc nuôi dưỡng, chăm sóc thưc sự có ý nghĩa sống còn.

- Nếu trẻ đang tuổi bú mẹ, cầntiếp tục cho trẻ bú. Có thể khẳng định, ở lứa tuổi này, đặc biệt  khi trẻ bị suydinh dưỡng thì không có thực phẩm nào có thể thay thế được sữa mẹ. Do đó, cầncho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu, cho bú nhiều lần trong ngày kể cảban đêm; sau đó từ tháng thứ 5, đồng thời với việc cho trẻ ăn bổ sung, cần chotrẻ tiếp tục bú mẹ cho đến 18-24 tháng tuổi.

Do trẻ đang bị suy dinh dưỡng nêncần ưu tiên cho trẻ một khẩu phần nhiều chất dinh dưỡng hơn, chế biến hợp khẩuvị để trẻ ăn được nhiều, nên cho trẻ ăn ít một, ăn làm nhiều bữa.

- Cần chú ý vệ sinh an toàn thựcphẩm tránh để xảy ra rối loạn tiêu hoá; chú ý vệ sinh cá nhân: Năng tắm gộinhưng tránh nơi có gió lùa, cần giữ ấm trẻ về mùa đông, phòng ở của trẻ phảithoáng mát, sạch, xa nơi ô nhiễm... tránh cho trẻ không bị viêm mũi - họng, mụnnhọt; định kỳ tẩy giun.

Theo dõi đều đặn cân nặng của trẻ: Hàng tháng nếu đườngbiểu diễn cân nặng của bé đi lên là dấu hiệu tốt, chứng tỏ chế độ nuôi dưỡng trẻthích hợp, trẻ lên cân, cần duy trì. Ngược lại, đường biểu diễn cân nặng nằmngang hoặc đi xuống, chứng tỏ chế độ nuôi dưỡng trẻ có vấn đề không ổn, cần phảiđiều chỉnh lại ngay đồng thời cho trẻ đến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bácsĩ nhi khoa để được tư vấn về cách nuôi dưỡng hoặc xem trẻ có bệnh gì để xử tríngay.

Theo BS. Bạch Thông
Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn, vì sao?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.