Tủ thuốc gia đình và sự an toàn của trẻ

Những ông bố, bà mẹ theo thời gian rồi cũng sẽ trở thành các "bác sĩ nhi khoa" của con mình.

Và trong mỗi gia đình bao giờ cũng có thuốc sự trữ cho người lớn và cho cả trẻ em. Những cái hộp nho nhỏ xinh xắn, những ống tuýp và những lọ nước thuốc nhỏ dễ thương chắc chắn đầy hấp dẫn đối với "nhà thám hiểm" bé nhỏ.

Nếu bé biết được chỗ để thuốc chắc chắn sẽ muốn thử, thật nguy hiểm! Đôi khi người mẹ, dựa vào kinh nghiệm cho bé uống thuốc, nhưng không thấy tác dụng gì cả hoặc đôi khi bé lại ốm hơn...Làm thế nào để tủ thuốc gia đình trở thành người bạn, chứ không phải là cội nguồn của sự nguy hiểm? Cha mẹ cần phải nắm chắc 3 quy tắc sau:

Quy tắc 1: Giữ tất cả thuốc cùng với hướng dẫn sử dụng. Điều này giúp bạn xác định liều lượng, những trường hợp không được sử dụng, các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn cần biết tất cả các triệu chứng có thể, cũng như các dấu hiệu dùng quá liều.

Quy tắc 2: Không giữ thuốc trong các hộp đựng kẹo, đựng đồ chơi. Mỗi khi cần cho bé uống thuốc không nên dỗ bé bằng những câu: "uống siro ngon" hoặc "ăn kẹo ngon". Thường xuyên kiểm tra thời hạn sử dụng thuốc. Nếu trong chỉ dẫn có yêu cầu giữ thuốc trong tủ lạnh, nên giữ thuốc ở những ngăn trên. Không được để thuốc những nơi bé có thể lấy được. Em bé một tuổi đã có thể lôi những ngăn kéo tủ một cách dễ dàng. Đừng chủ quan nghĩ bé không với tới và không mở được. Hãy để thuốc cao hơn tầm với của trẻ.

Quy tắc 3: Đừng dọa bé chuyện chữa bệnh. Nếu bạn không muốn thấy đôi môi ngậm chặt lại của bé khi cho bé uống thuốc. Không nên dọa bé kiểu: "Nếu con không nghe lời, chắc phải bôi họng cho con thôi" hoặc: "Ăn ngoan nhé, không mẹ sẽ gọi bác sỹ tới đó, và con sẽ bị tiêm". Để cho bé có cảm nhận việc chữa bệnh tốt, hãy chơi với bé trò chơi "bác sỹ-bệnh nhân". Hãy để bé sờ vào bụng gấu bông, đo nhiệt độ cho búp bê bằng nhiệt kế đồ chơi,...Có thể mua cho bé bộ đồ chơi bác sỹ. Nhưng không nên mô phỏng chuyện uống thuốc khi chơi bằng thuốc thật.

Hãy chú ý! Làm thế nào để nhận biết được tình trạng của bé yếu đi là do thuốc? Bạn nên chú ý tới những triệu chứng sau:

Sự uể oải không bình thường của bé, chậm chạp, nhận thức kém, buồn ngủ, nhịp thở thưa dần có thể là dấu hiệu của việc uống thuốc an thần và thuốc ngủ, một số loại thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm đau mạnh.

Sự hưng phấn, kích động, nói nhảm vô cớ, ảo tưởng (bé nói hoặc cư xử như thấy có những người, nhân vật nào đó trước mặt) có thể là dấu hiệu của việc dùng thuốc quá liều, có chứa chất efedrin hoặc các loại kiểu efedrin - chất trong thuốc dùng để chữa hen suyễn.

Tròng mắt mở to, da đỏ lên, khô miệng, môi khô, khát nước, nhiệt độ cao, bị kích động, thở dồn dập - hậu quả của việc dùng thuốc chứa các chất belladon, atropin.

Ảo ảnh, rối loạn tâm thức là do các loại thuốc chống dị ứng gây ra.

Nguyên nhân bị trắng bệch da đột ngột, co giật có thể do dùng quá liều thuốc chứa codein (có trong thuốc chống ho) và các thuốc giảm đường trong máu.

Nôn mửa - phản ứng bình thường khi dùng quá liều bất cứ thứ gì.

Nếu tình cờ bé uống phải thuốc có chứa cồn rượu, thì bé có triệu chứng say rượu: hưng phấn, kích động, chảy nước dãi, nôn mửa, loạng choạng, sau đó rối loạn tâm trí, ngơ ngẩn, da lạnh, mạch yếu.

Có trường hợp viên thuốc nhỏ rơi vào tai hoặc mũi bé, bé sẽ có cử chỉ không bình thường. Bé có thể kêu đau tai, có thể bị nghẹt một bên mũi. Đôi khi bạn có thể thấy vật trong tai và mũi bé, nhưng không tự lôi nó ra.

Hành động khẩn cấp

Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng được mô tả ở trên, đừng tự chữa cho bé. Ngay lập tức gọi cấp cứu hoặc cho bé đi cấp cứu, tới bệnh viện gần nhất. Bạn càng hành động nhanh các bác sỹ càng có khả năng giúp đỡ bé kịp thời. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu có thể cặp nhiệt độ cho bé. Nếu bé đã biết nói cố gắng hỏi xem bé đã "ăn" thuốc gì. Nếu bé còn tỉnh táo hãy cho bé uống một cốc nước muối (một thìa cà phê pha với một cốc nước) sau đó dùng ngóng tay ấn lên đầu lưỡi cho bé nôn ra.

Nhưng nếu bé bất tỉnh hoặc bị co giật thì không được làm điều này. Bé đã "ăn" thuốc hơn 2-3 tiếng trước đó? Trước khi bác sỹ tới hãy thông ruột cho bé. Đối với trẻ hơn 1 tuổi - dùng khoảng 200ml nước, 2-5 tuổi cần 300ml. Nước phải lạnh để không bị thấm vào thành ruột.

Theo Hoàng Hoa



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.