Vào lớp 1: Chạy đua cho con học chữ vì sợ "đuối"

“Cho đi luyện chữ trước dễ làm cho trẻ mất tập trung khi bước vào học chính thức bởi tâm lý “biết rồi”. Điều nguy hại hơn cả đó là trẻ không được rèn luyện chữ một cách quy chuẩn nên giáo viên điều chỉnh lại sẽ rất khó khăn”.

“Cho đi luyện chữ trước dễlàm cho trẻ mất tập trung khi bước vào học chính thức bởi tâm lý “biết rồi”.Điều nguy hại hơn cả đó là trẻ không được rèn luyện chữ một cách quy chuẩnnên giáo viên điều chỉnh lại sẽ rất khó khăn”.

Đó là cảnh báo của cô PhạmThị Yến - Hiệu trường Trường tiểu học Thành Công B (Hà Nội) về những hệ lụytrong việc cho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1.

Không có một yêu cầu trong sơtuyển vào lớp 1 về luyện chữ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, ở các thànhphố lớn “trào lưu” cho con “đọc thông, viết thạo” khá nở rộ. Trong suy nghĩcủa phụ huynh, việc cho con biết trước sẽ là lợi thế khi con vào lớp 1.

Bộ GD-ĐT cũng như Sở GD-ĐTđịa phương luôn cảnh báo không nên cho trẻ học trước chương trình bởi ở độtuổi này nếu gây “quá tải” sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Tuy vậy, tínhriêng ở Hà Nội trong những năm trở lại đây ngày càng có nhiều các trung tâmnhận kèm dạy chữ, luyện toán cho trẻ 5 - 6 tuổi. 

Vào lớp 1: Chạy đua cho con học chữ vì sợ "đuối"

Cho đi luyện chữ trước dễ làm cho trẻ mất tập trung khi bước vào học chính thức bởi tâm lý “biết rồi”

Chị Phương ở khu tập thể HàoNam (Q. Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Mặc dù biết cho học trước là không nênnhưng với chương trình hiện nay ngay ở lớp 1 đã thấy “căng”. Do đó không chocon đi học trước đi lại thấy lo lắng”.

Trung tâm luyện chữ của côgiáo L.H ở phố Chùa Bộc nằm trên gác 2 của một khu tập thể. Với diện tíchchừng 10m2 nhưng tiếp nhận khoảng 10-12 cháu. Trong số này có những cháu làtrẻ 6 tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1. Với số lượng trẻ đông như vậy thì mộtmình cô L.H không thể quản lý “chu đáo” nên cô đã thuê một số sinh viêntrường CĐ Sư phạm tham gia dạy. Cách thức luyện chữ đối với trẻ 6 tuổi kháđơn giản chủ yếu là chú trọng đến việc rèn tư thế ngồi cũng như cách cầmbút.

“Ở chương trình mẫu giáomới thì cũng đã rèn cho các cháu các tư thế này rồi chính vì thế bọn mình ởđây chủ yếu là rèn lại kỹ năng mà thôi. Việc viết chữ cũng chỉ ở mức độ đơngiản, chủ yếu là qua nhận biết chữ các cháu tập tô lại” - cô L.H chiasẻ.

Không chỉ đưa con đến các trung tâm luyệnchữ, giờ đây nhiều bậc phụ huynh còn lên các phương án “dầy công” hơnbằng cách xác định trường và giáo viên chủ nhiệm dự định cho con contheo học sau đó bố trí để con đến nhà cô luyện chữ.

Anh Lê Hoàng Nam ở quận HoàngMai chia sẻ: “Với cách này thì không sợ con học “lệch” so với cách giảngdạy của cô giáo. Bên cạnh đó con lại có dịp làm quen với cô giáo chủ nhiệmngay từ đâu nên công việc học hành sau này sẽ thuận tiện hơn”.

Không cần thiết!

Theo cô Nguyễn Thị Vân Anh -Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Diệu, hàng năm tỷ lệ trẻ bước vào lớp 1biết viết trước chiếm khoảng gần 50%. Tuy nhiên sau một thời gian học tậpkhông phải tất cả những HS này đều trở nên xuất sắc.

Cũng theo cô Vân Anh, việccho trẻ đi học chữ trước khi vào lớp 1 là không cần thiết với lý do thôngthường các trường tuyển sinh vào tháng 7. Kết thúc khâu tuyển sinh, cáctrường sẽ tổ chức cho HS làm quen với trường lớp cũng như ôn luyện lại cáckỹ năng về cầm bút, tư thế ngồi… để khi bước vào năm học, các em sẽ khôngcòn bỡ ngỡ.

Đồng với quan điểm này, côPhạm Thị Yến chia sẻ thêm: “Nếu ngay từ lớp 1 mà trẻ đã có tính chủ quanthì sẽ rất nguy hiểm. Thực tế ở trường cho thấy có thể giai đoạn đầu nhữngtrẻ học chữ trước có lợi thế nhưng về sau bị đuối không theo kịp bởi trướcđó các em đã có thói quen mất tập trung và khi vốn kiến thức học trước đãhết thì lại không thể bắt kịp với nhưng bạn chăm chú từ đầu năm học”.

Cô Yến cũng cho rằng, các bậcphụ huynh cần phải tỉnh táo mà nhìn nhận một cách thực tế bởi trước kia làmgì có chuyện học chữ trước nhưng trẻ vẫn phát triển bình thường và học tậptốt.

Khi đề cập đến việc cho trẻhọc chữ trước, ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐTHà Nội bộc bạch: “Hiện nay nhà trường và GV không được dạy thêm cho trẻtrước khi vào lớp 1, nếu giáo viên có dạy thêm thì phải xin phép và được cấpphép mới được dạy. Còn việc dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 ở ngoài xãhội thì chưa có quy định cấm mà đó là do nhu cầu của thị trường”.

Ông Tiến cũng cho hay, theoquy định của ngành giáo dục, vào lớp 1, cô giáo phải dạy cho trẻ từ đầu, từcách cầm bút, tư thế ngồi, từ những nét móc, nét khuyết đơn giản… để bảo đảmhết học kỳ I trẻ đều biết đọc, biết viết. Việc học trước của trẻ sẽ dẫn đếntâm lý chủ quan, không chú ý khi cô giáo giảng bài, tạo thói quen mất tậptrung. Đặc biệt, trẻ học trước còn gây khó khăn cho GV dạy lớp 1, bởi trướcđó đã học không đúng phương pháp, quy trình từ cách cầm bút, đặt bút, tư thếngồi khiến GV rất mất công để chỉnh sửa…

Hiện nay phụ huynh thườngcó tâm lý chạy đua với nhau nhưng lại không hiểu được khả năng của trẻ nhỏ.Khi vào lớp học, nhiệm vụ này thường được các GV chia nhỏ để trẻ quen dầncòn việc đưa trẻ đến các lớp học thêm vô tình tạo sức ép cho trẻ khi mà chưacó sự sẵn sàng. Theo quan điểm của tôi thì tốt nhất trước khi cho trẻ vàolớp nên chuẩn bị cho trẻ tâm lý thích đến trường, có kỹ năng giao tiếp vớibạn, có kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi trẻ gặp khókhăn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi… Đâylà những kỹ năng giúp trẻ thành công học đường, những trẻ thiếu hụt kỹ năngnày, đặc biệt là thiếu sự tự tin, khó hòa nhập có nguy cơ dễ gặp thất bạihọc đường” - ông Tiến nhấn mạnh.

Theo Dân Trí



Không muốn làm mẹ vì nỗi đau quá khứ đeo bám
Anh đã đến phá "lớp băng giá" quanh cô. Và cô đã hoàn toàn đổ gục vì anh đồng ý chỉ cần hai vợ chồng là đủ. Nhưng mới cưới hơn 2 tháng thì cô đã dính bầu. Cô thực sự không muốn sinh con vì những ám ảnh trong quá khứ…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.