Vợ không chịu về quê ăn Tết vì... không có "cây" đồ hiệu

Quý nghe đến “tầm dăm chục” mà nổi cả gai ốc. Bằng 3 tháng lương của anh rồi còn gì! Mà Tết nhất còn ti tỉ thứ để chi tiêu nữa chứ! Thế này mua quần áo cho vợ con xong thì anh phải vay tiền để tiêu tết rồi sang năm “kéo cày” trả nợ chắc!

Quý nghe đến “tầm dăm chục” mà nổi cả gai ốc. Bằng 3 tháng lương của anh rồi còn gì! Mà Tết nhất còn ti tỉ thứ để chi tiêu nữa chứ! Thế này mua quần áo cho vợ con xong thì anh phải vay tiền để tiêu tết rồi sang năm “kéo cày” trả nợ chắc!

Hai vợ chồng Quý và My đều là người tỉnh lẻ lên thành phố học tập rồi ở lại lập nghiệp. Cuộc sống chẳng dễ dàng gì, cố gắng nhiều năm trời 2 người mới có được công việc ổn định với mức lương tạm ổn ở thành phố đầy bon chen. Năm ngoái, cũng phải vay mượn thêm mà 2 vợ chồng mới tậu được căn chung cư vừa tầm để ổn định chỗ ở. Nói chung cuộc sống của 2 vợ chồng cũng nằm ở mức vừa đủ, những thứ sang trọng, xa xỉ thì còn lâu mới với tới.
 
Ảnh minh họa
 
Thế mà hôm trước, My bỗng tuyên bố “xanh rờn” với Quý khi bàn bạc với anh những thứ cần chi tiêu cho Tết: “Ngoài những thứ đó ra, thì cần phải có một khoản để mua 2 ‘cây’ đồ hiệu cho em với con trai nữa, chắc cũng tầm dăm chục anh ạ”. “Cái gì?” – Quý ngạc nhiên, tưởng mình nghe nhầm. My liền giảng giải: “À thì Tết ai chẳng sắm sửa, anh không thấy à? Mấy cô nàng đồng nghiệp ở công ty em còn ra nước ngoài mua sắm, làm đẹp để đón Tết ấy chứ! Em với con, mua mỗi người một ‘cây’ hàng hiệu thôi mà anh còn kêu gì. Đấy là còn chưa phải loại đẳng cấp đấy, em mua nhãn hiệu vừa tiền thôi”. Quý nghe đến “tầm dăm chục” mà nổi cả gai ốc. Bằng 3 tháng lương của anh rồi còn gì!  Mà Tết nhất còn ti tỉ thứ để chi tiêu nữa chứ! Thế này mua quần áo cho vợ con xong thì anh phải vay tiền để tiêu tết rồi sang năm “kéo cày” trả nợ chắc!
 
Quý bày tỏ suy nghĩ của mình thì My gạt đi: “Anh này, ai lại tính toán chi li như thế. Vợ chồng mình cũng đâu phải khó khăn lắm đúng không, kể cả ra Tết tiết kiệm rồi bù lại cũng được mà. Đổi lại, vợ con anh được sang chảnh, đẹp đẽ, được mọi người xuýt xoa khen ngợi, ai nhìn vào cũng phải ước ao. Về quê mình thì hẳn ai cũng sẽ lác mắt cho mà xem, em đi chơi nhà bạn bè đồng nghiệp cũng đỡ bị quê mặt. Tầm này còn mặc hàng Việt Nam thì chúng nó cười cho thối mũi anh ạ, hạ giá con người lắm!”.
 
My còn bảo, cô có kết bạn trên facebook với mấy chị em họ đằng nhà Quý ở dưới quê, họ cũng xúng xính hàng hiệu rồi, khoe loạn lên trên mạng, giờ cô về mà không có món nào ra hồn, mặt mũi nào gặp gỡ họ. Rồi lúc về quê ngoại cũng thế, gặp lại bạn cũ hồi phổ thông, nhiều đứa giàu có lắm, toàn túi xách, mĩ phẩm với quần áo hàng hiệu thôi. Cô mà mặc đồ Việt Nam thì đứng giữa chúng nó, có mà ê cả mặt. Cứ nghĩ đến lúc ấy là cô chỉ muốn độn thổ cho xong, không còn chút hứng thú nào mà về quê ăn Tết nữa.
 
Quý tất nhiên không đồng tình với quan điểm của My. Anh đánh giá tư cách một con người không nhìn vào bộ đồ họ mặc trên người. Nếu vợ chồng anh có đã đành, anh cũng chẳng tiếc vợ, nhưng ai lại đi vay mượn để ăn diện bao giờ. Vì thế anh cực lực phản đối khoản chi vô lí này của My. Thế là My dỗi, cô tuyên bố: “Không có 2 ‘cây’ hàng hiệu cho 2 mẹ con, em với con không về quê ăn Tết đâu! Anh không thấy xấu hổ thì đi mà về 1 mình!”. Quý nghẹn họng.
 
Thế rồi cho dù Quý có thuyết phục thế nào My cũng không chịu nghe. Cô thà cáo ốm hoặc bận hay bất kì lí do gì đó để ôm con thui thủi trên thành phố suốt dịp Tết còn hơn đối mặt với những ánh mắt coi thường, những bĩu môi chê bôi của những cô nàng khác có điều kiện hơn. Đối với My, đó gần như là sự nhục nhã. Quý đến bó tay toàn tập với vợ. Ghen tị để bản thân phấn đấu cho tốt hơn cũng là cái tốt, nhưng đố kị để đua đòi không nằm trong sức của mình như My khiến anh chẳng còn gì để nói. Cô đã mẹ rồi sao vẫn còn nông nổi như thế chứ?
 
Thế là không khí gia đình nhà Quý những ngày năm hết Tết đến lúc nào cũng căng như dây đàn. Quý không nhượng bộ mà My cũng không từ bỏ quyết tâm. Đánh vợ không được mà nói cô cũng không xong, Quý đành tự mình chuẩn bị Tết nhất. Vừa đi làm vừa sắm sửa quà cáp về biếu các cụ 2 bên, lại vốn không quen chợ búa mua bán, cũng đủ khiến Quý bở hơi tai. Còn mấy ngày nữa là Tết rồi, My giận dỗi không quan tâm gì tới Tết nhất nhưng anh thì anh không thể mặc kệ được.
 
Nhìn vợ vẫn sầm sì mặt không có dấu hiệu gì là sẽ nguôi ngoai, Quý xác định đến phút cuối My thay đổi là cái tốt, còn không cho dù năm nay cô chẳng về quê ăn Tết thì bố con anh vẫn sẽ về. Một mình trên thành phố vào thời khắc nhà nhà người người sum họp, cô sẽ hiểu điều gì mới là quan trọng, chứ không phải những thứ áo quần hàng hiệu kia… 

Theo Trí thức trẻ


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.