Không cần Đại sứ du lịch vẫn quảng bá được du lịch
"Báo chí, những nhân vật truyền thông, những người nổi tiếng họ đều ít nhiều là những người đi quảng bá cho du lịch. Cho nên có hay chưa có ĐSDL thì việc quảng bá du lịch ra nước ngoài vẫn được thực hiện...", ông Trần Nhất Hoàng – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến VHTTDL – Cục Hợp tác Quốc tế cho biết.
Thưa ông, sau khi Lý Nhã Kỳ rút khỏi vị trí ứng viên ĐSDL, Đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, sẽ gia hạn thời gian nhận hồ sơ ứng viên Đại sứ du lịch bởi 2 gương mặt ứng viên hiện nay chưa đảm bảo để lựa chọn. Ông có thể nói rõ hơn, hai ứng viên Hồng Thuận và Huỳnh Thị Ngọc Hân chưa đảm bảo ở những điểm nào không, thưa ông?
Ông Trần Nhất Hoàng – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến VHTTDL – Cục Hợp tác Quốc tế: Khi chị Lý Nhã Kỳ có ý định rút khỏi vị trí ứng cử thì thực sự chúng tôi có nhận được một số hồ sơ của các bạn muốn đóng góp vào việc quảng bá du lịch.
Trong dự đoán có thể là do đến giờ các bạn mới biết, thứ hai là mọi người cũng cân nhắc nhiều hơn về việc Đại sứ du lịch là như thế nào? Thứ ba là có một ứng cử viên hết sức nặng kí đó là chị Lý Nhã Kỳ, mọi người cũng không mong được đóng góp thêm.
Báo chí cũng đưa rất nhiều thông tin rằng Lý Nhã Kỳ xứng đáng với danh hiệu này. Nhưng giờ Lý Nhã Kỳ đã rút rồi thì mọi người sẽ nghĩ mình sẽ phù hợp với vị trí ứng cử viên. Nếu như theo đúng quy trình mà nói thì hạn cũ đã qua rồi, còn việc gia hạn là liên quan đến lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Cục hợp tác quốc tế họp báo tham khảo ý kiến lựa chọn ứng cử viên cho danh hiệu ĐSDL năm nay |
Đến
nay, chưa có đánh giá về hai ứng cử viên đó có đạt hay không đạt. Thực
ra, mỗi người có một cái ưu điểm riêng và hạn chế riêng. Như Huỳnh Thị
Ngọc Hân rất mạnh, hồ sơ tốt, nhưng không gian hoạt động của Hân thì lại
ở Úc, đây là điểm mà mọi người phải cân đối cho hợp lý và phù hợp.
Còn cô giáo Đỗ Hồng Thuận thì cũng rất tốt, có kinh nghiệm giao lưu
thực tế, nhưng Thuận có hạn chế không phải là người của công chúng trước
đây. Mà kinh nghiệm đối với hoạt động quốc tế với tính chất người nhân
vật chính thì so với Ngọc Hân ít hơn rất nhiều.
Thực chất chưa có một đánh giá nào cụ thể. Chỉ có thông qua đánh giá
của báo chí thì Lý Nhã Kỳ là người có ưu thế, sau đó đến hoa hậu Huỳnh
Thị Ngọc Hân và thứ ba mới đến cô giáo Đỗ Hồng Thuận. Hồng Thuận đứng ở
vị trí thứ 3 là vì cô không có tên tuổi, đúng như mọi người theo dõi
phần văn hóa du lịch trước đây thì không có cái tên của Hồng Thuận. Vì
vậy, sau này khi có những sự kiện diễn ra mang tầm ảnh hưởng nhất định,
sẽ thiếu tiếng nói hơn.
Trong khi dư luận rất băn khoăn vì ứng tuyển vào vị trí đại diện
cho du lịch Việt Nam mà chỉ có 3 hồ sơ nhưng tới sát thời điểm chốt hồ
sơ, Bộ vẫn rất lạc quan. Liệu có phải Bộ đã ngắm được Lý Nhã Kỳ phù hợp,
vì thế, không quá lo lắng kêu gọi thêm ứng viên cho vị trí này?
Thực sự Bộ cởi mở với tất cả những ứng cử viên nộp hồ sơ. Vào thời
điểm trước ngày 28/2 thì phải gọi là cởi mở hết sức có thể và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất. Như Hồng Thuận đăng ký nhưng chưa đủ hồ sơ nên
Bộ vẫn dành thêm điều kiện thời gian cho cô hoàn thiện.
Thực sự đây là một công việc đòi hỏi cống hiến nhiều. Những người đủ
tiêu chuẩn đôi khi chưa dành được thời gian để làm. Còn những người khác
thì cảm thấy chưa đủ điều kiện để cống hiến. Còn một số khác thì không
có thời gian quan tâm đến việc này.
Cho nên vấn đề hồ sơ ít, hồ sơ nhiều thì Bộ phải chấp nhận như một
thực tế thôi vì thực tế nó là như vậy. Và đến hạn thì bắt buộc phải làm
như vậy thôi.
Tuyệt đối không có chuyện lựa chọn trước ai cả, bởi vì thông tin báo
chí rất quan tâm, thông tin đến cho độc giả. Nó không đơn thuần chỉ hẹp
trong phạm vi hệ thống của Bộ, mà việc này được xem xét rất kĩ trước đó
vài tháng. Sau đó, trước thời gian nộp hồ sơ 10 ngày thì thời gian đó đủ
để mọi người hoàn thiện một bộ hồ sơ. Có những khi không nhận được đủ
hồ sơ thì phải chấp nhận một thực tế ít hồ sơ như vậy.
Đến thời điểm này, gần như chắc chắn Lý Nhã Kỳ đã xin rút lui.
Theo ông, động thái bất ngờ này của vị cựu ĐSDL có ảnh hưởng thế nào tới
việc lựa chọn ĐSDL năm nay?
Đây là một công việc mang tính chất cá nhân tự nguyện, không ép buộc
ai cả. Vậy thì, nguyện vọng của cá nhân và nhất là lí do liên quan đến
sức khỏe không thể cưỡng được, đó là lí do thuyết phục nhất.
Các ứng cử viên đăng ký tham gia nhưng vì một lí do nào đó mà không tham gia được nữa thì cũng là chuyện bình thường.
Lý Nhã Kỳ đã xin rút lui, sau cô ứng cử viên Hoa hậu Huỳnh Thị Ngọc Hân là sáng giá nhất |
Việc Lý Nhã Kỳ xin rút lui, tôi thấy còn có ảnh hưởng theo chiều hướng có lợi, có nhiều người đăng ký tham gia ứng cử hơn. Thực chất có nhiều người nhìn thấy Lý Nhã Kỳ là một đối thủ rất mạnh.
Từ giờ tới tháng 6/2013, ai sẽ đảm nhận việc quảng bá du lịch Việt Nam thay Lý Nhã Kỳ, hay vị trí đó sẽ để trống cho tới khi chọn được Đại sứ du lịch mới, thưa ông?
Trước khi Lý Nhã Kỳ đảm nhận vai trò ĐSDL thì ở Việt Nam không có danh hiệu này, trong khi ở các nước thì họ có từ rất lâu nay rồi.
Trước khi có vai trò cá nhân trong việc quảng bá, thì cơ quan hệ thống của nhà nước cũng đã có nhiều đơn vị, thực hiện chức năng của việc quảng bá văn hóa, hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp, hoặc là chức năng trực tiếp, hoặc là chức năng gián tiếp.
Báo chí, những nhân vật truyền thông, những người nổi tiếng họ đều ít nhiều là những người đi quảng bá cho du lịch. Cho nên có hay chưa có ĐSDL thì việc quảng bá du lịch ra nước ngoài vẫn được thực hiện bởi bộ máy của nhà nước cũng như các cá nhân bằng công việc của mình gián tiếp thực hiện công việc đó. Chứ không phải là không có ĐSDL là không thực hiện việc quảng bá đấy.
Khi khuyết vị trí ĐSDL thì các công việc vẫn được thực hiện theo đúng kế hoạch của các cơ quan chức năng vì chúng ta có hẳn một Tổng cục du lịch. Nếu như tìm được một người có những chương trình sắc sảo thì nó sẽ được cộng thêm, còn không có nghĩa là không có.
Việc để khuyết vị trí Đại sứ du lịch Việt Nam trong 3 tháng tới sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới việc quảng bá du lịch? Nếu không ảnh hưởng gì thì tại sao cần một ĐSDL?
Việc bầu chọn ĐSDL với mục đích tốt nhất là những nhân vật của công chúng, những ảnh hưởng của họ để thu hút thêm sự quan tâm của du khách trong nước, quốc tế về du lịch. Thứ hai, là những người của công chúng và ảnh hưởng thì họ sẽ bước đầu thực hiện chủ trương lớn của nhà nước là xã hội hóa.
Họ đóng vai trò cá nhân đại diện đi vận động, nằm ngoài hệ thống của nhà nước, mối quan hệ quốc tế, những tập đoàn lớn mà họ đã có nhiều dịp tham gia và tạo được niềm tin. Bởi vì một người của công chúng không những họ làm cho nhà nước mà còn gây ảnh hưởng cho cả những tập đoàn, thực hiện xã hội hóa.
ĐSDL là một danh hiệu khá phổ biến trên thế giới, mà đất nước mình cũng có những nhân vật phù hợp thì mình cũng nên thực hiện những việc đó.
Còn nếu như khuyết vị trí này thì tất cả các công việc trong kế hoạch vẫn phải thực hiện, còn nếu có thêm những nhân tố mới thì có thể đem lại những hiệu quả mới về truyền thông, về thu hút công chúng, hoạt động quan hệ có nhiều hơn.