Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm dùng học bạ điện tử trên toàn quốc: Giáo viên nói gì?

Nhiều giáo viên đồng tính với việc sẽ thí điểm triển khai học bạ điện tử nhằm giảm thủ tục hành chính và áp lực cho giáo viên và các nhà trường.

Bộ GD&ĐT sẽ thí điểm dùng học bạ điện tử trên toàn quốc: Giáo viên nói gì?-1

Bộ GD&ĐT vừa thông tin sẽ thí điểm triển khai học bạ điện tử nhằm giảm thủ tục hành chính và áp lực cho giáo viên và các nhà trường.

TS Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT), cho hay Bộ đã có thông tư khuyến khích các nhà trường sử dụng học bạ điện tử, sổ điểm điện tử. Các trường học, địa phương cũng đã bắt tay triển khai, thậm chí có những nơi đã triển khai trong phạm vi toàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn, các trường khác tỉnh không đồng nhất.

Ông Hải cho hay, học bạ điện tử là một dạng điện tử của học bạ, có chữ ký xác thực của người và tổ chức có thẩm quyền, có giá trị pháp lý và có thể sử dụng như học bạ giấy và sử dụng trên môi trường số.

Theo ông Hải, nếu làm được học bạ điện tử sẽ mang lại lợi ích xã hội, cho nhà trường, giáo viên, học sinh rất lớn.

Vì vậy, lãnh đạo Bộ GD&ĐT chỉ đạo các vụ, cục phải thí điểm triển khai việc này. Mô hình trên toàn quốc và sau đó đánh giá chính xác kết quả mô hình sẽ có hướng dẫn, thể chế để thực hiện. Hiện nay, các vụ, cục của Bộ đang trong quá trình thực hiện.

Khi được hỏi về những dự kiến của Bộ GD&ĐT, thầy Lê Thảo, giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Nội cho rằng, sổ điểm điện tử đang thực hiện và có những thuận tiện. Với sổ điện tử, nếu học sinh cần thì giáo viên có thể xuất sang định dạng pdf và in luôn, giáo viên cũng nhàn hơn trong việc tổng kết và làm điểm.

Cô Nguyễn Ngọc Linh, giáo viên dạy môn Hóa- Sinh một trường THCS ở Hà Nội đồng tình rằng học bạ giấy đã lạc hậu, nên thay thế bằng học bạ điện tử.

Cùng quan điểm, cô Nguyễn Thị An, giáo viên môn Tin trường THPT Hoài Đức A, Hà Nội cho rằng, trường cô dạy mấy năm nay học bạ đã in từ phần mềm xuống không còn viết tay nữa, chỉ còn mục ký tên là chưa số hóa.

“Tôi thấy làm học bạ điện tử là hợp lý và tiện lợi cho giáo viên cũng như học sinh. Điều này thể hiện ở việc quản lý tập trung, tránh được gian lận điểm. Vì việc sửa điểm còn lưu vết nên không ai muốn sửa điểm”- cô An chia sẻ.

Cô An cho rằng việc học bạ điện tử sẽ khả thi. Với giáo viên ở khu vực Hà Nội thì không gặp khó gì trong việc triển khai nhưng với giáo viên vùng sâu, vùng xa thì lúc đầu có thể khó khăn vì phải sử dụng phần mềm là không tránh khỏi.

“Nhiều thầy cô có mỗi một tài khoản với mật khẩu thôi mà cũng quên. Tuy nhiên, giáo viên dùng một thời gian sẽ quen thôi”- cô An chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Thịnh, hiệu trưởng một trường THCS ở Phú Xuyên, Hà Nội cho rằng, trường cô dạy mấy năm nay học bạ đã in từ phần mềm xuống không còn viết tay nữa. Tuy nhiên, vị hiệu trưởng này cho rằng, hiện tại giáo viên vẫn cảm thấy áp lực vì có càng thêm nhiều hình thức thì càng nhiều việc.

Bà Thịnh cho rằng, trong thời gian tới nếu Bộ GD&ĐT quyết tâm làm và chuyển được sang học bạ điện tử thì việc quản lí dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, vị hiệu trưởng này cũng có những băn khoăn, trong trường hợp học sinh tốt nghiệp nhưng không đến lấy hồ sơ vì một lí do nào đó, đến khi muốn xin lại để xác minh trình độ văn hóa, hay đi làm thì nhà trường hay cơ quan nào cấp lại?

Nhiều giáo viên đều đồng ý là học bạ điện tử sẽ cởi trói nhiều công việc cho giáo viên, giúp thuận tiện hơn. Tuy nhiên, Bộ sẽ cần thời gian hoàn thiện để vận hành nhịp nhàng một hệ thống với khối lượng dữ liệu lớn trên quy mô cả nước.

Tại Nghệ An, việc dùng học bạ điện tử giúp tránh tối đa việc gian lận sửa kết quả. Cụ thể, cuối mỗi học kỳ, hệ thống được mở trong thời gian nhất định để giáo viên nhập điểm, nhận xét. Khi hệ thống khóa, nếu có sai sót, thầy cô phải thông qua hiệu trưởng, trình bày lý do, được trường xác nhận và báo cáo với cấp trên thì mới được vào để sửa lại.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://tienphong.vn/bo-gddt-se-thi-diem-dung-hoc-ba-dien-tu-tren-toan-quoc-giao-vien-noi-gi-post1576727.tpo

học bạ


Triệu phú 57 tuổi, từ bỏ hết tài sản để theo đuổi tình yêu, thân thế người phụ nữ khiến ai nấy ngỡ ngàng: Vì sao?
Mới đây, một đám cưới đơn giản nhưng hạnh phúc đã được tổ chức tại một gia đình nông dân ở tỉnh Vân Hà, Trung Quốc. Chú rể là một người đàn ông gốc Tây Ban Nha trên người khoác bộ vest hàng hiệu phối với chiếc cà vạt kiểu cách. Tuy nhiên, cô dâu lại ăn mặc vô cùng giản dị, đúng theo hình tượng của một người phụ nữ nông thôn chân chất.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.