Bộ trưởng Giáo dục kể về thời đi học, trấn an học sinh

Trong chuyến làm việc tại Hà Giang, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trực tiếp trả lời thắc mắc của học sinh và giáo viên về kỳ thi THPT quốc gia.

Trong chuyến làm việc tại Hà Giang, Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trực tiếp trả lời thắc mắc của học sinh và giáo viên về kỳ thi THPT quốc gia.

Chiều 12/5, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có buổi trò chuyện, trao đổi với giáo viên, học sinh tỉnh Hà Giang tại trường phổ thông dân tộc nội trú cấp 2, 3 huyện Yên Minh.

Nhiều cán bộ giáo dục cho rằng, những năm trước học viên giáo dục thường xuyên thi cùng với học sinh phổ thông nhưng đề thi và phòng thi riêng. Năm 2015 không còn phân biệt, đề thi là chung khiến học viên lo lắng.
Bộ trưởng Giáo dục kể về thời đi học, trấn an học sinh
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (Ảnh: HT)

Tuy vậy, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định những học sinh này hoàn toàn bình đẳng và tự tin như các bạn THPT. Bộ cũng chủ trương là tích cực phân luồng và tạo điều kiện cho các cháu học nghề.

Mặc dù điều kiện học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên chưa thuận lợi nên có thể các cháu khó khăn hơn các bạn phổ thông. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo ban đề thi phải tính toán đề thi phù hợp với tất cả đối tượng thí sinh.

“Vì vậy, các cháu học giáo dục thường xuyên yên tâm, chú trọng ôn tập, cố gắng với khả năng mình có để hoàn thành bài thi tốt nhất”, Bộ trưởng Luận khẳng định.

Tuy vậy, nhiều học sinh cho rằng đề thi mẫu Bộ ban hành thời gian trước khá khó, có những câu không có giáo viên hướng dẫn thì không thể làm được.

“Chúng cháu hy vọng có bộ đề phù hợp với học sinh từng vùng miền?”, một học sinh chia sẻ.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết đề thi năm nay có 2 mục tiêu vừa xét tốt nghiệp vừa làm căn cứ cho các trường tuyển sinh.

Những năm trước có 4 kỳ thi, xét tốt nghiệp, 2 kỳ thi đại học đề rất khó và 1 kỳ thi cao đẳng. Năm nay chỉ thi 1 lần nên sẽ có những câu rất khó.

“Nếu những cháu chỉ thi tốt nghiệp, về đi học nghề thì cũng cứ yên tâm vì đề ra vẫn đảm bảo đỗ cho các cháu có học lực trung bình. Mọi năm cần nhiều thời gian thì năm nay chỉ cần 1,5 giờ là hết những bài trung bình.

Đề sẽ không đánh đố, không bắt học thuộc lòng, như Sử sẽ không bắt nêu bắt được bao nhiêu địch, tịch thu được bao nhiêu súng... mà tăng các câu hỏi yêu cầu tư duy sáng tạo”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định.

Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng kỳ thi được tính toán để khối lượng công việc, khó khăn của học sinh, phụ huynh giảm đi, các nhà trường thì vất vả thêm.

Nguyên tắc là thầy cô cán bộ quản lý, địa phương vất vả hơn để giảm khó khăn tốn kém cho học sinh.

“Nếu năm trước các cháu thi đại học phải thi tối thiểu 2 lần: 1 lần ở quê, 1 lần ở thành phố, để thi thì có bố mẹ đưa đi, thì bây giờ chỉ thi 1 lần, xa hơn 1 chút so với thi tốt nghiệp nhưng gần hơn thi đại học”, ông Luận nói.

Trước đây làm nhiều bài thi, nay làm 1 bài trong 3 giờ. Khả năng lựa chọn của thí sinh cũng rộng hơn vì trước đây đăng ký trường trước khi thi, nay thi xong biết điểm của mình, các bạn rồi mới đăng ký xét tuyển. Thí sinh được lợi thì phụ huynh cũng bớt khó khăn.

Bài thi, mô hình đề thi gồm có 2 phần như trong đề minh hoạ, cách ra đề như Đề thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh đại học của năm ngoái.

Đề sẽ không còn học thuộc mà tăng cường khả năng sáng tạo, ghi nhớ. Như vậy không có gì khó trừ cách làm mới, nên không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, nhiều thí sinh vẫn không tự tin khi năm nay là năm đầu tiên tổ chức thi THPT quốc gia.

Để trấn an tâm lý của các em học sinh, ông Luận kể câu chuyện: “Khi ở quê ra thị xã Hà Đông thi học sinh giỏi THPT, tôi ra buổi chiều, các bác gửi ở trong nhà dân. Tối giám đốc Sở mời ra để khen thưởng một chiếc bút máy. Nhận thưởng xong tôi không biết đường về vì không biết mình ở nhà bác nào, tên là gì. Đi vòng mãi cũng không tìm ra, mấy chú công an thấy thế cho lên xe đạp, đi hỏi một vòng mới tìm về được nhà trọ”.

Bộ trưởng Luận nói thêm: “Tôi kể câu chuyện trên để thấy rằng ai cũng có những bỡ ngỡ, điều quan trọng là phải tự tin thì nhất định dành kết quả tốt”.

Theo Phạm Thịnh/VTC News


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.