Cấm thi vào lớp 6: Phụ huynh nói gì?
Lệnh cấm thi tuyển vào lớp 6 đang được bộ GD-ĐT thực hiện quyết liệt nhằm mục tiêu phổ cập THCS, giảm thiểu việc dạy thêm học thêm. Quyết định này được đông đảo người dân ủng hộ, thế nhưng nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn với những ý kiến trái chiều khác nhau.
Phấn khởi ủng hộ
Tín hiệu vui cho ngành giáo dục là cải cách trong tuyển sinh vào lớp 6 được đông đảo người dân ủng hộ, nhất là ở khu vực thành phố, nơi mà việc thi tuyển vào các trường điểm, trường chuyên hằng năm đã diễn ra rất vất vả.
Anh Hoàng Văn Phượng (Nam Từ Liêm):Tôi cực kỳ tán thành quy định mới của bộ GD |
Anh Hoàng Văn Phượng (Nam Từ Liêm) cho biết: "Tôi cực kỳ tán thành quy định mới này của bộ giáo dục. Hy vọng Bộ GD sẽ có những phương án hợp lý để chủ trương này đạt được kết quả như mong đợi, chấm dứt hẳn tình trạng dạy thêm đối với bậc tiểu học".
Chị Minh An (Cầu Giấy): Tuyển sinh vào lớp 6 theo tuyến là quá hợp lý, tránh được bệnh thành tích ở cấp tiểu học, các con cũng đỡ phải đổ xô đi học thêm hằng ngày. Nhà tôi ngay cạnh trường Lương Thế Vinh, cùng phường với trường Am, quá thích.
Anh Vũ Văn Hùng (duchungmobile69@yahoo.com.vn): Tôi ủng hộ việc cấm thi tuyển các môn văn hóa vào lớp 6 của Bộ giáo dục. Cái bệnh thành tích đã ăn sâu vào các trường điểm rồi. Thời điểm hiện nay tôi ủng hộ Xã hội hóa giáo dục chứ không ủng hộ Thị trường hóa giáo dục.
Bạn Đặng Thu Hoài (dangthuhoai14101969@gmail.com) có con đang học lớp chia sẻ: Giá như bộ Giáo dục và đào tạo có chủ trương sớm hơn. Nghĩ đến thực trạng thi cử mà thương con đến phát khóc. 1 năm đã trôi qua mà bây giờ nhớ lại vẫn thấy nhói trong tim.
Phản đối kèm lo lắng
Ngược lại với những ý kiến ủng hộ, một số độc giả tỏ ra băn khoăn rằng việc bỏ thi, chuyển sang xét tuyển liệu có phải là phương án tốt hơn? Hay không phải thi, nghe thì nhẹ nhàng nhưng sau đó lại kéo theo một loạt vấn đề.
Chị Bích Hải (Nam Từ Liêm): Xét tuyển không mang tính minh bạch |
Chị Bích Hải (Nam Từ Liêm) cho biết: "Tôi vẫn ủng hộ chủ trương thi tuyển, xét tuyển thấy tiêu chuẩn mơ hồ quá, không mang tính minh bạch, dễ có kẽ hở để phát sinh tiêu cực. Bộ nên có sự chuẩn bị kỹ từ việc xây thêm trường học, đào tạo thêm nhiều giáo viên giỏi, có tâm huyết, mức lương xứng đáng cho giáo viên rồi hãy nghĩ đến việc xét tuyển".
Có phụ huynh đưa ra dẫn chứng thực tế như chị Minh Nguyệt (Đống Đa): Trường Chuyên Hà Nội - Amsterdam chỉ lấy 200 học sinh, trong khi đó có tới hơn 4000 em đăng ký xin vào, nếu không tuyển sinh thì làm sao có thể chọn được 200 em dựa trên học bạ và điểm trên lớp (khi mà điểm số trên lớp không hề công bằng và mang tính phân loại học sinh). Đành rằng việc học thêm diễn ra phổ biến, nhà nhà cho con đi học thêm, nhưng sự thật là không phải em nào cũng học như nhau. Có em chăm hơn, học tập trung hơn thì các em có quyền được chọn trường mình muốn học chứ.
Hay như độc giả ledung1988@gmail.com nhận định: Không thi thì kiểm tra, sát hạch, khảo sát chất lượng đầu vào... Nói tóm lại các cháu tiểu học vẫn phải đi học thêm, nhà cô ôn thi vào lớp 6 của các trường điểm này vẫn đông! phụ huynh cũng vẫn phải tối tối vẫn phải đưa đưa đón con đi học.
Bạn Tú Mai (Nam Từ Liêm) cho rằng: Ờ, thì các em sẽ không thi. Còn Quý phụ huynh cứ chuẩn bị "thi tuyển" xem ai "đủ tiêu chuẩn" để con mình vào lớp 6. Sẽ có tiêu cực từ việc chuyển trường, chọn trường, mấy bác giám hiệu rồi sẽ... ấm!
Quả thật những băn khoăn của các phụ huynh kể trên là có cơ sở. Rất nhiều tiêu cực trong ngành giáo dục đã xảy ra những năm gần đây khiến cho người dân luôn có tâm lý nghi ngờ trước mỗi thay đổi.
Chấp nhận nhưng tiếc ….
Khác với 2 luồng ý kiến rõ ràng nói trên, nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 6 lại mang một tâm trạng khác, thậm chí đưa ra những đề xuất rất riêng.
Chị chị Thanh Hà, có con học lớp 5 Trường tiểu học Nam Thành Công, thì lại đầy nuối tiếc: “Tôi đã cho con luyện thi cả 3 năm nay, nếu không thi thì bao nhiêu công sức, tiền của sẽ có nguy cơ “đổ đi” vì tuyển sinh cách khác liệu có phù hợp với cách mà cháu nhà tôi vẫn học ôn bấy lâu nay?”.
Chị Thanh Vân (Thanh Trì): Thi hay không thi thì mình vẫn để con mình học thêm... |
Bạn Mai Hạnh (hanhmai2005@yahoo.com) cho rằng: Không thi cũng được thôi nhưng cần có lộ trình để tránh cho học sinh, phụ huynh cảm thấy hụt hấng. Giờ xét tuyển dựa trên học bạ thì những em hồi lớp 1, lớp 2, lớp 3 còn mải chơi, bố mẹ chưa đôn đốc nên học kém thì thật bất lợi. Hơn nữa với phương án tuyển sinh mới này thì phải đảm bảo chất lượng giáo viên cũng đồng đều như học sinh thì chúng tôi mới yên tâm được, chẳng hạn phải trộn giáo viên các trường vào với nhau rồi bốc thăm hay một cô dạy luân phiên trường nọ, trường kia …
Nguyễn Trường Nhi (truongnhihn0104@gmail.com): Bộ quyết định rồi thì theo thôi. Nhưng tôi nghĩ đã không thi tuyển thì chia ra tiểu học và trung học cơ sở làm gì, gộp lại làm một cấp cho đỡ biên chế lãnh đạo.
Chị Thanh Vân (Thanh Trì) thì tỏ ra không quan tâm đến chính sách tuyển sinh mới vào lớp 6, theo chị: “Thi hay không thi thì mình vẫn để con mình học thêm vì thứ nhất học để kiến thức vào người, thứ hai, bài ở lớp dễ quá làm con mình mất khả năng tập tư duy các vấn để khó…
Thực tế, mỗi phụ huynh đều có quan điểm và mong muốn khác nhau trước lệnh cấm thi tuyển sinh vào lớp 6 và việc đáp ứng được tất cả là điều không thể. Chỉ mong các cấp lãnh đạo nói chung và Bộ GD nói riêng sẽ có phương án chính xác và kịp thời để những cải cách mới có được kết quả như mong đợi, mang lại niềm tin cho phụ huynh và học sinh.
Ngày 17/3/2014, Thứ trưởng Giáo dục Nguyễn Vinh Hiển ký công văn gửi các Sở Giáo dục, chỉ đạo về việc không tổ chức thi tuyển vào lớp 6. Văn bản này nhắc lại chỉ thị 5105 ngày 3/11/2014 của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm đối với giáo dục tiểu học, yêu cầu "không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 6". Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ban hành ngày 18/4/2014 cũng quy định "tuyển sinh THCS theo phương thức xét tuyển". |