Chọn trường/nghề năm 2015: Phụ huynh và thí sinh đều phải “tỉnh"

Kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 đang đến gần với quy chế mới hoàn toàn. Việc chỉ tổ chức một kỳ thi THPT Quốc gia và dùng đó làm kết quả xét tuyển vào đại học được đông đảo người dân hưởng ứng vì nó có thể giảm áp lực cũng như số lần thi cử cho học sinh.

Kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 đang đến gần với quy chế mới hoàn toàn. Việc chỉ tổ chức một kỳ thi THPT Quốc gia và dùng đó làm kết quả xét tuyển vào đại học được đông đảo người dân hưởng ứng vì nó có thể giảm áp lực cũng như số lần thi cử cho học sinh.

>>
Kỳ thi Quốc gia: Hàng loạt băn khoăn chưa có lời giải đáp
>>
Mối lo "một tháng giải lao" của sĩ tử trước Kỳ thi quốc gia
>>
Có nên để con cái tự quyết định tương lai của mình?

Tuy nhiên, các em phải tìm hiểu hết sức cẩn thận, kỹ lưỡng những vấn đề liên quan để tránh lúng túng hoặc mắc lỗi trong quá trình xét tuyển. Tintuconline tổng hợp lại một số quy chế tiêu biểu của kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2015 các thí sinh cần phải nhớ:

Thi trước, chọn ngành sau nhưng không nên chủ quan

Điểm khác biệt của kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay là sau khi có kết quả thi thì mới phải đăng ký ngành, thí sinh có thời gian để cân nhắc kỹ lựa chọn của mình. Tuy nhiên cũng có thực trạng nhiều em chủ quan đợi điểm rồi mới chọn vào trường tầm điểm của mình cho dễ đỗ (không phải trường yêu thích). Cốt chỉ cần đỗ đại học, nhưng trong đầu lại không một chút tâm huyết gì với ngành nghề mình đã chọn. Điều đó sẽ tạo ra một sự lãng phí thời gian vô cùng lớn cho bản thân, gia đình và cả xã hội.

Tiến sĩ Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm TP HCM) tư vấn cho các bạn thí sinh

Theo lời khuyên của TS Trần Đình Lý (Trường ĐH Nông Lâm TP HCM): Chọn trường để vào thì dễ nhưng chọn đúng nghề mới khó. Nếu các em chọn lầm nghề thì dù  không bỏ nghề thì nghề cũng sẽ bỏ các em bất kỳ lúc nào! Ba vấn đề: nghề - ngành - trường biểu trưng cho 3 vòng tròn hướng nghiệp, theo thứ tự trước sau. Tiếp theo là phải cân nhắc nhu cầu việc làm của ngành này và các yếu tố tác động khác? Nếu xác định được sẽ có ý nghĩa đối với cả cuộc đời, lâu dài... hơn là tìm câu trả lời cho câu hỏi “chọn trường nào, ngành nào để dễ đậu?”.

Thí sinh có thể thi tối thiểu 4 môn, tối đa 8 môn

Với 4 môn bắt buộc trong đó có Toán, Văn, ngoại ngữ nên các bạn Khối D và A1 là có lợi thế nhất vì là môn sở trường, tuy nhiên cũng có nhược điểm là thí sinh nào cũng thi nên số lượng chọi khi tuyển vào các trường có thể sẽ nhiều hơn.

Thí sinh thi các khối khác phải thi thêm những môn bổ sung để lấy kết quả xét tuyển đại học. Một số phụ huynh và học sinh vì muốn có nhiều cơ hội chọn trường nên thi cả 8 môn, như vậy thì áp lực là rất nặng, các em nên cân nhắc chọn môn thế mạnh, học tốt 1 khối hơn là dàn trải.


Với 4 môn thi bắt buộc, các bạn Khối D và A1 đang có lợi thế

Được thoải mái rút - nộp hồ sơ nhưng không nên lạm dụng

Theo quy chế mới, một thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả thi, theo đó, trong nguyện vọng 1 được xét tới 4 ngành, nguyện vọng 2 nộp 3 giấy chứng nhận kết quả xét tuyển và mỗi giấy được xét tới 4 ngành, tổng cộng có 12 nguyện vọng; nguyện vọng 3 và nguyện vọng 4 tương tự như nguyện vọng 2.

Tuy nhiên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga: “Thí sinh cần lưu ý là phải hết sức cẩn thận khi đăng ký xét tuyển. Nếu cứ đăng ký thoải mái, chọn rồi bỏ không học là sẽ mất cơ hội vì khi đã trúng tuyển nguyện vọng trước mà bỏ thì không còn đủ điều kiện để xét tuyển nguyện vọng sau. Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước”.

Theo tiến sĩ Phạm Mạnh Hà - Phó trưởng khoa công tác thanh niên, học viện thanh thiếu niên Việt Nam: "Tại thời điểm này, thí sinh phải xác định  ngay được mình sẽ làm gì trong tương lai. Ngành nghề đó được đào tạo ở trường nào, năng lực bản thân đến đâu để ghi vào nguyện vọng 1 thì cơ hội đỗ mới cao. Thời gian sau này nộp nguyện vọng 2, 3 sẽ cực kỳ ngắn, nếu thí sinh cứ lăn tăn, không xác định được mục tiêu thì dễ lựa chọn bừa, để vuột mất cơ hội vào trường hoặc đi học ngành mà mình không thích.


Theo tiến sĩ Phạm Mạnh Hà: Tại thời điểm này, thí sinh phải xác định ngay được mình sẽ làm gì trong tương lai

Thí sinh thi ở cụm của Sở GD không được xét tuyển ĐH, CĐ

Theo công bố của Bộ GD, có tất cả 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì (dành cho các thí sinh nhằm hai mục đích xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ). Ngoài ra, sẽ có thêm một số cụm thi do Sở GD chủ trì dành cho các thí sinh chỉ có nguyện vọng tốt nghiệp cấp 3. Tùy theo số lượng thí sinh đăng ký mà các Sở sẽ quyết định có thành lập cụm thi này hay không và những thí sinh này chỉ thi 4 môn tối thiểu. 

Tuy nhiên 2 loại cụm thi trên đều sử dụng chung đề thi được thống nhất trên toàn quốc, chỉ có khác biệt cơ bản là nếu dự thi tại cụm thi do trường ĐH chủ trì. Thí sinh có thể sẽ phải đi xa hơn vì loại cụm thi này có ít nhất thí sinh của hai tỉnh, thành nên các em có thể không được dự thi tại tỉnh mà phải di chuyển sang tỉnh khác. Còn dự thi tại cụm địa phương, thí sinh có thể được thi tại trường phổ thông nơi các em đã học, hoặc thi tại địa điểm trên địa bàn gần nơi cư trú.

Phải dùng bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi để xét tuyển

Năm 2015 Bộ GD-ĐT yêu cầu kể cả đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 hay các nguyện vọng bổ sung sau đó, thí sinh sẽ vẫn phải nộp bản gốc.

Trường hợp không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh được dùng ba bản chính giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển các nguyện vọng bổ sung để đăng ký. Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép thí sinh đăng ký tối đa bốn ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển.

Không phải trường ĐH nào cũng xét tuyển

Các thí sinh cần hết sức lưu ý, nếu các em quan tâm và có ý định chọn trường nào thì cần tìm hiểu kỹ về quy chế tuyển sinh vào trường đó. Thực tế không phải trường nào cũng xét tuyển dựa trên điểm thi THPT Quốc gia.

Em Trần Thu Hương (giữa), học sinh trường THCS Trần Phú Hà Nội: Em muốn thi vào ĐHQG nhưng bài kiểm tra đánh giá năng lực thì chắc em không vượt nổi nhiều bạn nên bây giờ em cứ cố học đều những môn thi thôi...

Ví dụ: ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức thi riêng, kết quả thi chỉ được xét vào trường mà không có giá trị xét tuyển sang trường khác. Tuy nhiên ĐHQG Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào hai đợt tháng 5, tháng 8, hoàn toàn không trùng với đợt thi của kỳ thi THPT quốc gia.

Ngoài ra, kết quả thi vào ĐHQG Hà Nội sẽ có giá trị bảo lưu trong hai năm, thí sinh thi năm nay vẫn có thể nhập học vào năm sau nếu đủ điểm trúng tuyển.

KA (tổng hợp)/VietNamnet


Bình luận