Hài kịch thi... giáo viên giỏi!

Thi GV giỏi cấp trường thì đơn giản. Với tinh thần tương trợ vì đồng nghiệp và thương GV, BGH – nhất là Hiệu trưởng nhà trường đã chủ trương đồng ý cho 100% GV đều được giải - từ giải cao đến giải thấp nhất.

Thi GV giỏi cấp trường thì đơn giản. Với tinh thần tương trợ vì đồng nghiệp và thương GV, BGH – nhất là Hiệu trưởng nhà trường đã chủ trương đồng ý cho 100% GV đều được giải - từ giải cao đến giải thấp nhất.

giáo viên, thi giáo viên giỏi, hài
Ảnh minh họa

Ở trường thì nhất mẹ nhìn con, nói theo kiểu các cụ, có nghĩa là ai cũng có năng lực, từ sếp đến quân... Tuy nhiên, khi lựa chọn các GV của trường thi GV giỏi cấp Huyện... thì tất cả đều mướt mồ hôi vì sợ hãi.

Thông thường thi giảng thì ai cũng cố gắng dạy sao cho trúng vấn đề, đó là tiêu chuẩn đầu tiên. Nếu trúng vấn đề, thì cần phải hay hơn nữa. Nhưng sự đời, dạy học cũng là bộ môn nghệ thuật nữa, có nghĩa là cũng bài giảng ấy, nhưng số người dạy hay không nhiều. Vì GV họ có khoa nói, có phương pháp giảng bài độc đáo, riêng biệt, có sở trường, tài năng đặc biệt để hấp dẫn học sinh và tự làm mới mình trong mỗi giờ giảng. Còn đa phần, nhiều GV dạy trên lớp chỉ đúng mà không hay. Thôi đành ru lòng mình vậy... Đúng là quý rồi...

Năm nay, số GV đi thi GV giỏi cấp Huyện được chọn lọc từ những tiêu chí như mọi năm, nhưng có cái mới là số anh chị em GV dạy giỏi cấp trường, đã được sắc phong danh hiệu, chưa dự thi GV giỏi lần nào thì được đi thi GV giỏi trên Huyện.

Thế là trong trường, dẫn đến các màn hài kịch là hầu hết số anh chị em GV này đọc, soạn giáo án, đóng cửa ở nhà, lầm rầm đọc thuộc giáo án, căn giờ lên lớp đủ 45 phút. Sau đó, tự mình làm cuộc hỏi vấn đáp HS... cứ như chưa bao giờ lên lớp vậy.

Đặc biệt, trong đợt thi này có thi kèm GV chủ nhiệm giỏi. GV sẽ phải kể về một tình huống GD mà mình đã trải qua, tình huống phải thật, nhưng hay. Khi BGK ở cuối lớp theo dõi các cô kể về tình huống làm GV chủ nhiệm của mình, điều bắt buộc, như luật bất thành văn hơn nữa là ít nhiều các cô phải lấy đi một chút nước mắt của BGK. Có nghĩa là yếu tố xúc động, thương cảm, đi kèm sự cao cả nhân hậu và không bỏ qua sự bi thương thì càng tốt, sẽ khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn....

H, một GV chủ nhiệm lớp 7 than thở:

- Từ ngày em dạy ở đây, chẳng gặp tình huống nào xúc động cả... Làm thế nào bây giờ?

Tuy nhiên, kể về tình huống GD là tiên quyết trong những điều kiện của cuộc thi đặt ra. Các cô lập tức lướt trên các báo, nhờ đồng nghiệp kể chuyện để nghe, rồi hóa thân vào chính tình huống tưởng như có thật ấy. Vấn đề là cần lâm ly và ngắt quãng khi kể, lên bổng xuống trầm theo tình tiết câu chuyện... Điều quan trọng là phải cho BGK tin đó là câu chuyện của chính mình...

Tôi biết rằng ở mỗi kỳ thi GV giỏi, dẫu là thường kỳ chăng nữa, cũng tác động đến thời gian công sức của các GV nọ.

Để vượt qua chính mình bằng những danh hiệu này nọ, các GV đã nhiều lúc nản chí, bởi sức chỉ đến vậy. Nhưng là câu chuyện phấn đấu, có dính dáng ít nhiều đến thương hiệu và uy tín của trường... nên các cô cứ nhất thiết phải rinh giải về cho trường...

Chính vì vậy mới sinh ra chuyện... tập lại cách dạy mới, hóa thân vào câu chuyện của người khác, và hư cấu thành câu chuyện chính mình... Cốt sao câu chuyện thật lâm ly, thuyết phục được BGK là tốt. Đừng quá kém là được...

Phần còn lại là việc của BGH trường...

Vì vậy, câu chuyện thi thố chuyên môn hay GVCN để đạt cho được danh hiệu cũng là câu chuyện muôn đời, nói không bao giờ hết ở nhiều trường PT hiện nay...

Theo Giáo Dục Thời Đại


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.