Liêp tiếp các vụ án học sinh giết người: Vấn đề nguy kịch của xã hội

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất phân tích nguyên nhân dẫn đến thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ án mạng mà hung thủ là học sinh.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất phân tích nguyên nhân dẫn đến thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ án mạng mà hung thủ là học sinh. 


Theo thông tin được đăng tải trên các tờ báo thì chỉ tính từ đầu năm 2015 tới nay, trên địa bàn cả nước đã xảy ra ít nhất 11 vụ án mạng mà hung thủ và nạn nhân là các học sinh cấp 2, cấp 3. Trong đó, 1 tuần đầu tháng 5 đã xảy ra 2 vụ. Rất nhiều vụ án xảy ra ngay trong khuôn viên và trước cổng trường học.

Chỉ vì tức nhau câu nói, một cái nhìn, chê nhau kiểu tóc lạ… là những “sát thủ” nhí sẵn sàng rút dao đâm chết bạn học. Nghiêm trọng hơn, có không ít vụ trọng án với những tình tiết dã man, gây chấn động dư luận.

Điển hình, ngày 3/5 vừa qua, tại thôn Dương Ô - phường Phong Khê - TP Bắc Ninh đã xảy ra vụ án mạng khiến em Nguyễn Thị H., SN 1999, học sinh lớp 9 trường THCS Phong Khê tử vong. Hung thủ được xách định là Nguyễn Hoàng Long, bạn học cùng lớp với H. 

Liêp tiếp các vụ án học sinh giết người: Vấn đề nguy kịch của xã hội
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất 
Khủng khiếp hơn, khi gây án xong, hung thủ tìm cách xoá dấu vết bằng cách kéo xác nạn nhân xuống bờ ao, rồi lấy chiếc xe đạp điện của nạn nhân bỏ trốn khỏi hiện trường. 

Trước đó, hồi tháng 1, dư luận đã hết sức bàng hoàng trước vụ án mà nghệ sĩ Đỗ Linh đã bị giết hại dã man bằng dao tại một căn nhà trên đường Hưng Phú, phường 10, quận 8, TP Hồ Chí Minh. Hung thủ giết hại người nghệ sĩ này là một cậu học sinh mới 15 tuổi, đó chính là Nguyễn Công Bảo, ở phường 1, quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Có thể nói, số lượng các vụ án mạng liên quan đến lứa tuổi học sinh đang xảy ra ngày một nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân khiến những nam sinh này sát thủ giết người không chút ghê tay? 

Liên quan đến vấn đề này, VTC News đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất - Giám đốc Công ty tâm lý An Việt Sơn.

Ông Chất nhận định, ở thời điểm bùng nổ internet, mạng xã hội, sự phổ biến của máy tính, điện thoại hiện nay… giúp cho các học sinh dễ dàng tìm kiếm những kiến thức bổ ích. Nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi, bởi trong các môi trường này đầy rẫy những thông tin, trò chơi, phim ảnh bạo lực, trái thuần phong mỹ tục… 

- Thưa ông, gần đây liên tiếp xảy ra các vụ án mạng mà hung thủ là học sinh cấp 2, cấp 3, ông có suy nghĩ gì về điều này?

Đúng là trong khoảng 1 – 2 năm trở lại đây, số vụ án do các nam sinh gây ra có xu hướng gia tăng. Trong đó có cả các vụ trọng án như giết người, cướp của chứ không chỉ những vụ án bình thường. Chỉ vì những ý do rất vớ vẩn học sinh cũng có thể giết nhau.

Bên cạnh đó, tình trạng nữ học sinh đánh lộn, túm tóc, xé quần áo, chửi nhau… cũng xảy ra rất nhiều.

Đó thực sự là điều đáng buồn, là lời cảnh báo cho mỗi gia đình và toàn xã hội trong việc nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ mầm non của đất nước. 
Liêp tiếp các vụ án học sinh giết người: Vấn đề nguy kịch của xã hội
Hiện trường vụ 2 học sinh ẩu đã khiến 1 người chết hôm 12/1 trước cổng Trường THCS Đan Phượng, thôn Đoàn Kết, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. 
Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng phổ biến, chiếm số đông trong xã hội. Chúng ta không nên coi đó là một biểu hiện của sự suy thoái đạo đức của một thế hệ, hay coi đó là một vấn đề nguy kịch của xã hội hiện đại.

Bên cạnh việc đáng trách, bản thân tôi thấy các học sinh gây án cũng rất đáng thương. Các em phạm tội thì sẽ bị pháp luật xử lý, đó là một điều thiệt thòi cho chính các em. Ở lứa tuổi này, các em chưa thể nhận thức toàn diện về hành vi cũng như hậu quả của hành vi do mình gây ra. 

- Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến các học sinh “dễ dàng” rút dao đâm chết người khác, thậm chí đó là bạn học của mình?

Có nhiều nguyên nhân khiến các học sinh đánh lộn, thậm chí là giết người. Trước hết, về mặt trực tiếp thì có thể các em nổi nóng, ức chế vì một câu nói, sự trêu đùa của bạn bè… 

Tuy nhiên, trong các vụ án, đặc biệt các vụ trọng án do học sinh gây ra phần lớn vì các em này không được giáo dục, dạy bảo tốt từ lúc sinh ra, tới khi gây án. Như tôi đã nói, các em chưa nhận thức được hành vi và hậu quả có thể xảy ra. Lỗi ở đây một phần cũng do người lớn, do tác động của môi trường sống thiếu lành mạnh.

Tính cách của một học sinh chịu ảnh hưởng bởi 3 môi trường giáo dục cơ bản là trong xã hội, gia đình và nhà trường. Cả 3 môi trường này hiện nay đều có những vấn đề chưa thực sự ổn.

Trước hết, ở thời điểm bùng nổ internet, mạng xã hội, sự phổ biến của máy tính, điện thoại hiện nay… giúp cho các học sinh dễ dàng tìm kiếm những kiến thức bổ ích. Nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi, bởi trong các môi trường này đầy rẫy những thông tin, trò chơi, phim ảnh bạo lực, trái thuần phong mỹ tục…


Thực tế hiện nay, rất nhiều học sinh “nghiện” game bạo lực. Thậm chí, ngay từ nhỏ, các cháu đã được tiếp xúc và thích thú với những đồ chơi mang tính bạo lực cao như dao kiếm nhựa, súng nhựa…

Ở lứa tuổi vị thành niên, các học sinh nhận thông tin nhưng chưa biết lựa chọn, xử lý thông tin, chưa biết thông tin nào là đúng, cần thiết cho cuộc sống của mình. Chính vì thế, một khi đã tiếp nhận quá nhiều những thông tin bạo lực, các em sẽ có xu hướng hành động giống như vậy. 

 

Liêp tiếp các vụ án học sinh giết người: Vấn đề nguy kịch của xã hộiỞ thời điểm bùng nổ internet, mạng xã hội, sự phổ biến của máy tính, điện thoại hiện nay… giúp cho các học sinh dễ dàng tìm kiếm những kiến thức bổ ích, nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi.Liêp tiếp các vụ án học sinh giết người: Vấn đề nguy kịch của xã hội
Ông Nguyễn An Chất
 
Từ đó, khi gặp điều gì trái với ý muốn xảy ra trong cuộc sống, một số học sinh sẽ có xu hướng nổi nóng, hành động tức thời theo bản năng mà không hề suy nghĩ tới hậu quá. Hành động bản năng đó chính là đánh nhau, giết người…

Có thể nói, một số học sinh hiện nay có nhiều hành vi sai trái bởi các em đã sống trong một môi trường không tốt. Bản thân một đứa trẻ từ khi sinh ra như một tờ giấy trắng.

Nếu bị môi trường tác động tới bản thân như thế nào thì các em có xu hướng đối xử với người khác như vậy. 

Ở tuổi vị thành niên, các em luôn muốn khẳng định cá tính, muốn gây sự chú ý, muốn nổi trội hơn người khác… Nếu thiếu sân chơi lành mạnh, không có sự quan tâm, cảm thông của gia đình, nhà trường thì các em dễ dàng sa ngã vào những mặt trái của xã hội. 

Bên cạnh đó, học sinh không may mắn có bố mẹ ly hôn hoặc qua đời, các em thiếu thốn tình cảm và sự dạy bảo của gia đình cũng dễ hình thành tâm lý xấu và dẫn đến có vi phạm pháp luật.

- Theo ông thì nhà trường có trách nhiệm thế nào khi học sinh của họ giết người?

Nhà trường, nơi có học sinh vi phạm pháp luật có trách nhiệm rất lớn và cần phải xem lại cách thức quản lý và giáo dục học sinh của mình. Bởi học sinh của họ đem dao tới trường, gây án ngay tại nhà trường mà nhà trường không kịp thời phát hiện để có biện pháp ngăn chặn. 

Nếu nhà trường tạo môi trường, sân chơi lành mạnh cho học sinh, thầy cô giáo luôn cởi mở, giúp đỡ, chia sẻ với học sinh trước bất cứ vấn đề gì thì có thể học sinh của họ sẽ nhờ tới sự can thiện của nhà trường khi các em cần giúp đỡ.

Ngược lại, khi tạo cho học sinh tâm lý lo sợ thì các em sẽ có xu hướng tự xử lý khi có mâu thuẫn xảy ra ngay tại trường học mà không muốn sự can thiệp của nhà trường. 

- Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và 30/4 vừa qua, trên cả nước có hàng nghìn người nhập viện do đánh nhau, liệu điều này có ảnh hưởng tới trẻ em?

Số người nhập viện do đánh nhau nhiều sau mỗi dịp nghỉ lễ, Tết cho thấy nếp sống, văn hóa ứng xử quá kém của một bộ phận người dân. 

Trẻ em có hành động sai trái một phần cũng là do lỗi của người lớn. Người lớn mà như vậy thì làm sao dạy bảo được trẻ em? Hết các trò chơi, phim ảnh bạo lực, giờ đây người lớn cũng đánh nhau thì trẻ em biết học hỏi cái gì?

- Theo ông, làm sao để hạn chế các vụ án mạng thương tâm do học sinh gây ra? 

Rất nhiều gia đình hiện nay lại coi trọng đồng tiền quá mức mà không có thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Tôi khuyên các bậc phụ huynh nên giành nhiều thời gian hơn cho con cái.

Hãy động viên, trang bị cho con những kiến thức cơ bản về cuộc sống. Chẳng hạn, khi gặp vấn đề bức xúc, cần phải biết kìm chế bản thân, nhờ sự tư vấn, can thiệp của nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng. 

Gia đình, nhà trường hãy dạy dỗ thế hệ trẻ bằng sự yêu thương, chia sẻ chứ không phải bằng những lời mắng mỏ hay bằng roi vọt, bạo lực. 

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong cách lĩnh vực liên quan đến việc giáo dục trẻ em, thiếu niên cần phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình. Toàn xã hội cần phải tạo môi trường lành mạnh cho các em. 

Một vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay, đó là tình trạng đồ chơi trẻ em và các quán internet với các trò chơi điện tử mang tính bạo lực xuất hiện tràn lan ở khắp nơi. 

Là người nghiên cứu tâm lý, chúng tôi nhận thấy những đồ chơi, trò chơi này có tác động cực kỳ xấu tới sự hình thành nhân cách các em. Tuy nhiên, các nhà quản lý có thể không nhận thức rõ điều này. 

Tôi kiến nghị cần phải tiến hành rà soát, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Phải sử dụng các biện phạm mạnh tay hơn, kiên quyết loại bỏ đồ chơi, các game mang tính bạo lực ra khỏi đời sống xã hội.


Theo Minh Quyết
VTC new



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.