- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Ngã ngửa" 5 món "đồ chơi thông minh" lại hại trí não trẻ
Hầu như gia đình Việt nào cũng sở hữu một hoặc một vài món đồ chơi này.
Hầu như gia đình Việt nào cũng sở hữu một hoặc một vài món đồ chơi này.
Tốn tiền nhưng không phải đồ chơi giáo dục sớm nào cũng thực sự tốt cho trẻ mầm non.
Tầm quan trọng của giáo dục sớm dần dần được thể hiện rõ. Bằng chứng là ngày càng có nhiều phụ huynh bắt đầu tập trung vào các sản phẩm giáo dục sớm. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều bất cập. Thị trường đồ chơi giáo dục có quá nhiều sự lựa chọn cũng khiến cha mẹ khó chọn lựa. Và liệu có phải càng mua nhiều đồ chơi thông minh thì con sẽ thông minh hay không?
Trang Sina (Trung Quốc) đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia giáo dục và nhờ họ gạch ra 5 loại đồ chơi giáo dục sớm tưởng tốt nhưng nguy hại cho việc phát triển trí não trẻ.
1. Sách tranh tô màu
Tác hại: Hạn chế trí tưởng tượng trẻ em
Những quyển sách tô màu dạng in sẵn tranh đen trắng để trẻ lấy bút màu tô đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại cho rằng việc tô những bức tranh đen trắng này lại làm bó buộc trí tưởng tượng của trẻ khi đã vẽ sẵn lên khung, khiến trẻ lười biếng trong suy nghĩ, lười biếng trong quan sát sự vật xung quanh.
Nếu muốn con thực sự phát triển trí não, mẹ nên đưa bé một tờ giấy trắng.
2. Sách nối hình
Tác hại: Hình thành lối tư duy bó buộc
Nội dung của những cuốn sách thường (ví dụ) là cho trẻ em vài hình các con động vật nhỏ và nối với các hình thức ăn cho loài động vật ấy.
Rõ ràng, mục đích của việc này là để làm cho trẻ hiểu được thói quen của động vật. Đây là một cách "truyền dạy tư tưởng trong giáo dục." Tuy nhiên những kiến thức này sẽ như "nhồi sọ" - một kiểu giáo dục phương Tây không hề thích bởi chúng tạo ra những thế hệ trẻ em máy móc thụ động.
Nếu muốn con trẻ hiểu được thói quen của động vật, cha mẹ nên cho trẻ em có thể được trực tiếp nuôi động vật nhỏ hoặc đi đến sở thú, trong quá trình nuôi hay đi thăm sở thú, tự các em sẽ khám phá ra chúng thích ăn gì. Các làm này đương nhiên hiệu quả hơn so với ngồi nhà và ép buộc trẻ nối hình trên những trang giấy?
3. Máy học Tiếng Anh cho trẻ em
Những chiếc máy học Tiếng Anh này có nhiều bộ thẻ, nội dung chủ yếu là các nhu yếu phẩm hàng ngày, màu sắc, hoa quả và động vật... Khi trẻ ấn vào một hình nào, máy tính sẽ phát ra âm thanh, là phát âm Tiếng Anh của từ đó. Ngoài ra, một số máy còn có chức năng kiểm tra. Chẳng hạn như hỏi trẻ từ "màu đỏ" Tiếng Anh viết thế nào? Trẻ em phải chỉ được đúng hoặc nếu sai máy sẽ báo.
Những chiếc máy này có thể giúp trẻ một phần trong việc làm quen với Tiếng Anh, nhưng cũng gây hại cho trẻ. Ngôn ngữ cần phải được hình thành trong một môi trường thực. Việc chỉ tiếp xúc với một cái máy sẽ không thể tạo được hứng thú cũng như hiệu quả học tập cho trẻ. Chỉ nghe một cái máy phát âm tiếng anh, đó là việc tiếp nhận một chiều, không khơi gợi cho trẻ hứng thú nói - một việc rất quan trọng khi dạy ngôn ngữ. Ngoài ra, nó cũng khiến các em không có được sự tự tin khi giao tiếp ngoài đời thực.
4. Máy kể chuyện
Với thiết kế khá bắt mắt, bao gồm nhiều màu sắc sặc sỡ và các chức năng đa dạng như: Phát nhạc, kể truyện cổ tích, truyện dân gian, đọc thơ, nhạc ru, dạy trẻ đánh vần… các loại đồ chơi như có tên gọi chung là máy kể chuyện… được gọi là đồ chơi thông minh đang hấp dẫn nhiều bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ.
Tuy nhiên nội dung bên trong của các loại máy kể chuyện này lại thường rất hạn chế, chỉ quanh quẩn 4,5 bài hát, câu chuyện được tổng hợp từ các nguồn trôi nổi trên mạng. Thậm chí nhiều gia đình còn gặp phải trường hợp máy kể chuyện trẻ em "nói bậy", hay kể các câu chuyện tục tĩu, bạo lực, không phù hợp với trẻ nhỏ.
Nếu muốn con được nghe các câu chuyện cổ tích, các bài thơ hay để làm phong phú vón từ, phát triển trí não, cha mẹ nên mua sách và tự đọc cho con nghe. Giọng đọc của cha mẹ bao giờ cũng tốt và an toàn hơn một chiếc máy vô tri.
5. Đất nặn
Đất nặn là đồ chơi giúp trẻ phát triển trí não, tư duy rất tốt. Tuy nhiên mới đây, Tổng cục Kiểm tra đo lường chất lượng quốc gia Trung Quốc vừa tổ chức đợt thanh tra quy mô lớn đánh giá mức độ nguy hại của đồ chơi.
Qua kiểm tra 100 mẫu đất sét nặn đang bán trên thị trường, cơ quan chức năng phát hiện 63 mẫu chứa hàm lượng chất có hại tương đối cao như nguyên tố kim loại có thể di chuyển, chất bảo quản, aromatic amine, chất hữu cơ TVOC.
Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với sản phẩm này, các chất độc hại sẽ đi vào cơ thể thông qua hệ hô hấp, da, khoang miệng gây kích ứng da hoặc tổn hại đến hệ thần kinh, khí quản…
Cũng theo các nhà nghiên cứu, một số loại đất sét còn chứa hàm lượng boron quá cao, khoảng 3.884mg/kg. Boron là một loại muối của axít boric, thường xuất hiện dưới dạng chất bột trắng và dễ hòa tan trong nước. Nó được dùng làm chất tẩy rửa, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, chất hãm lửa, một thành phần trong gốm sứ…
Nuốt phải hoặc tiếp xúc với hàm lượng boron quá lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là làm tổn hại hệ thống sinh sản.
Nếu muốn con chơi đất nặn, cha mẹ lưu ý nên chọn loại đất nặn an toàn hoặc có thể tự làm đất nặn cho bé từ thực phẩm tại đây.
-
Giáo dục14 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục19 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục21 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.